Vụ giáo viên Mỹ Đức hợp đồng 3 tháng: Luật sư chỉ ra chứng cứ sai luật

VOV.VN - Căn cứ vào Luật Lao động, Luật BHXH hiện hành, huyện Mỹ Đức đang vi phạm nhiều điều khoản khi ký hợp đồng 3 tháng, không BHXH cho hàng trăm giáo viên.

Liên quan đến việc hàng trăm giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức, Hà Nội hàng chục năm liền chỉ được ký hợp đồng thời vụ 3 tháng, nhận mức lương kịch trần hơn 1,2 triệu đồng/tháng, không được đóng BHXH, cũng như hưởng thêm bất cứ chế độ đãi ngộ nào khác, Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội chỉ ra những căn cứ cho thấy huyện Mỹ Đức đang "cố tình" làm trái luật.

Luật sư cho rằng huyện Mỹ Đức đang vi phạm luật lao động khi ký hợp đồng 3 tháng, không đóng BHXH cho giáo viên.

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp thì UBND huyện Mỹ Đức có quyền ký hợp đồng lao động ngoài biên chế đối với giáo viên dưới hình thức hợp đồng lao động.

Theo Nghị định này thì việc ký kết hợp đồng phải tuân theo quy định của Bộ luật Lao động.

Điều 22 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn".

Luật sư Cường cũng cho biết, Luật Lao động quy định rõ không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

“Như vậy, trong trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn thì chỉ được ký tối đa hai lần loại hợp đồng lao động xác định thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trong trường hợp này, UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã ký hợp đồng 3 tháng một cho nhiều giáo viên trong thời gian dài, đặc biệt, có những giáo viên đã ký hợp đồng 21 năm, giáo viên ít thì cũng 10 năm như vậy là không đúng với quy định của pháp luật về việc ký kết đúng loại hợp đồng lao động”, Luật sư Cường khẳng định.

Về việc hàng chục năm nay các giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức không được đóng BHXH cũng như hưởng các chế độ đãi ngộ khác, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết: Theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;…

Như vậy, giáo viên huyện Mỹ Đức thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 186 Bộ Luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động của người sử dụng lao động như sau: Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.

Luật sư Cường khẳng định, về nguyên tắc, khi kí kết hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Việc giáo viên huyện Mỹ Đức không được hưởng bất kì chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nào là vi phạm quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Luật sư Đặng Văn Cường cũng cho rằng, việc nhiều giáo viên hợp đồng đến nay chỉ được nhận mức lương dưới mức cơ bản là 1.210.000 đồng/tháng cũng chưa đúng quy định.

"Tiền lương mà giáo viên được hưởng theo hợp đồng lao động, phải căn cứ Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động. Theo đó, mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

Huyện Mỹ Đức thuộc vùng II nên có mức lương tối thiểu (tính từ ngày 1/1/2019) là: 3.710.000 đồng/tháng. Vì vậy, nếu theo hợp đồng và thực tế giáo viên chỉ được nhận mức lương 1.210.000 đồng/tháng là trái quy định pháp luật", luật sư chỉ rõ.

Trước đó, hàng trăm giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức đã đồng loạt có đơn kêu cứu gửi tới các cơ quan chức năng, báo chí, phản ánh về việc có nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng sau kỳ thi tuyển viên chức của TP Hà Nội. Đáng chú ý, các giáo viên này có hàng chục năm cống hiến cho ngành giáo dục, nhưng đến nay vẫn chỉ được ký hợp đồng 3 tháng, không được đóng BHXH cũng như hưởng bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác. Dù mức lương tối thiểu vùng 2019 đã tăng lên hơn 3 triệu, nhưng đến nay, nhiều giáo viên các cấp tiểu học, THCS vẫn chỉ được nhận mức lương là 1.210.000 đồng/tháng.

Để trang trải cuộc sống, nhiều giáo viên phải bươn chải bằng những công việc làm thuê, bán hàng qua mạng.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khởi tố vụ án bắt giữ người trái luật tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội
Khởi tố vụ án bắt giữ người trái luật tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội

VOV.VN - CQĐT CATP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, để điều tra về 2 tội danh.  

Khởi tố vụ án bắt giữ người trái luật tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội

Khởi tố vụ án bắt giữ người trái luật tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội

VOV.VN - CQĐT CATP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, để điều tra về 2 tội danh.  

Giáo viên Mỹ Đức “bị ép” ký cam kết tự nguyện nghỉ việc nếu thi trượt
Giáo viên Mỹ Đức “bị ép” ký cam kết tự nguyện nghỉ việc nếu thi trượt

VOV.VN - Sau thông báo thi tuyển viên chức ngành giáo dục, hàng trăm giáo viên hợp đồng tại Mỹ Đức (HN) bị ép ký cam kết tự nguyện nghỉ việc nếu thi trượt.

Giáo viên Mỹ Đức “bị ép” ký cam kết tự nguyện nghỉ việc nếu thi trượt

Giáo viên Mỹ Đức “bị ép” ký cam kết tự nguyện nghỉ việc nếu thi trượt

VOV.VN - Sau thông báo thi tuyển viên chức ngành giáo dục, hàng trăm giáo viên hợp đồng tại Mỹ Đức (HN) bị ép ký cam kết tự nguyện nghỉ việc nếu thi trượt.

Giáo viên Mỹ Đức sống mòn với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng
Giáo viên Mỹ Đức sống mòn với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng

VOV.VN -Nhiều giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức vẫn đang “sống mòn” với mức lương “kịch trần” là hơn 1,2 triệu đồng/tháng, không được đóng BHXH.

Giáo viên Mỹ Đức sống mòn với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng

Giáo viên Mỹ Đức sống mòn với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng

VOV.VN -Nhiều giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức vẫn đang “sống mòn” với mức lương “kịch trần” là hơn 1,2 triệu đồng/tháng, không được đóng BHXH.

Vụ giáo viên hợp đồng 3 tháng, không BHXH: Huyện Mỹ Đức đã phạm luật?
Vụ giáo viên hợp đồng 3 tháng, không BHXH: Huyện Mỹ Đức đã phạm luật?

VOV.VN - Hàng chục năm nay, giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức chỉ được ký hợp đồng 3 tháng 1, không có BHXH cũng như bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác.

Vụ giáo viên hợp đồng 3 tháng, không BHXH: Huyện Mỹ Đức đã phạm luật?

Vụ giáo viên hợp đồng 3 tháng, không BHXH: Huyện Mỹ Đức đã phạm luật?

VOV.VN - Hàng chục năm nay, giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức chỉ được ký hợp đồng 3 tháng 1, không có BHXH cũng như bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác.

Cán bộ huyện Mỹ Đức bị cựu lãnh đạo xã Đồng Tâm cho “ăn trái đắng”?
Cán bộ huyện Mỹ Đức bị cựu lãnh đạo xã Đồng Tâm cho “ăn trái đắng”?

VOV.VN - Cựu cán bộ huyện Mỹ Đức cho rằng, việc thiếu trách nhiệm của các bị cáo là khi không phát hiện ra sự dối trá, lừa đảo của cán bộ xã Đồng Tâm.

Cán bộ huyện Mỹ Đức bị cựu lãnh đạo xã Đồng Tâm cho “ăn trái đắng”?

Cán bộ huyện Mỹ Đức bị cựu lãnh đạo xã Đồng Tâm cho “ăn trái đắng”?

VOV.VN - Cựu cán bộ huyện Mỹ Đức cho rằng, việc thiếu trách nhiệm của các bị cáo là khi không phát hiện ra sự dối trá, lừa đảo của cán bộ xã Đồng Tâm.