Vì đâu hàng trăm giáo viên Mỹ Đức mất cơ hội xét đặc cách viên chức?

VOV.VN - Lãnh đạo huyện Mỹ Đức cho hay lỗi không phải do huyện không đóng BHXH, mà kể cả có đóng, thì giáo viên hợp đồng vẫn không đủ tiêu chuẩn xét đặc cách.

Trong cuộc giao ban của thành phố ngày 5/7, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã chỉ đạo Sở Nội vụ và thành lập ban chỉ đạo liên quan đến thi tuyển cán bộ công chức, viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là khối giáo viên. Theo đó, để được xét tuyển đặc biệt, các giáo viên phải đảm bảo các điều kiện: giáo viên phải có hợp đồng, đóng bảo hiểm trong suốt thời gian vừa qua, kiểm tra sức khỏe, trình độ, năng lực phù hợp với đề án mô tả việc làm.

Tuy nhiên, sau khi nhận được thông tin này, hàng trăm giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức (Hà Nội) lại không khỏi xót xa, lo lắng khi không đủ điều kiện xét tuyển, do hàng chục năm nay huyện Mỹ Đức chỉ ký hợp đồng 3 tháng và không đóng BHXH cho giáo viên.

Để làm rõ việc này, VOV.VN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hậu- Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

PV: Thưa ông, thời gian gần đây, dư luận đang rất quan tâm đến trường hợp của hàng trăm giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức với hàng chục năm công tác, nhưng họ vẫn chỉ được ký hợp đồng 3 tháng và không có BHXH hay bất kỳ chế độ nào khác. Ông giải thích thế nào về vấn đề này, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Hậu: Liên quan đến việc giáo viên hợp đồng của huyện, chúng tôi có biết. Thứ nhất, xuất phát từ vấn đề thiếu giáo viên trên địa bàn huyện, việc thiếu giáo viên không phải trong một lúc mà mỗi năm đều có người xin chuyển đi, có trường hợp về hưu nên các trường bị thiếu. Do đó, chúng tôi mới tuyển giáo viên hợp đồng không theo đợt cụ thể.

Từ trước tới nay huyện không xây dựng kế hoạch tuyển giáo viên hợp đồng mà dựa vào cả nhu cầu của các em sau khi học tốt nghiệp ra trường có nguyện vọng xin được dạy hợp đồng để quen công việc, chờ đến khi nào có dịp thi tuyển viên chức thì tham dự.

Thực tế 5 năm trở về trước huyện đã nhiều lần tổ chức thi và xét viên chức giáo dục, nhưng đến nay vẫn có người có thâm niên công tác 24 năm vẫn là giáo viên hợp đồng. Nguyên nhân có thể do họ không đủ điều kiện thi hoặc thi không đỗ.

PV: Vậy loại hợp đồng mà huyện ký cho hơn 300 giáo viên hiện nay là loại hợp đồng nào nếu chiếu theo Luật Lao động, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Hậu: Như đã nói, trên địa bàn Mỹ Đức không xây dựng kế hoạch của huyện tuyển giáo viên hợp đồng mà hợp đồng ở đây theo nguyện vọng của các em sinh viên sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm có liên hệ với huyện xin đi dạy học hợp đồng. Trong khi điều kiện của huyện thiếu giáo viên, cũng chưa có chỉ tiêu thi viên chức và ngân sách không cấp bù để cân đối việc thiếu giáo viên đó, hợp đồng của huyện ký với giáo viên có ghi sẽ chi trả mức lương tối thiểu là 1.210.000 đồng/tháng.

Huyện Mỹ Đức cũng chỉ có khả năng cân đối để chi trả mức lương như vậy và nói rõ là không có chế độ BHXH, chỉ hợp đồng trong thời hạn 3 tháng.

Từ năm 2018, chúng tôi đã chuyển việc hợp đồng này về cho nhà trường tự cân đối để chủ động ký hợp đồng.

PV: Có những giáo viên ký hợp đồng 3 tháng trong hơn 20 năm, trong khi Luật Lao động 2012 đã quy định rõ không ký hợp đồng thời vụ cho những công việc mang tính ổn định. Huyện có biết điều này không, việc ký hợp đồng như vậy có phải vi phạm Luật Lao động hay không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Hậu: Vì sao phải ký hợp đồng 3 tháng? Vì chúng tôi không có khả năng đóng BHXH, nên phải thực hiện 3 tháng/lần. Chẳng ai muốn cứ ký đi ký lại như vậy cho mất thời gian.

