Tự chủ ĐH nếu không nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu thì cần xem lại chính sách

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, tự chủ không gì khác là để đại học năng động hơn, giải phóng được nguồn lực và sức sáng tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nếu tự chủ không mang lại được điều đó thì cơ chế, chính sách phải điều chỉnh.

Ngày 24/8, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị giáo dục đại học năm 2021. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 1 điểm cầu tại Bộ GD-ĐT và gần 500 điểm cầu tại các trường đại học, cao đẳng; các cơ quan, đơn vị liên quan. 

Báo cáo tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy cho rằng, trong năm qua, tự chủ đại học ghi nhận sự thay đổi rất lớn về nhận thức và sự triển khai quyết liệt của các trường. 142/175 đơn vị công lập, 34/35 đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT đã hoàn thành kiện toàn Hội đồng trường. 

Bên cạnh kết quả đạt được, một số nơi triển khai tự chủ chậm trễ, lúng túng. Mặc dù triển khai tốt nhưng công tác tuyển sinh đang đứng trước nhiều thách thức, tác động của Covid-19 tới việc xác nhận nhập học, di chuyển, phương thức học tập năm học mới… Quy mô khối ngành cũng thay đổi. Một số cơ sở tuyển sinh tốt song chưa đầu tư điều kiện đảm bảo chất lượng tương xứng với quy mô đào tạo, nhiều nơi thiếu nguồn lực. Một số trường tuyển sinh thấp so với năng lực (năm 2020, có khoảng 25% cơ sở giáo dục đại học có tỷ lệ nhập học thấp). Số chương trình đào tạo được kiểm định tăng nhưng chưa đáp ứng được mục tiêu.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã điểm lại một số kết quả nổi bật của giáo dục đại học trong năm học nhiều khó khăn, thách thức vừa qua. Đó là việc tiếp tục thực hiện các chỉ đạo về tự chủ đại học và thu được kết quả quan trọng. Công tác tuyển sinh, đào tạo không chỉ đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng mà còn cho thấy sự chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục trong việc biến thách thức thành cơ hội để đẩy mạnh chuyển đổi số của giáo dục đại học.

Năm học vừa qua, theo Bộ trưởng, cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể của số lượng các công bố quốc tế, chỉ số xếp hạng của giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục được giữ vững và tăng trưởng - khẳng định vai trò của giáo dục đại học Việt Nam trên bản đồ quốc tế, hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng ngày càng được cải thiện.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng yêu cầu trong giai đoạn dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp như hiện nay, theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, các trường đại học cần tham gia chống dịch bằng tất cả khả năng có thể. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu thuốc, các công cụ phòng chống dịch. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu tư vấn chính sách về kinh tế - xã hội, việc làm, giải quyết những tác động của dịch bệnh tới con người, xã hội, tâm lý.

Bước sang năm học mới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, giáo dục đại học cần tiếp tục khắc phục khó khăn để tiếp tục lộ trình đổi mới, trong đó, cần tăng cường các giải pháp thích nghi với điều kiện dịch bệnh có thể còn kéo dài, thực hiện chuyển đổi từ đào tạo trực tiếp sang đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến, kiên trì mục tiêu chất lượng và tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện.

“Giáo dục đại học không chỉ chuyển đổi số và ứng phó cho mình, mà còn đóng vai trò nòng cốt trong chuyển đổi số toàn ngành giáo dục, hỗ trợ cho bậc học phổ thông và giáo dục địa phương” Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh đồng thời khẳng định với vai trò là trung tâm trí tuệ thì đây là việc các trường đại học cần lưu ý.

Đề cập đến những nội dung cụ thể của giáo dục đại học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh trước hết đến tự chủ đại học. Theo đó, năm học tới tự chủ đại học sẽ tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng toàn diện, có chiều sâu và hiệu quả.

“Tự chủ không gì khác là để đại học năng động hơn, giải phóng được nguồn lực và sức sáng tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nếu tự chủ không mang lại được điều đó thì cơ chế, chính sách phải điều chỉnh”, Bộ trưởng nêu rõ.

