Thủ tướng: Chưa bỏ biên chế giáo viên, mọi nhà giáo yên tâm

VOV.VN -Tại cuộc tiếp xúc cử tri Hải Phòng sáng 26/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chưa có chủ trương đó. Mọi nhà giáo yên tâm”.

Tại cuộc tiếp xúc cử tri Hải Phòng sáng 26/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vừa nghe người dân nói, vừa nói cho người dân nghe và đối thoại trực tiếp với người dân về các vấn đề “nóng” hiện nay.

Về vấn đề bỏ biên chế với giáo viên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, một số trường đại học, cơ sở giáo dục có đề án, chương trình tự trang trải được kinh phí thì ký hợp đồng với giáo viên, còn nếu áp dụng hình thức này cả với giáo viên vùng sâu, vùng xa, cả đời gắn bó với nghề giáo thì không ổn. Thủ tướng khẳng định: “Chưa có chủ trương đó. Mọi nhà giáo yên tâm”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri Hải Phòng sáng 26/6 (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)

Trước đó, vấn đề bỏ biên chế giáo viên đã thu hút sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là với các nhà giáo khi tại buổi tiếp xúc cử tri là cán bộ quản lý ngành giáo dục thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà sẽ theo chế độ hợp đồng "có vào - có ra", có chế độ đãi ngộ lớn. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng. Tuy nhiên, việc này sẽ phải có lộ trình.

Tiếp đó, phát biểu tại cuộc họp về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho Chương trình giáo dục phổ thông mới diễn ra chiều 6/6, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, để xóa bỏ được quan niệm về “biên chế” với sự ổn định lâu dài trong đội ngũ giáo viên không phải là việc có thể làm được ngay. Nhưng tạo ra một lối suy nghĩ khác trong đội ngũ giáo viên - coi năng lực, trình độ là yếu tố quan trọng nhất, tự tin vào năng lực làm việc để khẳng định, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, qua đó được hưởng đãi ngộ xứng đáng - là việc cần phải làm.

Việc chuyển dần viên chức giáo viên sang chế độ hợp đồng lao động là vấn đề lớn, có tác động đến hơn một triệu thầy cô giáo. Bộ GD-ĐT ý thức rõ việc này, do vậy sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu kỹ trước khi đề xuất xin chủ trương thí điểm triển khai.

Trước mắt, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu xây dựng đề án đề xuất thí điểm chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động đối với một số trường đại học và một số trường trung học phổ thông có đủ điều kiện; chưa xem xét thí điểm việc chuyển viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và những nơi chưa đảm bảo các điều kiện thí điểm triển khai, nhất là các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Khi nghiên cứu xây dựng đề án đề xuất thí điểm, chúng ta phải nghiên cứu các giải pháp để giải quyết thỏa đáng các vấn đề mà dư luận băn khoăn như chính sách đặc thù đối với giáo viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; chế độ tiền lương, bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp; cơ chế kiểm soát quyền lực của hiệu trưởng...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh rằng, dù chính sách có thế nào thì chúng ta đều hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, thu nhập và đảm bảo công bằng đối với tất cả các nhà giáo.

Ảnh VGP/Quang Hiếu

Còn tại phiên thảo luận tại Quốc hội diễn ra sáng 9/6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc chuyển đổi cơ chế công chức, viên chức sang hợp đồng là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục.

Bộ trưởng khẳng đinh, muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải có nguồn lực và động lực. Trong đó, động lực đối với giáo viên và quản lý các nhà giáo hết sức quan trọng.

“Thực tế với chế độ công chức, viên chức như hiện nay còn nhiều bất cập, bất cập rõ là vấn đề tuyển dụng do công chức, viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp đặc biệt là phổ thông cho nên việc tuyển dụng chưa phù hợp với nhu cầu về môn học, đặc biệt là chuyên môn dẫn đến hiện tượng thừa, thiếu cục bộ rất nhiều”- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Bên cạnh đó, phần đông giáo viên có tâm lý vào biên chế để ổn định nên gặp khó khăn trong nâng cao kiến thức, phẩm chất, năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy theo chương trình mới. Điều này dẫn đến tình trạng chất lượng giáo dục không cao.

Trước tình hình đó, Bộ GD-ĐT đặt ra vấn đề nghiên cứu, đề xuất thí điểm việc chuyển dần từ công chức, viên chức sang hợp đồng lao động, trước hết, thí điểm ở trường đại học và một số trường THPT có điều kiện, sau đó từng bước rút kinh nghiệm, nhân rộng./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bỏ biên chế giáo dục: Tăng lương cho giáo viên bằng nguồn tiền ở đâu?
Bỏ biên chế giáo dục: Tăng lương cho giáo viên bằng nguồn tiền ở đâu?

