Sinh viên ở trọ chung - Những điều cần tránh

VOV.VN - Ở trọ theo mô hình ở ghép, ở chung là lựa chọn của nhiều sinh viên xa nhà. Từ đó, các bạn sẽ phải làm quen với cuộc sống mà người ở cùng có thể hoàn toàn xa lạ cả về tính cách, sở thích, lối sống.

Sống chung không dễ

Thu Trang, sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền quê ở tỉnh Vĩnh Phúc kể lại, em khá thuận lợi khi năm học đầu tiên được bố mẹ tìm thuê sẵn phòng trọ. Điểm trừ lớn nhất cho lần đầu xa nhà chính ở việc phòng trọ lại quá xa trường. Khi đã khá quen với cuộc sống mới, Trang tự tìm nơi ở mới cho mình. Và việc ở chung, ở ghép cũng bắt đầu từ việc thay đổi này. Ban đầu em ở cùng bạn học cấp 3. Nhưng cũng chỉ chưa hết một kì thì lại đường ai nấy đi.

“Hồi trước thực sự không có nhiều phát sinh đâu. Nhưng ở chung thì mới xuất hiện nhiều chuyện khá phiền toái. Ví dụ như việc em không thích nghe nhạc Hàn, trong khi bạn ấy cứ đi thì thôi, về nhà là bật nhạc, vặn loa toa hết cỡ. Nói ra thì cả hai bên đều không vui. Nhưng im lặng thì mình lại khó chịu”, Trang nhớ lại.

Đến người bạn ở trọ cùng tiếp theo thì lại nảy sinh chuyện khác biệt về giờ giấc. Người nữa xoay sang chuyện sinh hoạt phí không sòng phẳng... Nhiều, rất nhiều lý do để sau 4 năm học đại học, số bạn ở ghép, ở chung cùng Trang đã có thể đếm hết hai bàn tay. Và điều đáng buồn nhất nằm ở sau mỗi cuộc chia tay luôn là khối mâu thuẫn to đùng và thường các bạn không còn có thể làm bạn như xưa.

Đừng để chuyện bé tích thành mâu thuẫn to

Trương Thanh Vũ, người khởi xướng dự án các vấn đề của giới trẻ, trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng cần chỉ ra các nguyên nhân mới giải quyết mâu thuẫn trong việc ở trọ chung. Ngoài sự khác biệt về tính cách, lối sống thì có hai vấn đề cần nhìn nhận như nguyên nhân cho nhiều cuộc chia tay của những bạn trẻ sống trọ chung.

Thứ nhất nằm ở câu chuyện tiền bạc. Dù được chia đều nhưng người dùng nhiều, người dùng ít, lâu dần thành khó chịu.

Thứ hai mâu thuẫn có thể nảy sinh từ việc dùng đồ chung. “Mỗi lần mượn là bạn ơi, cho tôi mượn một chút nhé, và 10 cái một chút của bạn thôi là hết chai sữa tắm rồi”, Vũ nêu ví dụ.

Thói quen nhiều khi tưởng cực kì nhỏ nhặt, cá nhân nhưng hoàn toàn có khả năng phá vỡ tan tành cuộc sống chung nhà trọ.

“Có người rời nhà trọ chung chỉ vì người bạn ở cùng dù nhắc một trăm lần vẫn làm ướt dép trong toilet. Chúng ta tưởng tượng Hà Nội những ngày lạnh như này mà xỏ chân vào những đôi dép sũng nước, cảm giác sẽ như nào ạ? Đó, sự khó chịu là 1 phần thôi, cái quan trọng nhất chính là sự thiếu tôn trọng. Đây là vật dụng sinh hoạt chung và mình cũng đã có thể góp ý với bạn ấy rồi và hành động đó vẫn tiếp diễn. Điều đó khiến cho ta cảm thấy lời nói của bản thân không có giá trị và từ những điều nhỏ nhặt nhưng thể hòa giải như vậy lâu dần sẽ phát sinh ra những mâu thuẫn không thể giải quyết”, Vũ phân tích thêm.

Chưa kể đến cả những hành động xấu hơn như ăn cắp vặt chẳng hạn. Vì vậy dù ở chung, đồ đạc cũng không nên chủ quan, đồ quý giá cần cất đi hoặc bảo quản cẩn thận. Nếu không may gặp phải những người cùng phòng xấu tính thì nguy cơ những đồ vật của mình “ bốc hơi” hoàn toàn có thể xảy ra. Những nguy cơ này càng dễ xảy ra với những cặp đôi ở ghép mà trước đó hoàn toàn không biết nhau, không có mối quan hệ từ trước.

"Chúng ta tìm nhà rất kĩ, xem giá thuê bao nhiêu, nhà rộng mấy mét vuông, có thuận tiện trong việc di chuyển không nhưng lại ít để ý đến yếu tố tìm người. Một khi xác định là ở ghép thì việc tìm bạn cùng phòng có khi còn khó hơn cả việc tìm nhà", Vũ nêu quan điểm.

Chưa hết! Khi một thành viên có người yêu, nguy cơ đường ai nấy đi sẽ nhân lên gấp bội. Chẳng lẽ có người yêu mà không gọi điện, mà đã gọi điện thì chẳng lẽ lại gọi điện mấy phút rồi tắt máy. Thế là những bạn cùng phòng lại trở thành những khán giả bất đắc dĩ, phải lắng nghe, theo dõi một cách miễn cưỡng chuyện tình cảm của các bạn.