Còn nếu nói việc này vi phạm Luật Lao động, chúng tôi quá hiểu, đáng ra phải tuyển chính thức cho giáo viên hợp đồng, nhưng vì không có chỉ tiêu.

Chúng tôi không có khả năng tài chính để tham gia bảo hiểm cho các thầy cô và cũng đã nói rõ.

Đây hoàn toàn là huyện đáp ứng nguyện vọng cho giáo viên. Hiện nay một số giáo viên hợp đồng đang có ý kiến với TP và các cơ quan truyền thông. Nhưng cũng cần phải nói, trong đó có nhiều trường hợp đã nhiều lần dự thi viên chức ngành giáo dục mà không đỗ.

Đứng ở góc độ khác, khi nghe ý kiến của hàng nghìn phụ huynh học sinh, họ nói rằng thi 5 lần, 7 lượt không đỗ nhưng vẫn đứng trong ngành Sư phạm, buộc con họ vẫn phải học trong môi trường như vậy là không công bằng.

PV: Nói như vậy là những giáo viên nếu không đủ điều kiện, năng lực, đáng ra phải sa thải từ lâu. Vậy tại sao, đến thời điểm này, khi nhiều người đã nhiều tuổi mới mất việc. Như vậy, liệu có đang đẩy giáo viên vào thế khó không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Hậu: Những người thi không được tại sao không sa thải, nhưng nếu sa thải thì lại nói là không có đạo đức, đối xử với giáo viên thế này thế kia.

PV: Việc giáo viên chỉ được ký hợp đồng 3 tháng và không có BHXH, điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ mất đi cơ hội được xét tuyển đặc cách viên chức giáo dục lần này? Huyện có hướng giải quyết thế nào cho những giáo viên này?

Ông Nguyễn Văn Hậu: Việc xét tuyển đặc cách viên chức giáo dục vẫn đang là dự kiến, nhưng những điều kiện để được xét ở Mỹ Đức không có.

Theo nghị định 161 của Chính phủ, ưu tiên những trường hợp có đóng BHXH từ 5 năm trở lên và công tác ở các lĩnh vực trường công lập tự chủ về tài chính. Tôi không biết ở thành phố có bao nhiêu trường, nhưng ở Mỹ Đức không có trường nào tự chủ về tài chính như vậy. Nếu có các trường như vậy mời các cô đi tới những chỗ đó, vì TP không giới hạn việc xét tuyển ở đâu.

Tới đây, quyền của giáo viên là được thi hoặc được xét, những ai đủ điều kiện sẽ được xét đặc cách, chứ không thể vơ cả 300 giáo viên. Việc giải quyết những trường hợp này như thế nào thì cần thành phố cho ý kiến chỉ đạo.

Chúng tôi có thể nói công khai trên truyền thông là mức lương tối thiểu cho giáo viên hợp đồng xưa nay không được tỉnh Hà Tây cũ hay TP Hà Nội cấp. Chúng tôi đều phải tiết kiệm chi để cáng đáng vào những việc này, lấp vào chỗ thiếu chỉ tiêu giáo viên hợp đồng. Làm sao chúng tôi có thể gánh thêm BHXH trong khi đây là huyện thuần nông, thu ngân sách mỗi năm chỉ 200 tỷ.

Khi giáo viên vào hợp đồng, huyện đã nói rõ chỉ ở mức lương tối thiểu, không  tăng lương, không có BHXH. Nếu thoải mái thì hợp đồng. Vậy tại sao bây giờ đến khi xét tuyển viên chức, lại đổ trách nhiệm  cho huyện, bắt đền huyện.

PV: Xin cảm ơn ông!/.

Ông Mai Thành Công, Trưởng phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức thừa nhận: “Nếu theo Luật, sau khi ký hợp đồng thời vụ, đến lần thứ 3 đã phải ký hợp đồng dài hạn cho người lao động. Chúng tôi biết điều này là sai luật. Trong kỳ thi tuyển này, tôi mong TP có cơ chế đặc biệt quan tâm đến giáo viên hợp đồng có kinh nghiệm và trình độ, có những chính sách nhân văn với các cô. Sau cuộc thi viên chức lần này, khi đã đủ chỉ tiêu biên chế, huyện Mỹ Đức sẽ thực hiện nghiêm việc chấm dứt hợp đồng, thực hiện đúng theo Nghị định 161, không ký hợp đồng ở các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt với các vi trí như giáo viên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo viên hợp đồng Hà Nội có cơ hội được tuyển dụng đặc biệt
Giáo viên hợp đồng Hà Nội có cơ hội được tuyển dụng đặc biệt

VOV.VN -Hà Nội vừa có quyết định gửi các quận, huyện, thị xã trên thành phố rà soát lại số lượng giáo viên hợp đồng và xem xét tuyển dụng đặc biệt.

