Nhận vũ khí hạng nặng từ Mỹ, Ba Lan trở thành cực đối đầu Nato-Nga?

VOV.VN - Nga tuyên bố việc Mỹ và Ba Lan bắt tay triển khai vũ khí sẽ là hành vi khiêu khích nhất của Lầu Năm Góc và NATO kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

Mỹ- Ba Lan “rục rịch” chuẩn bị triển khai vũ khí?

Tờ Guardian (Anh) đưa tin,  ngày 14/6, Bộ Quốc phòng Ba Lan thông báo Washington và Warsaw đang thương lượng về việc triển khai lâu dài xe tăng chiến đấu và các vũ khí hạng nặng khác của Mỹ tại Ba Lan và các nước khác trong khu vực. 

Nỗ lực này là một phần trong các kế hoạch của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phát triển các lực lượng "Xung kích" triển khai nhanh nhằm ngăn chặn âm mưu gây bất ổn các nước thuộc khối Xôviết cũ hiện gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU). 

Xe tăng của quân đội Mỹ tham gia tập trận tại Latvia Ảnh: USA Today.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak cho biết, các cuộc thảo luận về vấn đề này đã được tiến hành tại Lầu Năm Góc hồi tháng trước. Ông Tomasz Siemoniak khẳng định, động thái trên sẽ tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Ba Lan và khu vực.

“Từ lâu, chúng tôi đã muốn có sự hiện diện quân sự tối đa của quân đội Mỹ tại Ba Lan nói riêng và toàn bộ sườn phía đông của NATO nói chung”, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan nói.

Cùng ngày, Warsaw cũng cho biết quyết định về việc cho phép Mỹ triển khai vũ khí hạng nặng tại Ba Lan sẽ sớm được đưa ra.

Trước đó một ngày, Tờ New York Times thông tin, Lầu Năm Góc đã “sẵn sàng” chuyển các vũ khí hạng nặng tới cho 5.000 binh sỹ Mỹ đồn trú tại một số quốc gia Đông Âu và Baltic nhằm răn đe Nga.

Tờ báo này viết: “Những vũ khí được đề xuất triển khai sẵn này sẽ được đặt tại các căn cứ của đồng minh và đủ để trang bị cho một lữ đoàn từ 3.000-5.000 quân. Chúng tương tự với số vũ khí mà Mỹ đã duy trì tại Kuwait trong hơn 10 năm sau khi Iraq xâm lược nước này năm 1990.”

Nếu đề xuất triển khai vũ khí giữa Mỹ và Ba Lan thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên kể sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ triển khai trang thiết bị vũ khí hạng nặng, trong đó có cả xe tăng và xe chiến đấu bộ binh, tại lãnh thổ một thành viên mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Được biết, Ba Lan từng là một trong những nước từng nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga trong không gian Xôviết. Ba Lan có chung đường biên giới với cả Nga và Ukraine.

Việc Mỹ triển khai vũ khí hạng nặng ở Ba Lan là một mối nguy thực sự đối với an ninh biên giới Nga, hẳn nhiên Nga sẽ không bao giờ khoanh tay ngồi yên xem diễn biến của việc “bắt tay hợp tác” này.

“Nga sẽ chĩa các tên lửa đến những nơi triển khai vũ khí ở Ba Lan”

Ngày 15/6, phía Nga đã lên tiếng phản pháo trước thông tin nói trên đồng thời khẳng định sẽ đáp trả bằng cách tăng cường lực lượng của mình tại khu vực biên giới nước này.

“Nếu vũ khí hạng nặng của Mỹ, bao gồm xe tăng, pháo và các loại vũ khí khác xuất hiện tại Đông Âu và Baltic, đây sẽ là hành vi khiêu khích nhất của Lầu Năm Góc và NATO kể từ thời Chiến tranh Lạnh”, Tướng Yuri Yakubov của Nga nhấn mạnh.

“Như vậy, Nga sẽ không còn lựa chọn nào khác là tăng cường lực lượng của mình tại mặt trận chiến lược ở miền Tây nước này”, ông Yakubov nói thêm.

Tướng Yakubov cho biết, hành động đáp trả của Nga sẽ bao gồm việc đẩy nhanh quá trình đưa tên lửa Iskander đến khu vực Kaliningrad, giáp biên giới Ba Lan và Litva cũng như tăng cường binh lực của Nga tại Belarus. 

