Việt Nam hưởng ứng Tuần lễ toàn cầu giáo dục cho mọi người

VOV.VN -Tuần lễ với mục đích giúp cho người khuyết tật được bình đẳng về quyền và bình đẳng về cơ hội trong giáo dục và trong cuộc sống.

Tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người với chủ đề: “Giáo dục và Khuyết tật” và thông điệp chính: “Người khuyết tật có quyền được thụ hưởng một nền giáo dục chất lượng, thân thiện và bình đẳng” vừa khai mạc tại Thừa Thiên Huế.

Tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người là một sự kiện thường niên diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Năm nay, các hoạt động của tuần lễ hướng tới mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò  của giáo dục, đặc biệt là vai trò của giáo dục đối với người khuyết tật (NKT), quyền được giáo dục của NKT, giúp NKT được bình đẳng về quyền và bình đẳng về cơ hội trong giáo dục và trong cuộc sống.

Phát biểu tại lễ khai mạc Tuần lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh, thế giới hiện có hơn 1 tỷ NKT (chiếm gần 15% dân số), trong đó có hơn 90 triệu trẻ em. Việt Nam hiện có khoảng 6,7 triệu NKT (chiếm 7,8% dân số), trong đó có khoảng 1,3 triệu là trẻ em. Đây là nhóm dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Họ gặp khó khăn về trong học tập, việc làm, hôn nhân... Vì vậy, nâng cao nhận thức về sự tham gia của NKT cũng như nỗ lực, quyết tâm xóa bỏ các rào cản, mở ra những cánh cửa hướng tới một xã hội hòa nhập đầy đủ và sự phát triển toàn diện cho mọi người là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái “Thương người như thể thương thân”, người Việt Nam nhân ái, luôn có sự cảm thông, chia sẻ, tương trợ, tôn trọng và động viên hỗ trợ để NKT tự tin hòa nhập vào cộng đồng và xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, ưu tiên nguồn lực và ban hành nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện về mọi mặt để bảo đảm các quyền của NKT, thúc đẩy sự tham gia của NKT vào đời sống xã hội.

Các cấp, các ngành và nhân dân thường xuyên quan tâm, tạo cơ hội để NKT được tiếp cận giáo dục cùng với sự chung tay góp sức của toàn xã hội, sự chia sẻ của bạn bè quốc tế, NKT ngày càng có nhiều cơ hội học văn hóa, học nghề, tìm kiếm việc làm theo khả năng của mình; được tiếp cận thông tin và hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí… Họ có thêm niềm tin và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Việt Nam đã ký tham gia Công ước quốc tế về quyền của NKT; cam kết thực hiện 7 lĩnh vực ưu tiên trong “Khuôn khổ hành động thiên niên kỉ Biwako hướng tới một xã hội hòa nhập, không vật cản vì quyền của NKT”; Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2015 nhằm phát triển giáo dục và để đạt được mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ.

Quốc hội, Chính phủ đã thông qua và thực thi nhiều Luật, chính sách, quy định và sáng kiến liên quan đến NKT: Hiến pháp; Pháp lệnh về người tàn tật 1998, Luật Giáo dục năm 2005, Luật NKT 2010, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010, giai đoạn 2011- 2020; Đề án “Hỗ trợ NKT giai đoạn 2011-2020”.

Hệ thống các văn bản trên khẳng định, quyền bình đẳng về giáo dục của mọi công dân Việt Nam, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được học văn hoá và học nghề phù hợp. Nhà nước và xã hội đảm bảo bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho tất cả mọi người và có phương thức giáo dục phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của từng đối tượng có khó khăn. Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong công tác giáo dục hòa nhập cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các tổ chức quốc tế thành lập trường, lớp dành cho NKT và đầu tư nguồn lực cho giáo dục hòa nhập.

Nhà nước có chính sách trợ cấp, miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, cho NKT có khó khăn về kinh tế; Không phân biệt đối xử NKT trong việc tiếp nhận vào trường học; NKT được cung cấp các phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật; ưu tiên trong tuyển sinh, nhập học....

Giáo dục là một quyền cơ bản của con người và là điều kiện thiết yếu để thực hiện các quyền khác của con người.

NKT là nhóm đối tượng thiệt thòi về cơ hội thực hiện quyền thụ hưởng một nền giáo dục chất lượng. Đối với NKT, quyền được giáo dục cần phải được hỗ trợ trên cơ sở bình đẳng và không phân biệt đối xử thông qua giáo dục hòa nhập, thân thiện và chất lượng ở các cấp độ và các cơ hội học tập suốt đời.

