Tự chủ đại học: Tình trạng "cha truyền con nối" khiến chất lượng giảm

VOV.VN -Đội ngũ cán bộ, giảng viên của các trường đại học khi người nào đã vào biên chế Nhà nước thì cứ ngồi yên cho đến lúc về hưu.

Tự chủ đại học (ĐH) là một xu thế khách quan trên thế giới. Cũng như các nước khác, để thực hiện cải cách giáo dục, Việt Nam cũng thực hiện trao quyền tự chủ cho các trường ĐH. Tuy nhiên, quá trình thực hiện việc tự chủ ĐH vẫn còn một số rào cản và bất cập.

Để hiểu rõ hơn về những bất cập đó, phóng viên VOV.VN phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục- Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

PV: Thưa GS, việc giao quyền tự chủ sẽ thúc đẩy chất lượng giảng dạy, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường ĐH công lập và góp phần giảm chi ngân sách Nhà nước. Vậy theo GS, những thách thức mà các trường ĐH công lập đang phải đối diện là gì?

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Khi các trường ĐH công lập thực hiện tự chủ sẽ phải đối diện với 2 thách thức lớn. Một là, những rào cản của pháp luật, thói quen quản lý theo kiểu tập trung bao cấp của Việt Nam. Mặc dù Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH đã thừa nhận quyền tự chủ của các trường nhưng lại đặt ra hàng loạt yêu cầu hạn chế quyền tự chủ ấy khiến cho ý tưởng thực hiện quyền tự chủ không thể triển khai được.

Hiện nay, chúng ta vẫn còn tình trạng các trường ĐH do “Bộ chủ quản”, các trường do UBND các tỉnh, thành quản lý… Chính sự quản lý này rất chồng chéo khiến các trường ĐH khó có thể thực hiện tự chủ.

Thách thức thứ hai là nhiều trường ĐH trên cả nước chưa sẵn sàng tự chủ. Ví dụ như trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT có kêu gọi và khuyến khích các trường ĐH tổ chức tuyển sinh riêng và có phương án khả thi trình Bộ xem xét, phê duyệt nhưng rất ít trường sẵn sàng thực hiện.

Thực tế là không phải các trường ĐH thiếu tiềm lực nhưng bởi vì họ nghĩ là có Bộ GD-ĐT hay cơ quan khác lo, chịu trách nhiệm cho mình rồi nên chẳng tội gì đứng ra tổ chức một kỳ tuyển sinh riêng. Khi tổ chức thi riêng, các trường phải lo từ chuyện ra đề thi, bảo mật đề thi và cả bố trí đội ngũ cán bộ coi thi, chấm thi…

Ngoài ra, nhiều trường ĐH rất “ngại” tự chủ vì sẽ phải dứt ra khỏi “bầu sữa” ngân sách Nhà nước và sợ cắt giảm đi sự đầu tư của Nhà nước thì không biết xoay sở thế nào.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết


Ở các trường ĐH hiện đang có tình trạng “hôn nhân cận huyết” 

PV: Đến thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho 14 trường ĐH, CĐ được thực hiện tự chủ tài chính. Việc cho các trường ĐH được quyền tự chủ sẽ được mở rộng trong thời gian tới. Để thực hiện nhiệm vụ này, các trường ĐH phải thay đổi những gì, thưa GS?

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi cho rằng, đội ngũ cán bộ, giảng viên của các trường ĐH hiện nay chưa đủ khả năng để thực hiện hoàn toàn quyền tự chủ. Số lượng cán bộ, giảng viên có năng lực vẫn còn ít. Ở các trường ĐH hiện đang có tình trạng “hôn nhân cận huyết” như việc bố mẹ có con, cháu học ở trường ĐH rồi thì tìm cách giữ con lại trường. Nếu tình trạng “cha truyền con nối” như vậy thì có thể dẫn đến “thoái hóa” khiến các trường ĐH không có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Việc tự chủ phải đi đôi với trách nhiệm của giảng viên. Tôi thấy rằng, không một nước nào có cán bộ, giảng viên “sướng” như ở Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ khi người nào đã vào biên chế Nhà nước thì cứ ngồi yên cho đến lúc về hưu.

