Trường học tại TP.HCM chuẩn bị thế nào cho chương trình lớp 10 mới

VOV.VN - Bắt đầu từ năm học 2022-2023, học sinh lớp 10 trên cả nước sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. Đến thời điểm này, các trường tại TP.HCM đang lên phương án xây dựng, sắp xếp các tổ hợp môn dựa trên nguồn lực của mình cho năm học sắp tới.

Học sinh vui mừng

Em Gia Hân, học sinh lớp 9 trường THCS Võ Trường Toản (Quận 1) cho hay, bản thân em rất vui khi bắt đầu từ năm sau được chọn môn học là thế mạnh của mình và đó cũng là định hướng để vào đại học sau này. Hân dự định sẽ chọn tổ hợp Tự nhiên gồm Hoá học, Sinh học, những nhóm còn lại em sẽ cân nhắc lựa chọn phù hợp với sức học của mình.

"Em thấy nếu mình chọn môn từ cấp 3, mình sẽ có định hướng chắc và có ngành phù hợp với mình, lúc đó mình sẽ dễ học hơn và học sinh sẽ chú trọng vào môn đó và không bị quá tải khi học những môn khác nữa”- Gia Hân nói. 

Nhà trường tính toán xây dựng các tổ hợp môn

Theo tính toán thì có hơn 100 tổ hợp môn khác nhau khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới này. Điều này có thể dẫn đến việc có nhiều tổ hợp môn hoặc môn học được học sinh lựa chọn và ngược lại, từ đó dẫn tới việc thiếu hoặc thừa giáo viên.

Thầy Trần Quang Vũ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Quận 6) cũng thừa nhận, chắc chắn sẽ có tình trạng thừa hoặc thiếu giáo viên cục bộ. Tuy nhiên dựa vào tình hình thực tế, nhà trường mới có thể tiến bố trí làm sao đảm bảo được các tiết dạy cho giáo viên bộ môn. Hiện tại, trường THPT Nguyễn Tất Thành đang xây dựng phương án tổ hợp chọn môn dựa trên đặc thù giáo viên của đơn vị,  sau đó sẽ sớm công bố trên website của trường để học sinh và phụ huynh có thể nắm được. Trên cơ sở đó tổ chức bao nhiêu lớp để học sinh đăng ký . Trường cũng sẽ dựa trên quy chế của Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành sắp tới đây về việc quy định có bao nhiêu học sinh đăng ký vô thì tổ chức một lớp để bố trí sao cho hợp lý.  Đối với học sinh lựa chọn lớp mà sĩ số dư hoặc thiếu, nhà trường cũng có thêm phương án dự phòng.

Theo khảo sát, hiện tại đối với bộ môn mỹ thuật, các giáo viên công nghệ có đủ điều kiện đảm nhận được. Với môn âm nhạc, hiện nhà trường không có sẵn nên trước mắt sẽ mời giảng viên bên ngoài về dạy. Tuy nhiên với chương trình giáo dục phổ thông mới, thầy Vũ cũng cho biết, trước mắt vẫn sẽ còn những khó khăn như học sinh chuyển trường nếu không có sẵn tổ hợp môn học trước đó thì phải làm thế nào hay trường hợp học sinh học một thời gian lại muốn chuyển tổ hợp môn.

“Hiện nay về định hướng lâu dài, học sinh chưa có, thường học sinh chọn theo sở thích cùng bạn bè hoặc gia đình. Khi các em cảm thấy không hợp chuyển lại cũng khó khăn cho học sinh. Ví dụ từ lớp 10 lên 11 còn được, còn từ lớp 11 lên 12 thì không có thời gian cho các em vì có những chuyên đề đi theo”- thầy Vũ cho biết.

Còn tại trường THPT Nguyễn Du (Quận 10), thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đến thời điểm này, trường đã xây dựng được 7 tổ hợp môn dựa trên nguồn lực mà nhà trường hiện có. Trong đó đảm bảo không thừa, không thiếu, các tổ hợp môn được cân nhắc kỹ lưỡng làm sao học sinh khi chọn đều vừa đáp ứng được thế mạnh của mình nhưng cũng vừa cân bằng được các hoạt động khác.

Với lợi thế tổ chức những môn học như nghệ thuật, hoạt động ngoài giờ, thể chất từ trước nên trường không gặp khó khăn. Hiện tại các bộ môn như nghệ thuật, số lượng nhận sự có thể đáp ứng đủ. Tuy nhiên thầy Phú cũng lưu ý, việc lựa xây dựng, bố trí tổ hợp môn của nhà trường là dựa trên nguồn lực, vật lực có sẵn, phụ huynh và học sinh cũng nên tìm hiểu kỹ để chọn sao cho phù hợp, tránh đứng núi này trông núi nọ giữa “ma trận” tổ hợp ở chương trình mới.

“Việc chọn tổ hợp để xây dựng các tổ hợp thì phụ huynh phải tin tuyệt đối vào nhà trường, không riêng gì trường THPT Nguyễn Du mà các trường khác cũng vậy. Khi giáo dục 1 đứa trẻ, không phải lớp 10 mà còn lớp 11, lớp 12 rồi dự thi tốt nghiệp THPT và xét vào các trường đại học. Nhà trường cũng cân nhắc những nội dung làm sao đủ mạnh cho công tác đó”- thầy Phú cho biết thêm.

Chương trình lớp 10 mới được cho là có tính phân hoá và xây dựng gần với định hướng nghề nghiệp của học sinh. Năm học tới đây cũng là năm đầu tiên áp dụng nên chắc chắn sẽ có những khó khăn khi thời gian chuẩn bị không còn nhiều./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội chốt lịch thi vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023
Hà Nội chốt lịch thi vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023

VOV.VN - UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2022-2023.

Hà Nội chốt lịch thi vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023

Hà Nội chốt lịch thi vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023

VOV.VN - UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2022-2023.

Chương trình mới lớp 10: “Ma trận” tổ hợp các môn tự chọn
Chương trình mới lớp 10: “Ma trận” tổ hợp các môn tự chọn

VOV.VN - Chương trình mới lớp 10 được đánh giá là có những khác biệt căn bản đối với các lớp học ở bậc tiểu học, THCS trong việc thiết kế môn học khi học sinh được lựa chọn các môn học theo sở thích.

Chương trình mới lớp 10: “Ma trận” tổ hợp các môn tự chọn

Chương trình mới lớp 10: “Ma trận” tổ hợp các môn tự chọn

VOV.VN - Chương trình mới lớp 10 được đánh giá là có những khác biệt căn bản đối với các lớp học ở bậc tiểu học, THCS trong việc thiết kế môn học khi học sinh được lựa chọn các môn học theo sở thích.

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 ở TP.HCM có sự phân hóa
Cấu trúc đề thi vào lớp 10 ở TP.HCM có sự phân hóa

VOV.VN - UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2022-2023. Đề thi tuyển sinh lớp 10 dự kiến có cấu trúc, nội dung và độ phân hóa giống mọi năm, nhưng tăng thời lượng thi môn Tiếng Anh lên 90 phút.

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 ở TP.HCM có sự phân hóa

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 ở TP.HCM có sự phân hóa

VOV.VN - UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2022-2023. Đề thi tuyển sinh lớp 10 dự kiến có cấu trúc, nội dung và độ phân hóa giống mọi năm, nhưng tăng thời lượng thi môn Tiếng Anh lên 90 phút.