Giáo viên hợp đồng Hà Nội có cơ hội được tuyển dụng đặc biệt

Giáo viên hợp đồng Hà Nội có cơ hội được tuyển dụng đặc biệt

VOV.VN -Hà Nội vừa có quyết định gửi các quận, huyện, thị xã trên thành phố rà soát lại số lượng giáo viên hợp đồng và xem xét tuyển dụng đặc biệt.

Gần 300 giáo viên hợp đồng Sóc Sơn khóc nghẹn vì có nguy cơ mất việc
Gần 300 giáo viên hợp đồng Sóc Sơn khóc nghẹn vì có nguy cơ mất việc

VOV.VN - 256 giáo viên cấp tiểu học và THCS ở Sóc Sơn (Hà Nội) đang đồng loạt kêu cứu vì có nguy cơ phải ra khỏi ngành sau hàng chục năm công tác trong ngành.

Gần 300 giáo viên hợp đồng Sóc Sơn khóc nghẹn vì có nguy cơ mất việc

Gần 300 giáo viên hợp đồng Sóc Sơn khóc nghẹn vì có nguy cơ mất việc

VOV.VN - 256 giáo viên cấp tiểu học và THCS ở Sóc Sơn (Hà Nội) đang đồng loạt kêu cứu vì có nguy cơ phải ra khỏi ngành sau hàng chục năm công tác trong ngành.

Vụ giáo viên hợp đồng 3 tháng, không BHXH: Huyện Mỹ Đức đã phạm luật?
Vụ giáo viên hợp đồng 3 tháng, không BHXH: Huyện Mỹ Đức đã phạm luật?

VOV.VN - Hàng chục năm nay, giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức chỉ được ký hợp đồng 3 tháng 1, không có BHXH cũng như bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác.

Vụ giáo viên hợp đồng 3 tháng, không BHXH: Huyện Mỹ Đức đã phạm luật?

Vụ giáo viên hợp đồng 3 tháng, không BHXH: Huyện Mỹ Đức đã phạm luật?

VOV.VN - Hàng chục năm nay, giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức chỉ được ký hợp đồng 3 tháng 1, không có BHXH cũng như bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác.

Nỗi niềm giáo viên hợp đồng Hải Dương trước thềm năm học mới
Nỗi niềm giáo viên hợp đồng Hải Dương trước thềm năm học mới

VOV.VN -Nhiều giáo viên hợp đồng ở Hải Dương vẫn còn những nỗi lo trước thông tin có nguy cơ mất việc khi năm học mới bắt đầu.

Nỗi niềm giáo viên hợp đồng Hải Dương trước thềm năm học mới

Nỗi niềm giáo viên hợp đồng Hải Dương trước thềm năm học mới

VOV.VN -Nhiều giáo viên hợp đồng ở Hải Dương vẫn còn những nỗi lo trước thông tin có nguy cơ mất việc khi năm học mới bắt đầu.

Hàng trăm giáo viên hợp đồng tới phòng tiếp dân của Hà Nội kêu cứu
Hàng trăm giáo viên hợp đồng tới phòng tiếp dân của Hà Nội kêu cứu

VOV.VN - Đứng trước nguy cơ mất việc, sáng nay (4/6), hàng trăm giáo viên từ các huyện Sóc Sơn, Mỹ Đức, Ba Vì... đã kéo về UBND TP Hà Nội kêu cứu. 

Hàng trăm giáo viên hợp đồng tới phòng tiếp dân của Hà Nội kêu cứu

Hàng trăm giáo viên hợp đồng tới phòng tiếp dân của Hà Nội kêu cứu

VOV.VN - Đứng trước nguy cơ mất việc, sáng nay (4/6), hàng trăm giáo viên từ các huyện Sóc Sơn, Mỹ Đức, Ba Vì... đã kéo về UBND TP Hà Nội kêu cứu.