VOV.VN -GS.TSKH Đào Trọng Thi cho rằng, việc tăng lương cho giáo viên có thể dựa vào việc tăng học phí ở một số cấp học không phổ cập giáo dục...

Bỏ biên chế giáo dục: Tăng lương cho giáo viên bằng nguồn tiền ở đâu?

Bỏ biên chế giáo dục: Tăng lương cho giáo viên bằng nguồn tiền ở đâu?

VOV.VN -GS.TSKH Đào Trọng Thi cho rằng, việc tăng lương cho giáo viên có thể dựa vào việc tăng học phí ở một số cấp học không phổ cập giáo dục...

Bộ trưởng GD-ĐT: Xóa bỏ biên chế giáo viên không làm được ngay
Bộ trưởng GD-ĐT: Xóa bỏ biên chế giáo viên không làm được ngay

VOV.VN - Để xóa bỏ được quan niệm về “biên chế” với sự ổn định lâu dài trong đội ngũ giáo viên không phải là việc có thể làm được ngay.

Bộ trưởng GD-ĐT: Xóa bỏ biên chế giáo viên không làm được ngay

Bộ trưởng GD-ĐT: Xóa bỏ biên chế giáo viên không làm được ngay

VOV.VN - Để xóa bỏ được quan niệm về “biên chế” với sự ổn định lâu dài trong đội ngũ giáo viên không phải là việc có thể làm được ngay.

Bỏ biên chế giáo viên: Phải sắp xếp lại bộ máy trường học
Bỏ biên chế giáo viên: Phải sắp xếp lại bộ máy trường học

VOV.VN - Khi bỏ biên chế giáo dục, các trường học phải sắp xếp lại bộ máy, bố trí việc làm, nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên một cách đúng đắn.

Bỏ biên chế giáo viên: Phải sắp xếp lại bộ máy trường học

Bỏ biên chế giáo viên: Phải sắp xếp lại bộ máy trường học

VOV.VN - Khi bỏ biên chế giáo dục, các trường học phải sắp xếp lại bộ máy, bố trí việc làm, nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên một cách đúng đắn.

Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên
Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên

VOV.VN -Ngay trong ngành Giáo dục, không phải đề xuất tốn kém đến hàng chục nghìn tỷ đồng cho chương trình biên soạn sách giáo khoa mới.

Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên

Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên

VOV.VN -Ngay trong ngành Giáo dục, không phải đề xuất tốn kém đến hàng chục nghìn tỷ đồng cho chương trình biên soạn sách giáo khoa mới.

Bỏ biên chế giáo dục: Chỉ nên áp dụng ở một số trường?
Bỏ biên chế giáo dục: Chỉ nên áp dụng ở một số trường?

VOV.VN -Việc thí điểm bỏ biên chế giáo dục không thể thực hiện đại trà mà chỉ áp dụng ở những trường tốp trên, có uy tín.

Bỏ biên chế giáo dục: Chỉ nên áp dụng ở một số trường?

Bỏ biên chế giáo dục: Chỉ nên áp dụng ở một số trường?

VOV.VN -Việc thí điểm bỏ biên chế giáo dục không thể thực hiện đại trà mà chỉ áp dụng ở những trường tốp trên, có uy tín.

Bỏ biên chế giáo viên: Bộ GD-ĐT không có toàn quyền quyết định?
Bỏ biên chế giáo viên: Bộ GD-ĐT không có toàn quyền quyết định?

VOV.VN - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng có rất nhiều trường ĐH trực thuộc các bộ ngành, các tỉnh, do đó Bộ GD-ĐT không thể tự quyết định việc bỏ biên chế.

Bỏ biên chế giáo viên: Bộ GD-ĐT không có toàn quyền quyết định?

Bỏ biên chế giáo viên: Bộ GD-ĐT không có toàn quyền quyết định?

VOV.VN - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng có rất nhiều trường ĐH trực thuộc các bộ ngành, các tỉnh, do đó Bộ GD-ĐT không thể tự quyết định việc bỏ biên chế.

Bỏ biên chế giáo dục: Thí điểm ở trường đại học sẽ gặp trở ngại gì?
Bỏ biên chế giáo dục: Thí điểm ở trường đại học sẽ gặp trở ngại gì?

VOV.VN -Khi bỏ biên chế giáo dục, những trường đại học tốp đầu đào tạo chuyên ngành Khoa học xã hội sẽ gặp khó khăn khi tăng lương cho giảng viên.

Bỏ biên chế giáo dục: Thí điểm ở trường đại học sẽ gặp trở ngại gì?

Bỏ biên chế giáo dục: Thí điểm ở trường đại học sẽ gặp trở ngại gì?

VOV.VN -Khi bỏ biên chế giáo dục, những trường đại học tốp đầu đào tạo chuyên ngành Khoa học xã hội sẽ gặp khó khăn khi tăng lương cho giảng viên.