Từ vụ HS phải kiểm điểm trước toàn trường: Kỷ luật thế nào để giáo dục

VOV.VN -Vụ việc học sinh lớp 8 tại TP HCM bị hạ hạnh kiểm, đình chỉ học, đọc bản kiểm điểm trước toàn trường vì xúc phạm nhóm nhạc Hàn Quốc đang gây tranh cãi.

Dư luận đang xôn xao về video quay cảnh nam sinh lớp 8 đọc bản kiểm điểm trước toàn trường về hành vi xúc phạm nhóm nhạc Hàn Quốc BTS. Việc Q đọc kiểm điểm được quay clip, đăng lên fanpage của trường. Sau đó video được chia sẻ lên nhiều diễn đàn, gây ra hai luồng ý kiến trái chiều về cách xử lý của nhà trường. Nhiều người cho rằng, trường xử nghiêm để răn đe. Trong khi đó, số khác nhận xét hình thức xử lý này chưa hợp lý.

Hình phạt bắt học sinh đọc bản kiểm điểm trước toàn trường và quay clip đăng lên mạng xã hội gây tranh cãi. (Ảnh: KT)

Bày tỏ quan điểm về sự việc này, TS Nguyễn Thanh Sơn (Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình) cho rằng, cần xử lý học sinh dùng ngôn từ, hình ảnh thóa mạ người khác trên mạng xã hội. Tuy nhiên, bắt học sinh đọc bản kiểm điểm công khai là không đúng và không mang tính giáo dục cao.

"Nhiệm vụ của nhà trường không phải đi giải quyết những việc như thế. Đã dùng kỷ luật nhà trường không đúng với yêu cầu. Câu chuyện em thích hay không thích hay phê phán ban nhạc nào đó là tư cách cá nhân. Nếu có, chỉ hướng dẫn em đó, ví dụ như em không nên dùng từ ngữ thóa mạ, xâm phạm đến danh dự của 1 ban nhạc. Hướng dẫn em đó mới là đúng. Ví dụ gọi lên nói chuyện với tư cách cá nhân, như thầy khuyên em thế này thế kia", thầy Sơn nói.

Cụ thể em N.H.M.Q đã lập trang anti, đăng hình ảnh, bài viết có nội dung thô tục, xúc phạm nhóm nhạc Hàn Quốc BTS. Theo đại diện nhà trường, việc kỷ luật em Q không phải vì nhóm nhạc BTS nổi tiếng mà kỷ luật em để răn đe, giáo dục và bảo vệ em. Hình thức kỷ luật em Q là phải đọc bản kiểm điểm xin lỗi người xúc phạm trước toàn trường, bị đình chỉ học 4 ngày, sẽ bị xếp loại hạnh kiểm cao nhất là trung bình và thấp nhất là yếu trong học kỳ I của năm học này...

PGS TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội cho rằng, việc nam sinh bị bắt đọc bản kiểm điểm trước toàn trường sẽ làm tổn thương tâm lý của em. Chưa kể, sự việc bi quay clip, đăng lên mạng xã hội cũng là bêu xấu trước cộng đồng mạng. Theo PGS TS Trần Thành Nam, có nhiều bài học được rút ra từ câu chuyện này.

"Bài học thứ nhất là phạt như thế nào để mang tính giáo dục, liên quan đến hành vi mà mình muốn giáo dục lỗi sai đứa trẻ. Thứ 2 là phạt phải rất tôn trọng học sinh thì để học sinh sẽ không có hành vi chống đối, giấu diếm những lỗi trong lần tiếp theo. Thứ 3 là quan điểm của chúng ta cần thay đổi, cách thức để giảm hành vi sai, tốt nhất là tăng những hành vi tốt lên, bằng cách là chúng ta khen ngợi, tuyên dương, hướng sự chú ý của cả lớp vào hành vi tốt của bạn ấy. Hình phạt nhẹ nhàng thì học sinh nhận ra giá trị giáo dục và theo giá trị đó tốt hơn", ông Nam nhấn mạnh.

