Thu nhập bình quân của lao động trong quý 1/2021 tăng 557.000 đồng so với quý trước

VOV.VN - Trong quý 1/2021, thị trường lao động tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, tuy nhiên mức thu nhập bình quân của lao động vẫn tăng so với quý trước và cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, quý 1/2021, tình hình lao động, việc làm cả nước chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 1. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lần lượt là 2,42% và 2,20%, tăng so với quý I/2020.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý 1/2021 ước tính là 51 triệu người, giảm 1,1 triệu người so với quý trước và giảm hơn 180.000 người so với cùng kỳ năm 2020 do tâm lý “tháng giêng là tháng ăn chơi” của nhiều lao động sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 01/2021. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý 1/2021 ước tính đạt 68,7%, giảm 1,6 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong quý 1/2021 ước tính là 49,9 triệu người, bao gồm 14,1 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 28,2% tổng số, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng 16,1 triệu người, chiếm 32,3%, giảm 2,6%; khu vực dịch vụ 19,7 triệu người, chiếm 39,5%, tăng 1%.

Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước quý 1/2021 ước tính là 2,19%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,96%; khu vực nông thôn là 1,76%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý 1/2021 là 2,42%, trong đó khu vực thành thị là 3,19%; khu vực nông thôn là 1,98%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý 1/2021 ước tính là 7,44%, trong đó khu vực thành thị là 10,34%; khu vực nông thôn là 5,99%.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý 1/2021 ước tính là 2,20%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,52%; khu vực nông thôn là 2,60%.

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong quý 1/2021 ước tính là 7,2 triệu đồng/tháng, tăng hơn 557.000 đồng so với quý trước và tăng 133.000 đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nhập của lao động nam là 7,6 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 6,6 triệu đồng/tháng.

Trong quý 1 năm nay, công tác an sinh xã hội đặc biệt được quan tâm thực hiện trong bối cảnh dịch Covid-19 với biến thể mới tái bùng phát trở lại từ cuối tháng 1. Bên cạnh việc chăm lo Tết cho người dân, tính đến ngày 23/3/2021, Chính phủ đã hỗ trợ cứu đói giáp hạt cho hơn 236.000 nhân khẩu với tổng lượng gạo là 3.393,5 tấn cho 7 địa phương: Quảng Bình, Lạng Sơn, Đắk Nông, Lai Châu, Gia Lai, Điện Biên và Sơn La.

Như vậy từ tháng 6/2020 đến nay, đây là tháng thứ 10 liên tiếp không phát sinh thiếu đói trên phạm vi cả nước. Ngoài ra, có hơn 22,2 triệu thẻ BHYT/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước.

Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn, đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiến nghị hỗ trợ lao động thất nghiệp do dịch Covid-19 1 triệu đồng/tháng để học nghề
Kiến nghị hỗ trợ lao động thất nghiệp do dịch Covid-19 1 triệu đồng/tháng để học nghề

VOV.VN - Bộ LĐ-TB-XH đang trình Chính phủ xem xét đề xuất mới về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19.

Kiến nghị hỗ trợ lao động thất nghiệp do dịch Covid-19 1 triệu đồng/tháng để học nghề

Kiến nghị hỗ trợ lao động thất nghiệp do dịch Covid-19 1 triệu đồng/tháng để học nghề

VOV.VN - Bộ LĐ-TB-XH đang trình Chính phủ xem xét đề xuất mới về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19.

Cân nhắc kỹ về tăng lương tối thiểu để tránh đẩy lao động vào "bẫy" thất nghiệp
Cân nhắc kỹ về tăng lương tối thiểu để tránh đẩy lao động vào "bẫy" thất nghiệp

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, việc tăng lương tối thiểu sẽ đẩy chi phí lên cao, tạo áp lực cho doanh nghiệp, thậm chí, có thể đẩy một số nhóm lao động vào nguy cơ thất nghiệp do doanh nghiệp quá tải chi phí.

Cân nhắc kỹ về tăng lương tối thiểu để tránh đẩy lao động vào "bẫy" thất nghiệp

Cân nhắc kỹ về tăng lương tối thiểu để tránh đẩy lao động vào "bẫy" thất nghiệp

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, việc tăng lương tối thiểu sẽ đẩy chi phí lên cao, tạo áp lực cho doanh nghiệp, thậm chí, có thể đẩy một số nhóm lao động vào nguy cơ thất nghiệp do doanh nghiệp quá tải chi phí.

Bảo hiểm thất nghiệp: “Điểm tựa” cho người lao động khi mất việc
Bảo hiểm thất nghiệp: “Điểm tựa” cho người lao động khi mất việc

VOV.VN - Sau hơn 11 năm thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta đã thực hiện tốt vai trò là “điểm tựa” cho người lao động khi mất việc làm.

Bảo hiểm thất nghiệp: “Điểm tựa” cho người lao động khi mất việc

Bảo hiểm thất nghiệp: “Điểm tựa” cho người lao động khi mất việc

VOV.VN - Sau hơn 11 năm thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta đã thực hiện tốt vai trò là “điểm tựa” cho người lao động khi mất việc làm.