Tinh giản 10% biên chế giáo viên hiểu thế nào cho đúng?

VOV.VN -Nghị quyết về tinh giản biên chế nêu từ nay đến năm 2021 giảm 10% biên chế hưởng lương, không phải là cắt 10% biên chế giáo viên.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 diễn ra sáng 2/8 tại Hà Nội, đại biểu, lãnh đạo một số địa phương bày tỏ lo lắng về việc biên chế, tinh giản biên chế giáo viên.

Về vấn đề biên chế và tinh giản biên chế giáo viên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ, Bộ GD-ĐT rà soát báo cáo Chính phủ, cần thiết Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Lâu nay, Bộ GD-ĐT không nắm được tình hình tuyển dụng giáo viên.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị có đề cập việc tinh giản biên chế giáo viên

Tuy nhiên, mãi đến thời điểm này, lần đầu tiên Bộ mới có sự rà soát đội ngũ, nắm được số lượng giáo viên, nhu cầu tuyển dụng, cung-cầu ở các địa phương… Đây là cơ sở rất tốt để tiến tới việc triển khai vấn đề biên chế giáo viên, vấn đề đào tạo sư phạm theo quy hoạch.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định: “Nghị quyết về tinh giản biên chế nêu từ nay đến năm 2021 là giảm 10% biên chế hưởng lương, nhưng không phải là cắt 10% biên chế giáo viên. Nghị quyết sẽ chủ yếu tinh giản biên chế gián tiếp. Còn tinh thần là phải đủ giáo viên để dạy. Sắp xếp trường lớp cũng phải trên điều kiện thực tế ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và gia đình, bảo đảm học sinh được học 2 buổi/ngày, bảo đảm sĩ số; giáo viên cấp nào dạy cấp đó, không được máy móc điều giáo viên cấp này dạy cấp khác do thừa - thiếu hay tinh giản. Tinh thần chung của Chính phủ là như vậy.

Chúng ta nói giáo dục là quốc sách nhưng chưa lo đủ trường lớp, giáo viên để dạy 2 buổi/ngày cho học sinh. Phải cân đối nguồn lực để lo điều đó”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên vi phạm đạo đức

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thẳng thắn nhấn mạnh: “Năm học này, ngành giáo dục phát động phong trào thi đua trong các thầy cô giáo. Nguyên tắc ai vi phạm thì ra khỏi ngành. Một người ra khỏi ngành là ảnh hưởng đến cả gia đình họ nhưng vì tương lai con em chúng ta, phải làm kiên quyết việc này. Cần thẳng thắn nhìn rõ, phần lớn những bất cập, tiêu cực trong giáo dục lại xuất phát từ cán bộ giáo dục, các thầy cô giáo.

Với thầy cô, phải thực sự gương mẫu, không còn chuyện xin điểm - cho điểm, hơn 1 triệu giáo viên đa phần là gương mẫu nhưng vẫn còn bộ phận vi phạm đạo đức nhà giáo.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, giáo dục dù còn nhiều hạn chế nhưng những kết quả đạt được là không thể phủ nhận. Đó là công sức của toàn ngành, của hơn 1 triệu giáo viên. Cần tiếp tục kiên định giữ tinh thần đổi mới để chất lượng giáo dục ngày càng chuyển biến, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạng Sơn yêu cầu tổ giáo viên chấm thi môn văn THPT 2018 tường trình
Lạng Sơn yêu cầu tổ giáo viên chấm thi môn văn THPT 2018 tường trình

VOV.VN - Tỉnh Lạng Sơn đã yêu cầu giáo viên tổ chấm thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia 2018 làm tường trình và viết kiểm điểm.

Lạng Sơn yêu cầu tổ giáo viên chấm thi môn văn THPT 2018 tường trình

Lạng Sơn yêu cầu tổ giáo viên chấm thi môn văn THPT 2018 tường trình

VOV.VN - Tỉnh Lạng Sơn đã yêu cầu giáo viên tổ chấm thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia 2018 làm tường trình và viết kiểm điểm.