Nhất là khi những cuộc tình của bạn nhưng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác. Các cuộc gọi hay thậm chí việc dẫn người yêu về nhà nếu diễn ra quá thường xuyên hoặc quá lố lăng thì  sẽ tạo ra những sự phiền toái đến những người xung quanh.

Cần biết tôn trọng bạn chung phòng

Để cuộc sống ở trọ trở nên êm đẹp, theo Thanh Vũ, từ kinh nghiệm của nhiều bạn trẻ cho thấy cần tuân thủ một vài nguyên tắc:

Trước hết, đầu tiên phải giải quyết câu chuyện tiền bạc. Đây vốn được coi như vấn đề nhạy cảm. Ở càng đông thì càng phức tạp nên tốt nhất là nên rạch ròi, công khai, minh bạch trong tài chính để tránh khỏi tình trạng bạn bè bắt nhau “ sao kê” .

Hãy trao đổi rõ ràng với bạn cùng phòng của mình về các vấn đề trong sinh hoạt, tôn trọng vật dụng cá nhân của nhau. Lắng nghe đối phương và cố gắng tìm giải pháp để đôi bên cùng có lợi.

Không được bảo thủ và phải học cách lắng nghe. Nam Cao từng viết “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?". Nên lắng nghe là kỹ năng cần phải học.

Quan trọng nữa nằm ở ý thức. Mình sống trong tập thể chứ không sống 1 mình. Cần xây dựng những quy định chung và tôn trọng quy định chung đó ngay từ đầu.

Thanh Vũ cũng lưu ý việc ở trọ chung thường ưu tiên bạn hoặc nhóm bạn thời cấp 3 hay bạn thân. Nhưng đôi khi chính vì việc biết nhau, thân nhau nên không có quy định từ đầu hoặc nhường nhịn nhau quá đà. Đường ai nấy đi sẽ là kết thúc buồn trong trường hợp này.

Sống ở ký túc xá, sống ở khu trọ đánh dấu bước thay đổi lớn với các bạn trẻ. Từ việc sống với gia đình, người thân, bạn sẽ phải làm quen với cuộc sống mới mà ở đó người sống cùng có thể hoàn toàn xa lạ cả về tính cách, sở thích, lối sống. Sẽ có rất nhiều mâu thuẫn xảy ra và buộc các bạn phải cùng nhau giải quyết. Quan trọng là biết lắng nghe và tôn trọng người đang chia sẻ không gian sống với mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ổn định tâm lý giáo viên, học sinh trước tình trạng F0 trong trường học tăng cao
Ổn định tâm lý giáo viên, học sinh trước tình trạng F0 trong trường học tăng cao

VOV.VN - Ngành giáo dục thành phố Buôn Ma Thuột nỗ lực ổn định tâm lý giáo viên, học sinh trước tình trạng F0 trong trường học tăng cao.

Ổn định tâm lý giáo viên, học sinh trước tình trạng F0 trong trường học tăng cao

Ổn định tâm lý giáo viên, học sinh trước tình trạng F0 trong trường học tăng cao

VOV.VN - Ngành giáo dục thành phố Buôn Ma Thuột nỗ lực ổn định tâm lý giáo viên, học sinh trước tình trạng F0 trong trường học tăng cao.

Còn 1 học sinh vẫn học trực tiếp, giáo viên F0 vẫn dạy trực tuyến: Có hiệu quả không?
Còn 1 học sinh vẫn học trực tiếp, giáo viên F0 vẫn dạy trực tuyến: Có hiệu quả không?

VOV.VN - Tổng sĩ số lớp học gần 40 em, sau vài buổi học giảm xuống còn 12 em đủ điều kiện sức khỏe để đến lớp, những buổi sau, số học sinh đi học trực tiếp tiếp tục giảm xuống còn 9 em, song nhà trường vẫn tổ chức dạy học trực tiếp như bình thường.

Còn 1 học sinh vẫn học trực tiếp, giáo viên F0 vẫn dạy trực tuyến: Có hiệu quả không?

Còn 1 học sinh vẫn học trực tiếp, giáo viên F0 vẫn dạy trực tuyến: Có hiệu quả không?

VOV.VN - Tổng sĩ số lớp học gần 40 em, sau vài buổi học giảm xuống còn 12 em đủ điều kiện sức khỏe để đến lớp, những buổi sau, số học sinh đi học trực tiếp tiếp tục giảm xuống còn 9 em, song nhà trường vẫn tổ chức dạy học trực tiếp như bình thường.

Hàng trăm sinh viên ở Đắk Lắk tham gia hiến máu tình nguyện Chủ Nhật đỏ
Hàng trăm sinh viên ở Đắk Lắk tham gia hiến máu tình nguyện Chủ Nhật đỏ

VOV.VN - Sáng 19/2, tại trường Đại học Tây Nguyên (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã diễn ra chương trình hiến máu tình nguyện Chủ Nhật đỏ lần thứ 14 năm 2022.

Hàng trăm sinh viên ở Đắk Lắk tham gia hiến máu tình nguyện Chủ Nhật đỏ

Hàng trăm sinh viên ở Đắk Lắk tham gia hiến máu tình nguyện Chủ Nhật đỏ

VOV.VN - Sáng 19/2, tại trường Đại học Tây Nguyên (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã diễn ra chương trình hiến máu tình nguyện Chủ Nhật đỏ lần thứ 14 năm 2022.