Hệ thống tên lửa có độ chính xác cao Iskander của Nga. (RIA Novosti)

“Chúng tôi hoàn toàn rảnh tay để thực thi các bước đi cần thiết để tăng cường an ninh phía Tây của mình”, ông Yakubov nói. Lý giải cho điều này, ông Yakubov cho biết, Nga đã rút hoàn toàn ra khỏi Hiệp ước Lực lượng Thông thường ở Châu Âu (CFE Treaty). Điều này đồng nghĩa với việc không có gì ràng buộc, hạn chế Nga khỏi việc triển khai vũ khí đến Quân khu phía Tây nước này.

Bộ Ngoại giao Nga cũng ra tuyên bố nhấn mạnh: “Chúng tôi tin rằng lý trí sẽ chiến thắng và châu Âu sẽ không sa vào một cuộc đối đầu quân sự mới có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng”.

Ria Novosti dẫn lời ông Aleksey Fenenko, một chuyên gia thuộc Viện Các Vấn đề An ninh Quốc tế cho biết, việc Mỹ triển khai vũ khí hạng nặng đến biên giới Nga sẽ đi ngược lại Dự luật Nga-NATO.  

Theo ông Aleksey Fenenko, dự luật này quy định liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương không được phép triển khai một số lượng binh lính đáng kể đến lãnh thổ của các nước thành viên NATO mới nằm sát Nga.

Ông Fenenko tin rằng Nga không thể đưa ra được một câu trả lời ngoại giao thích hợp cho bước đi trên, vì thế biện pháp đáp trả chắc chắn sẽ mang bản chất quân sự. “Nga sẽ chĩa các tên lửa tấn công tầm ngắn vào những vị trí đóng quân, triển khai vũ khí của NATO ở Ba Lan”, ông Fenenko cho biết thêm. 

Triển khai vũ khí ở Ba Lan là đi ngược lại lợi ích khu vực

Bình luận về việc Ba Lan đàm phán với Mỹ để đưa vũ khí hạng nặng đến đặt trên đất Ba Lan, Phó Đô đốc, chính trị gia Ba Lan Marek Toczek đã thẳng thắn cho biết, một động thái như vậy sẽ không làm tăng được an ninh quốc gia cho Ba Lan mà chỉ khiến tình hình căng thẳng giữa NATO và Nga thêm leo thang. 

“Đây là một bước tiếp theo nữa khiến tình hình căng thẳng thêm nghiêm trọng. Điều đó có thể dẫn đến một thảm kịch lớn. Bước đi này chẳng có ích gì cho việc khôi phục các mối quan hệ”, vị cựu quan chức của Hải quân Ba Lan nhận định với Sputnik  News. 

"Tôi không thấy có bất kỳ hành động cụ thể nào về phía Nga hay các nước khác ở phía đông Ba Lan muốn ủng hộ cho một bước đi như thế. Theo quan điểm của tôi, kiểu hành động này chỉ tạo nền tảng cho một sự leo thang, thông qua những hành động tương tự từ phía bên kia. Tôi tin rằng, bước đi này sẽ đi ngược lại lợi ích của Ba Lan và các nước khác trong khu vực", ông Toczek cho biết. 

Nhắc đến phát biểu của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đưa ra hồi đầu tháng này rằng NATO không gây ra mối đe doạ trực tiếp cho Nga, ông Toczek nhấn mạnh, ông “không hiểu tại sao các chính khách lại đưa ra những phát biểu mâu thuẫn nhau đến như vậy”. 

Máy bay của NATO tập trận trên bầu trời vùng Baltic hôm 20/11/2014 (ảnh: Reuters)

Ông Toczeck nhấn mạnh rằng một quyết định như vậy sẽ “chẳng giúp gì cho việc tìm kiếm một giải pháp mang tính xây dựng cho chuyện đang tồn tại ở Ukraine. Nếu chúng ta tập trung vào mối đe doạ “tưởng tượng” từ Nga trong mối quan hệ với Ba Lan và các nước khác trong khu vực, chúng ta chỉ có thể khiến căng thẳng leo thang và đây là điều không có lợi cho người dân Ba Lan và khu vực”. 

Trả lời trong cuộc phỏng vấn với RT, ông Jan Oberg, Giám đốc Quỹ Nghiên cứu Hòa bình và Tương lai xuyên quốc gia cho rằng các nhà lãnh đạo hiện nay của phương Tây không biết cách giải quyết xung đột, xây dựng lòng tin và những điều mà các nhà ngoại giao kì cựu đã làm được trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Theo ông, kế hoạch Mỹ triển khai vũ khí hạng nặng tới Đông Âu có thể hiểu như một sự chuẩn bị cho chiến tranh trong tương lai. Ông nhấn mạnh thêm, người dân của các nước phương Tây không muốn lãnh đạo của họ chi tiền thuế cho "những món đồ chơi có thể làm suy yếu an ninh của họ".