Gia Lai sáp nhập hàng chục trường học, chuyển hàng trăm giáo viên
Gia Lai sáp nhập hàng chục trường học, chuyển hàng trăm giáo viên

VOV.VN - Ngành giáo dục tỉnh Gia Lai sáp nhập hơn 200 lớp học, giảm hàng chục trường học và chuyển hàng trăm cán bộ quản lý sang giảng dạy  

Gia Lai sáp nhập hàng chục trường học, chuyển hàng trăm giáo viên

Gia Lai sáp nhập hàng chục trường học, chuyển hàng trăm giáo viên

VOV.VN - Ngành giáo dục tỉnh Gia Lai sáp nhập hơn 200 lớp học, giảm hàng chục trường học và chuyển hàng trăm cán bộ quản lý sang giảng dạy  

Giáo viên hợp đồng lâu năm sẽ được ưu tiên xếp vào biên chế?
Giáo viên hợp đồng lâu năm sẽ được ưu tiên xếp vào biên chế?

VOV.VN -Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương ưu tiên những giáo viên hợp đồng lâu năm có trình độ, năng lực tuyển dụng vào số chỉ tiêu biên chế còn dư. 

Giáo viên hợp đồng lâu năm sẽ được ưu tiên xếp vào biên chế?

Giáo viên hợp đồng lâu năm sẽ được ưu tiên xếp vào biên chế?

VOV.VN -Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương ưu tiên những giáo viên hợp đồng lâu năm có trình độ, năng lực tuyển dụng vào số chỉ tiêu biên chế còn dư. 

Vụ cắt hợp đồng hơn 1.400 giáo viên Cà Mau: Nỗi lo người mất việc
Vụ cắt hợp đồng hơn 1.400 giáo viên Cà Mau: Nỗi lo người mất việc

VOV.VN -Chuyện “cơm áo, gạo tiền” trong cuộc sống hằng ngày cũng đang thành nỗi trăn trở với những giáo viên diện hợp đồng.

Vụ cắt hợp đồng hơn 1.400 giáo viên Cà Mau: Nỗi lo người mất việc

Vụ cắt hợp đồng hơn 1.400 giáo viên Cà Mau: Nỗi lo người mất việc

VOV.VN -Chuyện “cơm áo, gạo tiền” trong cuộc sống hằng ngày cũng đang thành nỗi trăn trở với những giáo viên diện hợp đồng.

Hiến kế để tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia an toàn, hiệu quả
Hiến kế để tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia an toàn, hiệu quả

VOV.VN -Đại diện các địa phương, trường ĐH góp ý kiểm soát kỳ thi THPT Quốc gia ở các khâu coi thi, chấm thi và ra đề cần chặt chẽ, kịp thời hơn.

Hiến kế để tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia an toàn, hiệu quả

Hiến kế để tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia an toàn, hiệu quả

VOV.VN -Đại diện các địa phương, trường ĐH góp ý kiểm soát kỳ thi THPT Quốc gia ở các khâu coi thi, chấm thi và ra đề cần chặt chẽ, kịp thời hơn.

Hàng trăm giáo viên tại Hà Nội có thể mất việc do lãnh đạo ký thừa?
Hàng trăm giáo viên tại Hà Nội có thể mất việc do lãnh đạo ký thừa?

VOV.VN -Gần 300 giáo viên hợp đồng huyện Thanh Oai, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bị cắt hợp đồng lao động ngay trong tháng 9 tới.

Hàng trăm giáo viên tại Hà Nội có thể mất việc do lãnh đạo ký thừa?

Hàng trăm giáo viên tại Hà Nội có thể mất việc do lãnh đạo ký thừa?

VOV.VN -Gần 300 giáo viên hợp đồng huyện Thanh Oai, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bị cắt hợp đồng lao động ngay trong tháng 9 tới.

Gần 300 giáo viên hợp đồng bị sa thải: Biết thừa, sao vẫn tuyển?
Gần 300 giáo viên hợp đồng bị sa thải: Biết thừa, sao vẫn tuyển?

VOV.VN - Hiện nay, huyện Thanh Oai, Hà Nội đang dôi dư hàng trăm giáo viên hợp đồng. Những giáo viên này có nguy cơ mất việc ngay trong tháng 9 tới. 

Gần 300 giáo viên hợp đồng bị sa thải: Biết thừa, sao vẫn tuyển?

Gần 300 giáo viên hợp đồng bị sa thải: Biết thừa, sao vẫn tuyển?

VOV.VN - Hiện nay, huyện Thanh Oai, Hà Nội đang dôi dư hàng trăm giáo viên hợp đồng. Những giáo viên này có nguy cơ mất việc ngay trong tháng 9 tới.