Trong khi đó ở nhiều nước, hàng năm vẫn có những tiêu chí đối với cán bộ, giảng viên rất khắt khe. Nếu họ không đáp ứng được những tiêu chí đặt ra thì trường ĐH sẵn sàng loại bỏ.

Tôi lấy một trường hợp như con gái tôi giảng dạy ở một trường ĐH tại Singapore rất vất vả vì năm nào cũng phải đi hội nghị quốc tế, làm việc ngày đêm rất căng thẳng. Tôi thấy con gái đang có cháu nhỏ nên có nói là hãy khoan đi hội nghị quốc tế vài năm nhưng con gái tôi bảo không được. Bởi vì một năm không dự hội nghị quốc tế và có bài báo đăng trên tạp chí quốc tế thì chắc chắn không đạt được tiêu chuẩn của giáo viên, giảng viên trong năm. Nếu trong hai và ba năm như vậy thì nhà trường sẽ không ký hợp đồng lao động với giảng viên nữa.

Lấy ví dụ như trên để nhấn mạnh rằng, các trường ĐH phải không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng quản lý, đào tạo bằng cách là rà soát, sàng lọc cán bộ, giảng viên ngay chính trong trường mình trên con đường tự chủ. Ví dụ như hàng năm, các trường có thể kiểm tra trình độ chuyên môn, tiếng Anh của cán bộ, giảng viên. Nếu họ không đạt trình độ đưa ra thì có thể bị loại, không được giảng dạy tiếp nữa.

PV: Thưa GS, để các trường ĐH tự chủ một cách hiệu quả, chúng ta cần bắt buộc thay đổi mô hình quản trị như thế nào ?

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Trước tiên, chúng ta phải phân biệt giữa mô hình quản trị, cơ quan chủ quản của ĐH công lập và ĐH ngoài công lập.

Nếu là trường ĐH công lập không có cổ đông nên Hội đồng quản trị của trường sẽ có những thành phần theo quy định của pháp luật, trong đó có thành phần của xã hội. Chỉ có điều là hiện nay, chúng ta chưa giải quyết được tốt mối quan hệ giữa hội đồng trường với ban giám hiệu và đảng ủy. Vì vậy, các trường ĐH phải giải quyết được mối quan hệ này để sao cho hội đồng trường thực sự là cơ quan quyền lực của trường. Ví dụ như hội đồng trường phải bầu được hiệu trưởng, còn nếu hiệu trưởng vẫn do cơ quan cấp trên bổ nhiệm thì có thể hiệu trưởng không nghe ý kiến của hội đồng trường.

Hội đồng trường phải đưa ra được kế hoạch phát triển hoạt động của trường và buộc hiệu trưởng và nhà trường phải thực hiện theo. Để giải quyết được điều này, chúng ta cần phải sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục ĐH.   

Ngoài các trường ĐH công lập, một số trường ĐH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, không có đại hội cổ đông và hội đồng quản trị của trường không phải là cơ quan chấp hành nghị quyết của đại hội cổ đông.

Hội đồng của trường chủ yếu gồm những nhà chuyên môn quyết định một vấn đề gì đó theo ý kiến của đa số, chứ không phải cấu tạo toàn các cổ đông lớn, ai có cổ phần lớn hơn sẽ là người quyết định mọi việc.

Ngoài ra, còn có trường ĐH hoạt động vì mục đích lợi nhuận thì hoạt động như một doanh nghiệp, có đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị gồm những cổ đông lớn và mọi việc sẽ quyết định theo số phiếu của cổ đông lớn.