Đây không phải là lần đầu tiên Ba Lan “chọc giận” Nga mà đã nhiều lần Warsaw “khiêu khích” Moscow bằng những tuyên bố có lập trường thân phương Tây.  

Thời gian gần đây, sau khi gia nhập NATO, Ba Lan luôn thể hiện thái độ đối đầu với Nga và liên tục cáo buộc Nga là bên liên quan đến tình hình bất ổn ở Kiev, đồng thời, cũng thường xuyên kêu gọi phương Tây trừng phạt Nga.

Có thể nói, trong thời gian qua, Ba Lan đã thể hiện quan điểm hiếu chiến hơn nhiều quốc gia Châu Âu khác trong việc phản ứng thế nào với cái gọi là “sự can thiệp” của Nga vào Ukraine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phương Tây bất lực xoay chuyển Nga, Ukraine 'bí' hóa liều
Phương Tây bất lực xoay chuyển Nga, Ukraine 'bí' hóa liều

VOV.VN -Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm 5/6 thừa nhận phương Tây thất bại trong các biện pháp trừng phạt Nga khi không xoay chuyển được hành động của ông Putin.

Phương Tây bất lực xoay chuyển Nga, Ukraine 'bí' hóa liều

Phương Tây bất lực xoay chuyển Nga, Ukraine 'bí' hóa liều

VOV.VN -Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm 5/6 thừa nhận phương Tây thất bại trong các biện pháp trừng phạt Nga khi không xoay chuyển được hành động của ông Putin.

Nội bộ các nước NATO đang “sợ” Nga?
Nội bộ các nước NATO đang “sợ” Nga?

VOV.VN -Nghịch lý đang xảy ra trong nội bộ NATO, ngoài việc lớn tiếng đe dọa vũ lực đối với Nga, một số sẽ “bỏ mặc” đồng minh nếu bị Nga tấn công.

Nội bộ các nước NATO đang “sợ” Nga?

Nội bộ các nước NATO đang “sợ” Nga?

VOV.VN -Nghịch lý đang xảy ra trong nội bộ NATO, ngoài việc lớn tiếng đe dọa vũ lực đối với Nga, một số sẽ “bỏ mặc” đồng minh nếu bị Nga tấn công.

Ukraine đang hứng trọn sức ép mà Mỹ và phương Tây dồn nén vào Nga?
Ukraine đang hứng trọn sức ép mà Mỹ và phương Tây dồn nén vào Nga?

VOV.VN - Dường như việc Mỹ và EU vẫn liên tục gây sức ép với Nga không thể cứu vãn được Kiev đang trên bờ vực chiến tranh và phá sản.

Ukraine đang hứng trọn sức ép mà Mỹ và phương Tây dồn nén vào Nga?

Ukraine đang hứng trọn sức ép mà Mỹ và phương Tây dồn nén vào Nga?

VOV.VN - Dường như việc Mỹ và EU vẫn liên tục gây sức ép với Nga không thể cứu vãn được Kiev đang trên bờ vực chiến tranh và phá sản.

Áp đặt trừng phạt Nga: Mỹ muốn mạnh tay, EU lưỡng lự
Áp đặt trừng phạt Nga: Mỹ muốn mạnh tay, EU lưỡng lự

VOV.VN - Theo các nhà phân tích, sở dĩ Mỹ vẫn liên tục mạnh tay với Nga, là bởi họ không phải là nước chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những lệnh trừng phạt.

Áp đặt trừng phạt Nga: Mỹ muốn mạnh tay, EU lưỡng lự

Áp đặt trừng phạt Nga: Mỹ muốn mạnh tay, EU lưỡng lự

VOV.VN - Theo các nhà phân tích, sở dĩ Mỹ vẫn liên tục mạnh tay với Nga, là bởi họ không phải là nước chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những lệnh trừng phạt.

Mỹ đưa vũ khí “khủng” đến Đông Âu: Đồng minh lo sợ hơn Nga?
Mỹ đưa vũ khí “khủng” đến Đông Âu: Đồng minh lo sợ hơn Nga?

VOV.VN- Lầu Năm Góc ngày 15/6 tuyên bố Mỹ đang cân nhắc đưa vũ khí hạng nặng sang các nước Đông Âu giáp biên giới với Nga.

Mỹ đưa vũ khí “khủng” đến Đông Âu: Đồng minh lo sợ hơn Nga?

Mỹ đưa vũ khí “khủng” đến Đông Âu: Đồng minh lo sợ hơn Nga?

VOV.VN- Lầu Năm Góc ngày 15/6 tuyên bố Mỹ đang cân nhắc đưa vũ khí hạng nặng sang các nước Đông Âu giáp biên giới với Nga.