Hơn một thập kỷ qua, thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ giáo dục hòa nhập của Đảng và Nhà nước, công tác giáo dục hòa nhập ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể, số lượng trẻ khuyết tật tham gia học hòa nhập ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tăng, chất lượng giáo dục của NKT từng bước được nâng lên. Nhiều học sinh khuyết tật đã tự tin, không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, công tác giáo dục đối với NKT vẫn còn những khó khăn, thách thức về nhận thức và trách nhiệm của xã hội; nguồn lực cho giáo dục đối vơi NKT (đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy HS khuyết tật; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho NKT), huy động các lực lượng xã hội tham gia hỗ trợ giáo dục đối với NKT... đã làm hạn chế hiệu quả của giáo dục hòa nhập và làm cản trở cơ hội tiếp cận các giáo dục của NKT.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực để NKT được thụ hưởng một nền giáo dục chất lượng, thân thiện và bình đẳng. Để làm được điều này rất cần sự phối hợp liên ngành, sự tham gia của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Bộ GD-ĐT đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trong và ngoài nước hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến NKT, cùng nhau phá bỏ các rào cản trong GD đối với NKT, giúp NKT hòa nhập vào cộng đồng toàn diện và bình đẳng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GD-ĐT công bố cách xác định điểm sàn ĐH, CĐ 2014
Bộ GD-ĐT công bố cách xác định điểm sàn ĐH, CĐ 2014

VOV.VN -Sẽ có mức điểm xét tuyển cơ bản cho từng khối thi, trong đó có mức điểm tối thiểu xét tuyển vào đại học và cao đẳng

Bộ GD-ĐT công bố cách xác định điểm sàn ĐH, CĐ 2014

Bộ GD-ĐT công bố cách xác định điểm sàn ĐH, CĐ 2014

VOV.VN -Sẽ có mức điểm xét tuyển cơ bản cho từng khối thi, trong đó có mức điểm tối thiểu xét tuyển vào đại học và cao đẳng

Nhiều đối tượng được tuyển thẳng vào THPT
Nhiều đối tượng được tuyển thẳng vào THPT

VOV.VN - Trong đó có học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh là người dân tộc rất ít người; Học sinh khuyết tật..

Nhiều đối tượng được tuyển thẳng vào THPT

Nhiều đối tượng được tuyển thẳng vào THPT

VOV.VN - Trong đó có học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh là người dân tộc rất ít người; Học sinh khuyết tật..

“Lùi trình Quốc hội Đề án đổi mới sách giáo khoa là hợp lý"
“Lùi trình Quốc hội Đề án đổi mới sách giáo khoa là hợp lý"

VOV.VN-Việc lùi thời gian trình Quốc hội là hợp lý để Bộ GD-ĐT chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho Dự thảo Đề án đổi mới sách giáo khoa.

“Lùi trình Quốc hội Đề án đổi mới sách giáo khoa là hợp lý"

“Lùi trình Quốc hội Đề án đổi mới sách giáo khoa là hợp lý"

VOV.VN-Việc lùi thời gian trình Quốc hội là hợp lý để Bộ GD-ĐT chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho Dự thảo Đề án đổi mới sách giáo khoa.

Học lực của đội ngũ nhà giáo tương lai:Báo động "đỏ"
Học lực của đội ngũ nhà giáo tương lai:Báo động "đỏ"

VOV.VN -Chất lượng “đầu vào” và học lực của sinh viên Sư phạm kém sẽ ảnh hưởng đến đội ngũ nhà giáo trong tương lai.

Học lực của đội ngũ nhà giáo tương lai:Báo động "đỏ"

Học lực của đội ngũ nhà giáo tương lai:Báo động "đỏ"

VOV.VN -Chất lượng “đầu vào” và học lực của sinh viên Sư phạm kém sẽ ảnh hưởng đến đội ngũ nhà giáo trong tương lai.

Dừng nâng cấp các trường lên ĐH, CĐ để bảo vệ người học
Dừng nâng cấp các trường lên ĐH, CĐ để bảo vệ người học

VOV.VN -Việc làm này nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và vì quyền lợi của người học.

Dừng nâng cấp các trường lên ĐH, CĐ để bảo vệ người học

Dừng nâng cấp các trường lên ĐH, CĐ để bảo vệ người học

VOV.VN -Việc làm này nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và vì quyền lợi của người học.