Xe không chính chủ từ 1/7 bị phạt: Liệu có phi thực tế?

(VOV) -Việc sang tên đổi chủ hàng triệu phương tiện trong cả nước nếu hoàn thành nhanh cũng phải mất vài năm.

Bộ Giao thông - Vận tải đang lấy ý kiến về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, trong đó có quy định mức phạt đối với người đi xe không sang tên đổi chủ và không nộp phí bảo trì đường bộ. Dự kiến có hiệu lực thi hành từ 1/7.

Lo lắng về việc “đi xe không chính chủ sẽ bị phạt” tạm lắng khi Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an sửa đổi Thông tư 36 để tạo điều kiện cho người dân đi sang tên đổi chủ; và Bộ Tài chính nghiên cứu giảm phí trước bạ cho ôtô khi sang tên đổi chủ. Thế nhưng, đến thời điểm này vẫn chưa thấy 2 văn bản của hai Bộ nói trên được ban hành mà Nghị định hướng dẫn của Bộ Giao thông-Vận tải dự kiến có hiệu lực quá “sát nút”.

Gây lo lắng hơn cả là các chủ xe máy, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp. Bởi đa phần những người này không có điều kiện kinh tế nên thường phải mua lại xe cũ. Khi có thông tin Nghị định xử phạt sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7 thì nhiều người lo cuống cuồng, không biết sẽ bắt đầu phải làm từ đâu?

Một người viết thư tới tòa soạn VOV bày tỏ băn khoăn: Cả gia đình tôi 6 người mà chỉ có 2 chiếc xe máy. Vợ chồng tôi và 3 người em khác phải đi chung xe. Nếu giờ tôi làm thủ tục sang tên đổi chủ thì mỗi lần các em tôi đi xe thì lại phải làm giấy tờ cho mượn. Tôi có một ý kiến thế này không biết có được mọi người ủng hộ? Tôi sẽ làm sẵn giấy cho mượn xe và chứng nhận họ hàng thân thích với từng thành viên trong gia đình để khỏi phiền hà cho mỗi lần các em tôi mượn xe đi làm.

Với cách làm này thì lại thêm khối việc cho cán bộ ủy ban phường, xã và các ông tổ trưởng dân phố đây. Vì ngoài các giấy tờ chứng thực thông thường, giờ đây, họ còn thêm việc chứng thực chữ ký của ông tổ trưởng dân phố chứng nhận quan hệ thân thích của anh A và chị B???

Như vậy, từ nay đến khi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông có hiệu lực chỉ còn chưa đầy 4 tháng nữa để hàng triệu chủ xe làm thủ tục sang tên, đổi chủ. Điều đáng nói là liệu các cơ quan của các ngành liên quan có đủ sức “hấp thụ” hết hàng triệu hồ sơ hay không? Theo tính toán sơ bộ, việc sang tên đổi chủ hàng triệu phương tiện trong cả nước hoàn thành nhanh cũng phải mất vài năm. Bởi có rất nhiều trường hợp rất phức tạp như chủ cũ chết, ra nước ngoài, sang tay quá nhiều chủ... Chính vì vậy, theo ý kiến của nhiều người, qui định này là hợp lý nhưng cơ quan chức năng nên đưa ra một lộ trình cụ thể chứ không thể nói phạt là phạt ngay. Trước tiên, phải gỡ được sự rối rắm trong cơ chế thủ tục hành chính, giảm chi phí để người dân không cảm thấy phiền phức khi sang tên đổi chủ phương tiện thì sẽ thuyết phục được người dân trong vấn đề này.

Ngoài ra, việc đi xe không chính chủ và không nộp phí bảo trì đường bộ không thuộc hành vi làm mất an toàn giao thông nên theo các chuyên gia luật, khi đưa vào Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là không phù hợp.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thừa nhận: “Thời gian qua có rất nhiều văn bản quy phạm không sát với thực tiễn, không phù hợp với pháp luật. Tinh thần của Chính phủ là theo Hiến pháp và pháp luật, cái nào trái thì phải loại bỏ. Cái nào không trái pháp luật mà không thực tiễn thì phải trên tinh thần cầu thị phải sửa”.

Ngay sau phát ngôn này của ông Vũ Đức Đam, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã sửa Thông tư qui định cấm phát tán thông tin tiêu cực. Hy vọng rằng, với những qui định mà đa số dư luận cho là phi thực tế cần được tính toán hợp lý hơn như: người đi xe máy đội mũ bảo hiểm kém chất lượng thì bị phạt; hay như Thông tư 30 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố đã chính thức có hiệu lực nhưng khi đi vào thực tiễn, tính khả thi của Thông tư này vẫn khiến nhiều người băn khoăn…

Dư luận hiểu sự “nóng ruột” của các nhà quản lý với mong muốn làm cho xã hội tốt đẹp, kỷ cương, văn minh hơn. Thế nhưng bất cứ việc gì cũng cần phải có thời gian, lộ trình chứ không phải là chuyện sắp đặt mọi thứ đơn giản như một gian bếp của gia đình mình, muốn đặt cái gì ở đâu là tùy thích./.

Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính (lần 2) trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đối với nhóm vi phạm xe chính chủ: mức phạt đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô chỉ là 100.000- 200.000 đồng; đối với chủ xe là tổ chức thì mức phạt là 200.000- 400.000 đồng. Mức phạt đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô là 2- 4 triệu đồng; đối với chủ xe là tổ chức thì mức phạt là 4- 8 triệu đồng. Mức phạt 100.000- 8.000.000 đồng trên cũng được áp dụng cho những phương tiện cơ giới không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người đi xe không chính chủ có thể chưa bị phạt
Người đi xe không chính chủ có thể chưa bị phạt

Ủy ban ATGTQG sẽ tham mưu để chưa áp dụng xử phạt đối với những trường hợp đi xe không tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu 

Người đi xe không chính chủ có thể chưa bị phạt

Người đi xe không chính chủ có thể chưa bị phạt

Ủy ban ATGTQG sẽ tham mưu để chưa áp dụng xử phạt đối với những trường hợp đi xe không tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu 

Đi xe máy không chính chủ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng
Đi xe máy không chính chủ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng

(VOV) -Mức phạt không sang tên đổi chủ đưa ra trong dự thảo thấp hơn mức phạt được quy định tại Nghị định 71 hiện hành.

Đi xe máy không chính chủ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng

Đi xe máy không chính chủ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng

(VOV) -Mức phạt không sang tên đổi chủ đưa ra trong dự thảo thấp hơn mức phạt được quy định tại Nghị định 71 hiện hành.

Xử phạt xe không chính chủ: Làm sao để bớt khó cho dân?
Xử phạt xe không chính chủ: Làm sao để bớt khó cho dân?

(VOV) -Quy định liệu có khuyến khích mỗi người có một xe và vô hình chung làm tăng phương tiện cá nhân?

Xử phạt xe không chính chủ: Làm sao để bớt khó cho dân?

Xử phạt xe không chính chủ: Làm sao để bớt khó cho dân?

(VOV) -Quy định liệu có khuyến khích mỗi người có một xe và vô hình chung làm tăng phương tiện cá nhân?

Yêu cầu xe chính chủ là không khả thi
Yêu cầu xe chính chủ là không khả thi

(VOV) - Có khi hai vợ chồng đi chung một chiếc xe và không phải lúc nào cũng có thể mang hộ khẩu, giấy tờ liên quan để chứng minh.

Yêu cầu xe chính chủ là không khả thi

Yêu cầu xe chính chủ là không khả thi

(VOV) - Có khi hai vợ chồng đi chung một chiếc xe và không phải lúc nào cũng có thể mang hộ khẩu, giấy tờ liên quan để chứng minh.

Trần Đăng Khoa: Bàn thêm về xe chính chủ
Trần Đăng Khoa: Bàn thêm về xe chính chủ

(VOV) -Cách tốt nhất là: Đơn giản hóa thủ tục đăng ký xe và giảm lệ phí đăng ký tới mức tối thiểu

Trần Đăng Khoa: Bàn thêm về xe chính chủ

Trần Đăng Khoa: Bàn thêm về xe chính chủ

(VOV) -Cách tốt nhất là: Đơn giản hóa thủ tục đăng ký xe và giảm lệ phí đăng ký tới mức tối thiểu

CSGT Không được xử lý người đi xe “không chính chủ”
CSGT Không được xử lý người đi xe “không chính chủ”

(VOV) - Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan đánh giá, kiến nghị về Nghị định 71.

CSGT Không được xử lý người đi xe “không chính chủ”

CSGT Không được xử lý người đi xe “không chính chủ”

(VOV) - Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan đánh giá, kiến nghị về Nghị định 71.

Bộ Công an xây dựng Thông tư hướng dẫn xe chính chủ
Bộ Công an xây dựng Thông tư hướng dẫn xe chính chủ

(VOV) -Theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Công an thì người sử dụng xe phải khai vào tờ khai, cam kết về chiếc xe mình sử dụng là của mình

Bộ Công an xây dựng Thông tư hướng dẫn xe chính chủ

Bộ Công an xây dựng Thông tư hướng dẫn xe chính chủ

(VOV) -Theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Công an thì người sử dụng xe phải khai vào tờ khai, cam kết về chiếc xe mình sử dụng là của mình