TP HCM cần quốc tế hóa giáo dục để tiếp cận với thế giới

VOV.VN - TP HCM cần quốc tế hóa giáo dục, đồng thời đưa chuyên gia, sinh viên trong nước ra đào tạo ở nước ngoài.

Sáng 15/8, tại TPHCM  diễn ra Hội thảo Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, đại diện các trường đại học, cao đẳng,... trong và ngoài nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội thảo.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng nhân lực là điểm tựa, khoa học công nghệ là đòn bẩy để phát triển TPHCM. Trong bối cảnh hiện nay, TPHCM cần phải xác định giáo dục theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, xem sinh viên, doanh nghiệp là khách hàng... từ đó có cơ chế đặt hàng. Ngoài ra, cần phải quốc tế hóa giáo dục, có chính sách quốc gia và chính sách của riêng thành phố về giáo dục, đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và đào tạo. Thành phố cũng cần mở rộng cơ sở vật chất, không gian học thuật, thu hút chuyên gia và sinh viên quốc tế đến học tập, đồng thời đưa chuyên gia, sinh viên trong nước ra đào tạo ở nước ngoài.

Các chuyên gia, đặc biệt chuyên gia quốc tế cho rằng, trình độ tiếng Anh sinh viên Việt Nam chưa tốt nên cần phải nhanh chóng cải thiện để có thể tiếp cận với các chương trình học quốc tế…

Hiện nay, TPHCM đang xây dựng đô thị thông minh với nòng cốt là những con người thông minh, sử dụng tiện ích, thành tựu khoa học và công nghệ để tạo môi trường sống thân thiện, nâng cao hiệu quả làm việc. Vì thế, định hướng công tác đào tạo nhân lực hướng đến trình độ quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục- đào tạo thành phố. Đồng thời, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, nhu cầu nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng gay gắt.

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM đề nghị, các trường đại học cần đón đầu xu hướng là thời gian đào tạo người lao động trình độ cao không chỉ là 4 hay 5 năm mà trong suốt cuộc đời lao động, khi người học tiếp tục quay về trường để trang bị thêm kiến thức. Vì thế, việc TPHCM tổ chức hội thảo ở thời điểm này là rất cần thiết để chuẩn bị cho sự phát triển dài hạn của thành phố.

“Hội thảo là cơ hội để chúng ta nhìn lại thực trạng, đồng thời đề xuất giải pháp phối hợp giữa các cơ sở giáo dục đại học, nhà nước và doanh nghiệp nhằm xây dựng các chương trình đào tạo quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của TPHCM và thị trường lao động quốc tế ở một số lĩnh vực, chủ yếu như công nghệ thông tin, truyền thông, cơ khí tự động, y tế, du lịch, quản trị doanh nghiệp”- ông Nguyễn Thành Phong cho biết.

Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là 1 trong 7 chương trình đột phá nhằm đưa TPHCM phát triển nhanh, bền vững mà Đại hội Đảng bộ TP nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định. TPHCM có 54 trường Đại học, 52 trường cao đẳng và các trung tâm, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với 2 triệu học viên, sinh viên. Các trung tâm đào tạo này có trên 100.000 giáo viên, giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học...đang làm việc, là nguồn lực rất lớn trong sáng tạo và hội nhập./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

VOV.VN - Để thực hiện được mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, trước hết cần đổi mới chương trình đào tạo

Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

VOV.VN - Để thực hiện được mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, trước hết cần đổi mới chương trình đào tạo

Bỏ biên chế giáo viên có nâng chất lượng giáo dục?
Bỏ biên chế giáo viên có nâng chất lượng giáo dục?

VOV.VN - Chủ trương thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên nếu được thực hiện sẽ tác động rất lớn đến hàng triệu giáo viên.

Bỏ biên chế giáo viên có nâng chất lượng giáo dục?

Bỏ biên chế giáo viên có nâng chất lượng giáo dục?

VOV.VN - Chủ trương thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên nếu được thực hiện sẽ tác động rất lớn đến hàng triệu giáo viên.

“Kiểm định chất lượng giáo dục là đợt khám chữa bệnh toàn trường“
“Kiểm định chất lượng giáo dục là đợt khám chữa bệnh toàn trường“

VOV.VN -GS.TS  Phạm Quang Trung, Giám đốc HV Quản lý giáo dục cho rằng việc kiểm tra chất lượng giáo dục là cơ hội để mỗi trường tự đánh giá lại chính mình. 

“Kiểm định chất lượng giáo dục là đợt khám chữa bệnh toàn trường“

“Kiểm định chất lượng giáo dục là đợt khám chữa bệnh toàn trường“

VOV.VN -GS.TS  Phạm Quang Trung, Giám đốc HV Quản lý giáo dục cho rằng việc kiểm tra chất lượng giáo dục là cơ hội để mỗi trường tự đánh giá lại chính mình.