Chính sách của Nhà nước đối với các trường ĐH trên sẽ khác nhau. Nếu là trường ĐH hoạt động vì mục đích lợi nhuận thì sẽ phải nộp thuế và được hưởng chính sách như doanh nghiệp.

Trường ĐH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận thì chúng ta đối xử như trường ĐH công lập.

PV: Xin cảm ơn GS!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe những khó khăn về tự chủ đại học
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe những khó khăn về tự chủ đại học

VOV.VN - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bộ GD-ĐT sẽ lắng nghe ý kiến của các trường để tìm ra bước đi phù hợp trong thực hiện tự chủ đại học.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe những khó khăn về tự chủ đại học

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe những khó khăn về tự chủ đại học

VOV.VN - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bộ GD-ĐT sẽ lắng nghe ý kiến của các trường để tìm ra bước đi phù hợp trong thực hiện tự chủ đại học.

Thi, xét tốt nghiệp và tuyển sinh: Cần “buông” để giao quyền tự chủ
Thi, xét tốt nghiệp và tuyển sinh: Cần “buông” để giao quyền tự chủ

VOV.VN -Theo nhiều chuyên gia, phương án thi xét tốt nghiệp và giao quyền xét tuyển ĐH cho các trường chủ động là việc ngành giáo dục nên làm.

Thi, xét tốt nghiệp và tuyển sinh: Cần “buông” để giao quyền tự chủ

Thi, xét tốt nghiệp và tuyển sinh: Cần “buông” để giao quyền tự chủ

VOV.VN -Theo nhiều chuyên gia, phương án thi xét tốt nghiệp và giao quyền xét tuyển ĐH cho các trường chủ động là việc ngành giáo dục nên làm.

Ông Vũ Đức Đam: Nhà nước không “bỏ lửng” khi các trường đại học tự chủ
Ông Vũ Đức Đam: Nhà nước không “bỏ lửng” khi các trường đại học tự chủ

VOV.VN -Tự chủ sẽ giúp các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà nước không "bỏ lửng" khi các trường tự chủ mà hỗ trợ các trường dưới hình thức khác.

Ông Vũ Đức Đam: Nhà nước không “bỏ lửng” khi các trường đại học tự chủ

Ông Vũ Đức Đam: Nhà nước không “bỏ lửng” khi các trường đại học tự chủ

VOV.VN -Tự chủ sẽ giúp các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà nước không "bỏ lửng" khi các trường tự chủ mà hỗ trợ các trường dưới hình thức khác.

Vướng mắc và đề xuất của các trường khi thực hiện tự chủ Đại học
Vướng mắc và đề xuất của các trường khi thực hiện tự chủ Đại học

VOV.VN - Các trường được tự chủ đại học đề xuất thu học phí dựa trên việc xếp hạng, thay đổi cách thức để thực hiện tuyển sinh riêng, mở ngành…

Vướng mắc và đề xuất của các trường khi thực hiện tự chủ Đại học

Vướng mắc và đề xuất của các trường khi thực hiện tự chủ Đại học

VOV.VN - Các trường được tự chủ đại học đề xuất thu học phí dựa trên việc xếp hạng, thay đổi cách thức để thực hiện tuyển sinh riêng, mở ngành…

Đại học nào thu học phí cao nhất và thấp nhất khi tự chủ?
Đại học nào thu học phí cao nhất và thấp nhất khi tự chủ?

VOV.VN -Mức thu học phí với từng ngành cao nhất là ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM (14,5 triệu đồng/năm). Mức thu thấp nhất là ĐH Hà Nội (7,8 triệu đồng/năm).

Đại học nào thu học phí cao nhất và thấp nhất khi tự chủ?

Đại học nào thu học phí cao nhất và thấp nhất khi tự chủ?

VOV.VN -Mức thu học phí với từng ngành cao nhất là ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM (14,5 triệu đồng/năm). Mức thu thấp nhất là ĐH Hà Nội (7,8 triệu đồng/năm).