Từ đó, Bộ trưởng yêu cầu, cần tiếp tục rà soát về phương diện thể chế để từng bước đồng bộ, tạo cơ chế chính sách đầy đủ thuận lợi cho tự chủ. Ngoài ra, muốn triển khai tự chủ đúng hướng, cần nâng cao nhận thức và thống nhất cách hiểu để áp dụng các quy định về tự chủ.

“Thực thi quyền tự chủ phải làm sao để quyền đó lan tỏa tới được chủ thể quan trọng là người thầy, là các nhà khoa học. Tự chủ phải đem lại giá trị cao hơn cho tiếng nói chuyên môn, để tiếng nói của người thầy, nhà khoa học, chuyên gia phải trở thành tiếng nói quan trọng trong quản trị, vận hành cơ sở giáo dục đại học. Có làm được điều đó, tự chủ đại học mới đầy đủ và có chiều sâu” Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định.

Bên cạnh đó, người đứng đầu Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo tăng cường công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng trong năm học tới, trong đó vai trò kiểm soát thông qua các bộ công cụ của cơ quan quản lý nhà nước là yếu tố quan trọng. Cụ thể, Bộ trưởng cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai rà soát các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, củng cố và phát triển các trung tâm kiểm định và đội ngũ kiểm định viên, hoàn thiện hệ thống chế tài xử phạt và sẽ làm sát thực tế hơn, nghiêm minh hơn. Ngoài ra, sẽ quan tâm nhiều hơn đến công tác hậu kiểm định.

Trong bối cảnh tuyển sinh chịu tác động của tình hình dịch bệnh những năm gần đây, Bộ trưởng cũng yêu cầu cần đổi mới công tác tuyển sinh, gắn với việc kỳ thi tốt nghiệp THPT phải năng động hơn để thích nghi và có sự đổi mới theo hướng tăng cường phân cấp trong thi tốt nghiệp THPT. Đây là việc đang trong quá trình chuẩn bị, tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, 2 Đại học quốc gia và các đại học vùng có thể bắt tay ngay vào việc xây dựng và củng cố hệ thống các trung tâm khảo thí, tạo tiền đề cơ sở vật chất cho các chủ trương đổi mới thi trong thời gian sắp tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lịch xét tuyển đại học năm 2021
Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lịch xét tuyển đại học năm 2021

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa thông báo điều chỉnh lịch tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021, với các mốc thời gian điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học, cao đẳng đều được điều chỉnh đến cuối tháng 8 và giữa tháng 9.

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lịch xét tuyển đại học năm 2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lịch xét tuyển đại học năm 2021

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa thông báo điều chỉnh lịch tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021, với các mốc thời gian điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học, cao đẳng đều được điều chỉnh đến cuối tháng 8 và giữa tháng 9.

Các giáo sư đại học Đức tái khẳng định giá trị của phán quyết PCA về Biển Đông
Các giáo sư đại học Đức tái khẳng định giá trị của phán quyết PCA về Biển Đông

VOV.VN - Trước thềm kỷ niệm 5 năm phán quyết của tòa PCA về Biển Đông, Đại học Hamburg (Đức) đã tổ chức hội thảo về sự kiện này và các động thái liên quan của Trung Quốc và các nước khác hiện nay.

Các giáo sư đại học Đức tái khẳng định giá trị của phán quyết PCA về Biển Đông

Các giáo sư đại học Đức tái khẳng định giá trị của phán quyết PCA về Biển Đông

VOV.VN - Trước thềm kỷ niệm 5 năm phán quyết của tòa PCA về Biển Đông, Đại học Hamburg (Đức) đã tổ chức hội thảo về sự kiện này và các động thái liên quan của Trung Quốc và các nước khác hiện nay.

4 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam lọt top đại học tốt nhất thế giới năm 2022
4 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam lọt top đại học tốt nhất thế giới năm 2022

VOV.VN - Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds - Anh) vừa công bố bảng xếp hạng đại học thế giới cho năm 2022 vào sáng nay (9/6). Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học có mặt trong bảng xếp hạng này.

4 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam lọt top đại học tốt nhất thế giới năm 2022

4 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam lọt top đại học tốt nhất thế giới năm 2022

VOV.VN - Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds - Anh) vừa công bố bảng xếp hạng đại học thế giới cho năm 2022 vào sáng nay (9/6). Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học có mặt trong bảng xếp hạng này.