Tuyển sinh lớp 10 THPT căng hơn thi đại học

Việc vào được trường công lập có uy tín của Hà Nội không đơn giản khi những trường tốp đầu có thể lấy tới 54 điểm

 
Ngày 18/6, hơn 71.000 thí sinh sẽ dự thi 2 môn Ngữ văn và Toán để được chọn vào trường THPT công lập của Hà Nội. Sức ép của kỳ thi này khiến cả thầy và trò không dám bỏ thời gian để nghỉ ngơi khi buổi học thêm cuối cùng chỉ kết thúc 2 ngày trước kỳ thi. 
Ngày 17/6, thí sinh sẽ tập trung tại điểm thi nghe phổ biến quy chế kỳ tuyển sinh lớp 10 năm 2013

Học thêm đến sát ngày thi

Thực tế kỳ thi vào lớp 10 THPT gây áp lực rất lớn bởi sẽ quyết định nhiều tới môi trường học tập rất quan trọng và bước nối chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh ĐH. Việc vào được trường công lập có uy tín của Hà Nội không đơn giản khi những trường tốp đầu có thể lấy tới 54 điểm. Điều này đòi hỏi thí sinh phải đạt mức tối đa điểm xét THCS (4 năm học lực loại giỏi và thi nghề loại giỏi) và 2 môn Văn và Toán phải từ 8 điểm trở lên. Với áp lực như vậy, phần lớn trường THCS của Hà Nội chưa hề có nghỉ hè với giáo viên và học sinh khối 9. Bà Lý Thị Lương, Hiệu trưởng trường THCS Ngô Sỹ Liên cho biết, học sinh khối 9 của trường vẫn ôn thi đến hết thứ bảy ngày 15-6 như phần đông các trường khác. Tâm lý giáo viên lẫn phụ huynh, học sinh đều muốn ôn tập đến ngày cuối cùng để không bị quên kiến thức dù nội dung thi chủ yếu chỉ nằm trong chương trình lớp 9.

Vừa ôn thi ở trường, tối đến lại đến nhà cô kèm thêm, N.T. Phát, học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt cho biết, em chỉ có đủ thời gian về nhà ăn trưa, rồi lại đi học, về ăn tối lại tiếp tục học thêm. Về đến nhà đã muộn nhưng vẫn phải cố ôn bài hoặc làm bài tập cô giao. “Không hiểu tại sao mà càng ôn thi lại càng thấy thiếu kiến thức. Chúng em đều cảm thấy quá tải nhưng vẫn phải cố gắng để vượt qua kỳ thi lần này” – N.T.Phát cho biết. Không chỉ học trò lo mà sự lo lắng này còn thể hiện rõ với đội ngũ giáo viên dạy lớp 9. “Không hiểu vì sao năm nay các trường đều rất căng thẳng trong việc ôn tập cho học trò của mình. Vẫn biết là chỉ tiêu vào công lập giảm là do sĩ số học sinh giảm nhưng tâm lý ai cũng cho rằng kỳ thi năm nay sẽ khó hơn, căng thẳng hơn năm trước” – một giáo viên trường Minh Khai cho biết.

Không chạy theo bệnh thành tích

Lo ngại về tính cạnh tranh cao của kỳ thi sắp tới, điều khiến các trường THCS sợ nhất là tỷ lệ học sinh thi đỗ vào công lập thấp, điểm thi không cao sẽ ảnh hưởng đến uy tín và đánh giá thi đua của giáo viên cũng như của nhà trường. Chính vì điều này, đối với những học sinh học lực kém có thể sẽ được tư vấn không thi vào hệ THPT mà vào hệ GDTX để không ảnh hưởng đến thành tích chung. Để đảm bảo quyền lợi của học sinh, ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, nếu có thông tin về việc một số nơi, nhất là ở vùng sâu, vùng xa có tình trạng nhà trường vận động những học sinh có học lực yếu, kém không tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vì sợ sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh hiệu thi đua, Sở GD-ĐT sẽ trực tiếp xác minh, nếu phát hiện đúng là có tình trạng này, Sở sẽ kiên quyết xử lý kỷ luật hiệu trưởng.

Với chỉ tiêu chiếm gần 70% trong tổng số học sinh đăng ký dự thi, cơ hội cho học sinh vào học các trường THPT công lập năm học 2013-2014 không giảm so với năm học trước, ông Đoàn Hoài Vĩnh khẳng định trước nỗi lo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập năm nay giảm hơn so với năm ngoái 1.400 học sinh. Thực tế, thống kê của Sở GD-ĐT cho thấy, tổng số học sinh dự thi năm nay giảm gần 5.000 em. 

Bên cạnh đó, điểm mới của Hà Nội năm nay nhằm tránh tình trạng chỗ học thì thừa mà học sinh lại “bơ vơ”, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình tuyển sinh của các trường THPT. Khi tiếp nhận, nhà trường phải yêu cầu học sinh ký vào danh sách nhập học. Hết thời gian tuyển sinh từng đợt, nhà trường phải nộp lại danh sách này, thay vì chỉ báo cáo về số lượng nhập học và chỉ tiêu như mọi năm. Danh sách nhập học thể hiện rõ số lượng học sinh nhập học thực tế so với chỉ tiêu được phê duyệt. Vì thế, đây được coi là căn cứ quan trọng để Sở GD-ĐT quyết định có cho phép trường hạ điểm chuẩn hay không. Thực tế các năm trước có tình trạng hiệu trưởng báo cáo là đã tuyển đủ song thực chất lại chưa tuyển hết chỉ tiêu được giao, cố tình để trống chỗ trong khi học sinh vẫn có nguyện vọng học. Quy trình cho phép tuyển nguyện vọng 3 cũng sẽ được làm chặt chẽ hơn theo hướng rà soát kỹ các dữ liệu liên quan như địa bàn, điểm chuẩn, điểm thi… vừa để đáp ứng nguyện vọng học của học sinh, bảo đảm cho số học sinh “tràn tuyến” tương ứng với chỉ tiêu, vừa hạn chế tối đa những xáo trộn trong công tác tuyển sinh của các trường trong cùng địa bàn./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 71.000 học sinh đăng ký vào lớp 10 trường THPT công
Hơn 71.000 học sinh đăng ký vào lớp 10 trường THPT công

(VOV) - Trường THPT Chu Văn An có 553 học sinh đăng ký nguyện vọng 1, trường THPT Kim Liên có 1167 đăng ký NV1....

Hơn 71.000 học sinh đăng ký vào lớp 10 trường THPT công

Hơn 71.000 học sinh đăng ký vào lớp 10 trường THPT công

(VOV) - Trường THPT Chu Văn An có 553 học sinh đăng ký nguyện vọng 1, trường THPT Kim Liên có 1167 đăng ký NV1....

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT trên địa bà thành phố

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT trên địa bà thành phố

Công bố chỉ tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Hà Nội-Amsterdam
Công bố chỉ tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Hà Nội-Amsterdam

(VOV) - Trong năm học 2013-2014, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam tuyển sinh 595, trong đó có 35 học sinh lớp tăng cường Tiếng Pháp.

Công bố chỉ tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Hà Nội-Amsterdam

Công bố chỉ tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Hà Nội-Amsterdam

(VOV) - Trong năm học 2013-2014, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam tuyển sinh 595, trong đó có 35 học sinh lớp tăng cường Tiếng Pháp.