Xét tuyển Đại học theo nhóm: Thí sinh có chọn được trường ưng ý?

VOV.VN -Nhiều trường Đại học băn khoăn khi xét tuyển theo nhóm khó khắc phục tình trạng thí sinh “ảo” và đảm bảo quyền lợi chọn trường theo sở thích của các em.

Theo quy chế xét tuyển ĐH, CĐ năm 2016, trong đợt I, mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 2 trường, mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2.

Ở các đợt xét tuyển bổ sung, mỗi đợt thí sinh được đăng ký tối đa vào 3 trường và trong mỗi trường được đăng ký tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2. Thí sinh không được thay đổi nguyện vọng trong từng đợt xét tuyển.

Mặc dù quy chế xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ năm 2016 đã được thay đổi theo hướng thí sinh không được thay đổi nguyện vọng nhưng đang khiến các trường lo ngại, lượng thí sinh “ảo” vẫn rất lớn, khó dự đoán, kiểm soát được. Để khắc phục điều này, Bộ GD-ĐT vừa đưa ra giải pháp cho các trường có thể xét tuyển theo nhóm.

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2015

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, với việc xét tuyển theo nhóm, thí sinh có thể sử dụng số ngành tối đa được phép của từng đợt xét tuyển (4 ngành trong đợt I và 6 ngành trong các đợt xét tuyển bổ sung) để đăng ký xét tuyển vào nhiều trường trong nhóm và sắp xếp các ngành đã đăng ký theo thứ tự ưu tiên.

Trong đợt xét tuyển đầu tiên, thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng cùng một ngành. Các em có thể dùng 4 nguyện vọng ấy để đăng ký ngành Công nghệ thông tin của 4 trường trong nhóm này. Nếu các em không trúng tuyển trường top trên thì có thể trúng tuyển vào trường top giữa hoặc dưới. Như vậy, đăng ký xét tuyển theo nhóm trường sẽ khuyến khích các em chọn ngành mình yêu thích hơn là chọn trường bất kỳ. Các trường khi tuyển sinh theo nhóm sẽ giảm bớt được thí sinh “ảo” nếu thí sinh nộp tất cả các nguyện vọng vào những nhóm trường này. Vì thế, việc lập nhóm trường sẽ có lợi cho thí sinh và nhà trường. Tất nhiên, Luật Giáo dục ĐH quy định việc tuyển sinh là của các trường, nên việc lập nhóm hay không là do các trường tự nguyện.

Quy định xét tuyển theo nhóm cũng lưu ý, thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào hai trường trở lên trong nhóm ở đợt I hoặc ba trường trở lên trong nhóm ở đợt xét tuyển bổ sung thì không được đăng ký xét tuyển vào các trường ngoài nhóm.

Tuy nhiên, theo một số trường ĐH, phương án xét tuyển theo nhóm trường chỉ có thể giảm thí sinh xét tuyển ảo trong các trường thuộc một nhóm chứ không thể giải quyết triệt để tình trạng này. Với những trường top đầu, trường có chỉ tiêu tuyển sinh lớn, hoặc có các ngành đào tạo hấp dẫn thì việc tham gia nhóm có thể mang lại nhiều lợi ích. Nhưng những trường thuộc top giữa, top dưới, nếu không tìm hiểu kỹ về quy chế tuyển sinh riêng của nhóm thì rất dễ xảy ra tình trạng phải chạy đua để tuyển sinh ngay trong nhóm.

Ngoài ra, khi thực hiện xét tuyển theo nhóm, có thể một số trường vì lợi ích tuyển sinh của trường mình mà không chấp hành quy định chung mà nhóm đề ra.

Quyền lợi của thí sinh khó có thể đảm bảo

Mặc dù đến nay chưa có danh sách các trường sẽ xét tuyển theo nhóm nhưng theo GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng, những trường ĐH, CĐ xét tuyển theo nhóm phải thống nhất và thực hiện các quy định chung mà nhóm đề ra. Khi trường ĐH A xét tuyển ngành, tổ hợp này thì ĐH B xét tuyển ngành, tổ hợp khác.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015, Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh được đăng ký 4 nguyện vọng vào 1 trường ĐH và có thể rút-nộp hồ sơ từ trường này sang trường khác nên dẫn đến tình trạng “rối loạn” trong xét tuyển ĐH, hồ sơ “ảo” tăng.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, năm nay, Bộ GD-ĐT đưa ra quy chế mới là cho phép các trường ĐH xét tuyển theo nhóm. Thế nhưng, chưa chắc phương án này đã khắc phục được hoàn toàn thí sinh “ảo”.

Ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng Đại học Thăng Long nêu ý kiến, để xét tuyển theo nhóm hiệu quả, các trường ĐH, CĐ cần có phần mềm quản lý dữ liệu tuyển sinh tốt, cập nhật liên tục, thông suốt. Qua đó, các trường cũng biết rõ được số liệu chính thức thí sinh xét tuyển vào trường và cũng có thể dự đoán được thí sinh “ảo”.

Việc xét tuyển theo nhóm chỉ mang lại lợi ích cho thí sinh và giúp các trường ĐH, CĐ dự đoán và khắc phục được thí sinh “ảo” khi các trường có cùng ngành học, điểm tuyển sinh vào trường tương đương nhau. Đó là khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.

Điểm tuyển sinh “đầu vào” giữa các trường chỉ vênh nhau tối đa là 1 điểm. Ví dụ như ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM và ĐH Bách Khoa TP HCM có những ngành nghề như: công nghệ, kỹ thuật trùng nhau đến 90%.

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm, nếu không đỗ ngành kỹ thuật công nghệ của một trường Khoa học tự nhiên thì khó có thể chuyển sang các khối của trường Xã hội & Nhân văn.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần nghĩ tới việc có trường nào đó thuộc tốp “giữa” nghĩ tới lợi ích tuyển sinh của trường mà đăng ký tham gia xét tuyển với nhóm trường thuộc tốp trên sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn ngành nghề, trường học theo sở thích của thí sinh. Đơn cử như ngành Công nghệ của ĐH Bách Khoa TP HCM lấy điểm chuẩn là 24 điểm nhưng có thí sinh chỉ đạt 23,75 điểm không đỗ vào trường này nhưng lại cũng không được xét tuyển vào trường đào tạo ngang tầm với ĐH Bách khoa TP HCM mà lại bị đẩy xuống trường tốp dưới thì sẽ thiệt thòi cho các em./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đăng ký xét tuyển theo nhóm trường: Thí sinh không bị mất quyền lợi
Đăng ký xét tuyển theo nhóm trường: Thí sinh không bị mất quyền lợi

VOV.VN -Thí sinh nếu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các nhóm trường thì quyền lợi của không bị giảm so với đăng ký xét tuyển vào các trường không theo nhóm.

Đăng ký xét tuyển theo nhóm trường: Thí sinh không bị mất quyền lợi

Đăng ký xét tuyển theo nhóm trường: Thí sinh không bị mất quyền lợi

VOV.VN -Thí sinh nếu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các nhóm trường thì quyền lợi của không bị giảm so với đăng ký xét tuyển vào các trường không theo nhóm.

Thứ trưởng Giáo dục nói về thay đổi trong thi THPT Quốc gia 2016
Thứ trưởng Giáo dục nói về thay đổi trong thi THPT Quốc gia 2016

VOV.VN - Kỳ thi THPT Quốc gia 2016, thí sinh được xét tuyển vào các ngành thuộc cùng một nhóm, không được thay đổi nguyện vọng và rút, nộp hồ sơ.

Thứ trưởng Giáo dục nói về thay đổi trong thi THPT Quốc gia 2016

Thứ trưởng Giáo dục nói về thay đổi trong thi THPT Quốc gia 2016

VOV.VN - Kỳ thi THPT Quốc gia 2016, thí sinh được xét tuyển vào các ngành thuộc cùng một nhóm, không được thay đổi nguyện vọng và rút, nộp hồ sơ.

Xét tuyển đại học, cao đẳng 2016: Nhiều điểm mới có lợi cho thí sinh
Xét tuyển đại học, cao đẳng 2016: Nhiều điểm mới có lợi cho thí sinh

VOV.VN - Xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2016 cho phép thí sinh tăng số trường đăng ký cả trong đợt xét tuyển đầu tiên và các đợt xét tuyển bổ sung.

Xét tuyển đại học, cao đẳng 2016: Nhiều điểm mới có lợi cho thí sinh

Xét tuyển đại học, cao đẳng 2016: Nhiều điểm mới có lợi cho thí sinh

VOV.VN - Xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2016 cho phép thí sinh tăng số trường đăng ký cả trong đợt xét tuyển đầu tiên và các đợt xét tuyển bổ sung.

Đại học nào thu học phí cao nhất và thấp nhất khi tự chủ?
Đại học nào thu học phí cao nhất và thấp nhất khi tự chủ?

VOV.VN -Mức thu học phí với từng ngành cao nhất là ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM (14,5 triệu đồng/năm). Mức thu thấp nhất là ĐH Hà Nội (7,8 triệu đồng/năm).

Đại học nào thu học phí cao nhất và thấp nhất khi tự chủ?

Đại học nào thu học phí cao nhất và thấp nhất khi tự chủ?

VOV.VN -Mức thu học phí với từng ngành cao nhất là ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM (14,5 triệu đồng/năm). Mức thu thấp nhất là ĐH Hà Nội (7,8 triệu đồng/năm).