Kỷ luật học sinh thế nào để vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn luôn là băn khoăn, trăn trở của những người làm nghề giáo. Là người gắn bó với ngôi trường đặc biệt gồm những học sinh cá tính và chưa ngoan - THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng trong gần 30 năm qua, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, bất cứ ngôi trường nào cũng cần có kỷ luật, nhưng hình thức kỷ luật làm sao phải mang tính giáo dục đối với học sinh: "Trước hết trường nào cũng phải có kỷ luật. Chỉ có kỷ luật mới có chất lượng. Nhưng nhà trường là giáo dục, do đó quá trình làm sao phải phù hợp với lứa tuổi, tâm lý từng cấp học. Cái quan trọng là nhà trường phải dẫn dắt học trò để thực hiện mục tiêu giáo dục của mình. Không phải chỉ đưa ra những nguyên tắc, nội quy là xong, mà phải kết hợp dạy giá trị sống và kỹ năng sống để học sinh có thể tự điều chỉnh. Thứ 2 nữa là các nội quy, nguyên tắc được thảo luận rất kỹ chứ không phải là anh làm sai là tôi đuổi anh, anh làm sai là tôi mắng anh. Đó không phải là giáo dục", thầy Lâm cho biết.

Theo ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM, trong trường hợp học sinh có hành vi ứng xử không đúng trên mạng, trường cần mời gia đình, học sinh lên nói chuyện, phân tích đúng sai để em hiểu, tự gỡ bài đăng. Việc vi phạm xảy ra trên mạng xã hội thì em đăng lời xin lỗi lên mạng, thay vì đứng đọc trước toàn thể học sinh. Qua câu chuyện này, ThS hạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM cho rằng, các trường cần đưa cách ứng xử, giao tiếp trên mạng xã hội vào chương trình giáo dục. Các trường cần phải xây dựng, tuyên truyền và tổ chức những hoạt động để giúp cho học sinh, sinh viên của mình nhìn nhận và xây dựng được giá trị sống tốt. Vấn đề tiếp đến là các trường phải rèn cho các em kỹ năng mềm, đặc biệt là những vấn đề về kỹ năng tư duy, phản biện. Các em có tìm hiểu thông tin, đánh giá thông tin và nhìn ở nhiều khía cạnh khác nhau trước khi thực hiện việc nêu ra ý kiến cá nhân./.




Nhiệm vụ giáo dục học sinh chưa bao giờ là công việc dễ dàng đối với thầy cô trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão ngày nay. Học sinh có lỗi thì phải bị xử lý nhưng lựa chọn hình thức kỷ luật ra sao để vừa có tính răn đe, nhưng cũng đầy nhân văn và mang tính giáo dục cao. Nhà trường và gia đình cần quan tâm đến học sinh nhiều hơn nữa. Trao cho các em những kỹ năng cần thiết để ứng xử văn minh trên các trang mạng xã hội, nhất là Facebook./.

Lê Thu




Lê Thu - Phòng Xã hội - VOV1

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tuyên dương 2 học sinh nhặt được ví có 15 triệu đồng trả lại người mất
Tuyên dương 2 học sinh nhặt được ví có 15 triệu đồng trả lại người mất

VOV.VN - Trên đường đi học về, hai em học sinh đã nhặt được một cái ví, bên trong có 15 triệu đồng và một số giấy tờ khác…

Tuyên dương 2 học sinh nhặt được ví có 15 triệu đồng trả lại người mất

Tuyên dương 2 học sinh nhặt được ví có 15 triệu đồng trả lại người mất

VOV.VN - Trên đường đi học về, hai em học sinh đã nhặt được một cái ví, bên trong có 15 triệu đồng và một số giấy tờ khác…

Giáo dục thể chất để học sinh khiếm thị “Năng động cùng thể thao”
Giáo dục thể chất để học sinh khiếm thị “Năng động cùng thể thao”

VOV.VN - Đây là năm đầu tiên chương trình “Năng động cùng thể thao” có hoạt động hướng tới học sinh khiếm thị, khẳng định mọi trẻ em đều có quyền vui chơi.

Giáo dục thể chất để học sinh khiếm thị “Năng động cùng thể thao”

Giáo dục thể chất để học sinh khiếm thị “Năng động cùng thể thao”

VOV.VN - Đây là năm đầu tiên chương trình “Năng động cùng thể thao” có hoạt động hướng tới học sinh khiếm thị, khẳng định mọi trẻ em đều có quyền vui chơi.

Học sinh ở nông thôn ăn ít rau hơn học sinh ở thành phố
Học sinh ở nông thôn ăn ít rau hơn học sinh ở thành phố

VOV.VN - Theo các thống kê, học sinh tiểu học ở thành phố bình quân ăn 102gram các loại rau mỗi ngày, cao hơn gần gấp đôi học sinh ở nông thôn.

Học sinh ở nông thôn ăn ít rau hơn học sinh ở thành phố

Học sinh ở nông thôn ăn ít rau hơn học sinh ở thành phố

VOV.VN - Theo các thống kê, học sinh tiểu học ở thành phố bình quân ăn 102gram các loại rau mỗi ngày, cao hơn gần gấp đôi học sinh ở nông thôn.