Giáo viên Kon Tum lo lắng khi học sinh lớp 1 vẫn chỉ học 1 buổi/ngày

VOV.VN - Dù đã gần kết thúc học kỳ 1, học sinh lớp 1 ở nhiều trường Tiểu học tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum vẫn đang chỉ được học 1 buổi/ngày, ảnh hưởng lớn đến công tác giảng dạy của thầy cô giáo và việc học tập của học sinh.

Năm học này, trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà có 10 lớp với tổng số 336 học sinh. Trong đó, riêng lớp 1 có 2 lớp với 63 học sinh. Cô giáo Nguyễn Thị Phú, Hiệu trưởng cho biết, đối với học sinh lớp 1, trường chọn Bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống. Chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định dạy 2 buổi/ngày và trong tuần tối thiểu là 9 buổi nhưng nhà trường chỉ duy trì được 1 buổi/ngày và trong tuần là 5 buổi. Nguyên nhân do thiếu giáo viên.

“Nếu như đúng theo quy định nội dung của chương trình là phải đạt tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp nhưng hiện tại, nhà trường chỉ có 10 giáo viên đa môn/10 lớp, cho nên các lớp 1 chỉ phân công cho 1 giáo viên/lớp nên chỉ thực hiện chương trình dạy học là 5 buổi/tuần. Đối với khối lớp 2 đến khối lớp 5, theo quy định học 1 buổi/ngày, đảm bảo tỷ lệ 1,2 giáo viên/lớp, hiện tại thiếu khoảng 2 giáo viên đa môn và khối lớp 1 thiếu 1 giáo viên đa môn để thực hiện chương trình 2 buổi/ngày đối với lớp 1 và 1 buổi/ngày đối với với chương trình lớp 2 đến lớp 5”, cô giáo Nguyễn Thị Phú nói.

Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Đăk Mar cho biết, trường có trên 600 học sinh, riêng khối 1 có 4 lớp với 130 học sinh. Việc học sinh lớp 1 chỉ được học 1 buổi/ngày đang là trăn trở rất lớn của các thầy cô.

 “Dạy 9 buổi/tuần phải đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp. Tuy nhiên, với cơ số giáo viên hiện tại, chúng tôi mới thực hiện được dạy 5 buổi/tuần. Không riêng gì trường Tiểu học Võ Thị Sáu mà tất cả giáo viên ở trên địa bàn huyện Đăk Hà cũng rất trăn trở và lo lắng về việc nâng cao chất lượng và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đó là việc phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh kể cả về đức- trí- thể- mỹ. Hiện tại, đang thiếu 7 giáo viên và nhân viên. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi hiện nay là được bố trí đủ vị trí việc làm theo đúng quy định của Bộ Giáo dục để thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018”, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Mai nói.

Có chung hoàn cảnh như trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và Tiểu học Võ Thị Sáu, hiện, huyện Đăk Hà có 12 trường Tiểu học trong tổng số 14 trường toàn huyện vẫn đang trong tình trạng thiếu giáo viên lớp 1 nên chỉ duy trì được việc dạy 1 buổi/ngày. Đáng chú ý, ngay cả ở những xã thuận lợi của huyện như Hà Mòn, Đăk Mar, thị trấn Đăk Hà cũng trong tình trạng tương tự. Cùng với thiếu giáo viên, đến nay, mặc dù đã gần hết học kỳ 1 năm học 2020-2021, song các trường Tiểu học ở huyện Đăk Hà vẫn chưa được cấp trang thiết bị dạy học cho giáo viên lớp 1.

Bà Y Sương, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Hà cho biết, hiện, chỉ có cấp Trung học Cơ sở là đảm bảo số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16, ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Nội vụ. Đối với cấp Tiểu học còn thiếu 70 giáo viên đứng lớp và bậc mầm non thiếu 49 giáo viên.

Việc không đảm bảo được khung chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với học sinh lớp 1 do thiếu giáo viên và chưa có trang thiết bị dạy học chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của thầy cô cũng như tiếp thu kiến thức của học sinh.

 “Chương trình 2018 là chương trình viết cho học 2 buổi/ngày nên lượng kiến thức phải chuyển tải rất nhiều nhưng lại không đảm bảo để học được 2 buổi/ngày do thiếu giáo viên thì chắc chắn không thể chuyển tải được hết những nội dung kiến thức trong một ngày học như vậy. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của các em. Các em không thể nào đảm bảo được toàn bộ những yêu cầu của chương trình đã đặt ra và các em phải chịu thiệt thòi do không được học theo những yêu cầu của chương trình”, bà Y Sương cho hay.

Khắc phục tình trạng không duy trì được việc học 2 buổi/ngày đối với học sinh lớp 1 và chưa được cấp trang thiết bị dạy học, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã sử dụng lại trang thiết bị đồ dùng dạy học sẵn có; khuyến khích giáo viên lớp 1 tự làm đồ dùng dạy học phù hợp Chương trình mới; cắt giảm một số nội dung, như hoạt động trải nghiệm, dạy lồng ghép giáo dục địa phương…nhưng vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đây cũng chỉ là những giải pháp mang tính chất tình thế, tạm thời và chắp vá./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?
Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?

VOV.VN - Thiếu giáo viên nhưng không được tuyển dụng, hoặc không có nguồn tuyển là vấn đề nóng mà nhiều địa phương đề cập tại các hội nghị của ngành Giáo dục và Đào tạo thời gian vừa qua.

Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?

Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?

VOV.VN - Thiếu giáo viên nhưng không được tuyển dụng, hoặc không có nguồn tuyển là vấn đề nóng mà nhiều địa phương đề cập tại các hội nghị của ngành Giáo dục và Đào tạo thời gian vừa qua.

Thiếu giáo viên, địa phương xin thêm hàng nghìn chỉ tiêu biên chế 
Thiếu giáo viên, địa phương xin thêm hàng nghìn chỉ tiêu biên chế 

VOV.VN - Một số địa phương cho biết đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên, đề nghị được bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế, sớm có hướng dẫn để đảm bảo việc giao đủ chỉ tiêu biên chế giáo viên với các cơ sở giáo dục công lập.

Thiếu giáo viên, địa phương xin thêm hàng nghìn chỉ tiêu biên chế 

Thiếu giáo viên, địa phương xin thêm hàng nghìn chỉ tiêu biên chế 

VOV.VN - Một số địa phương cho biết đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên, đề nghị được bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế, sớm có hướng dẫn để đảm bảo việc giao đủ chỉ tiêu biên chế giáo viên với các cơ sở giáo dục công lập.

Năm học 2019-2020, cả nước thiếu hơn 45.000 giáo viên mầm non công lập
Năm học 2019-2020, cả nước thiếu hơn 45.000 giáo viên mầm non công lập

VOV.VN - Tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục. Đặc biệt ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tỷ lệ giáo viên/lớp vẫn rất thấp.

Năm học 2019-2020, cả nước thiếu hơn 45.000 giáo viên mầm non công lập

Năm học 2019-2020, cả nước thiếu hơn 45.000 giáo viên mầm non công lập

VOV.VN - Tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục. Đặc biệt ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tỷ lệ giáo viên/lớp vẫn rất thấp.