Giữ rừng Tây Bắc - Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"

VOV.VN - Đối chọi lại tình trạng phá rừng, thì việc giữ rừng và trồng rừng có vai trò quyết định.

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến phá rừng ở Tây Bắc, phải kể đến sự gia tăng của dân di cư tự do. Đây chính là “vấn đề” của Tây Bắc, không chỉ góp phần quan trọng vào tình trạng phá rừng, mà còn ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.

Mở đường giao thông khiến nhiều cánh rừng nguyên sinh bị xâm hại.

Theo thống kê của Ban chỉ đạo Tây Bắc, 10 năm qua, tại các tỉnh vùng Tây Bắc có 14.950 hộ, trên 76.600 khẩu di cư tự do. Để có đất sản xuất, các hộ này đã ngang nhiên phá rừng nơi họ đến, bất chấp luật pháp và sự quản lý, xử lý của các cơ quan chức năng.

Nhằm giải quyết tình trạng dân di cư tự do, ngày 28/3 mới đây, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 2048 yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh có dân di cư đến địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên sau thời điểm 30/4/2011, khẩn trương có kế hoạch làm việc cụ thể với UBND tỉnh Điện Biên theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8476/VPCP – KTN ngày 16/10/2015. Tuy nhiên, đến nay chưa có tỉnh nào thực hiện.

 

Ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đề nghị: “Đúng theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ thì các tỉnh có bà con di cư vào tỉnh Điện Biên sẽ đón dân mình trở về và sắp xếp nơi ở và bố trí đất canh tác. Tỉnh Điện Biên đã có văn bản đề nghị các tỉnh và mong muốn các tỉnh thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ”.

Một nguyên nhân cơ bản khác liên quan đến lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng là kiểm lâm nhân dân. Theo Nghị định số 119 năm 2006 của Chính phủ, mỗi kiểm lâm viên được quy định phụ trách 1.000 héc ta rừng. Tuy nhiên, tại các tỉnh Tây Bắc hiện nay, nhiều kiểm lâm viên đang phải phụ trách 2.000 đến 3.000, thậm chí 4.000 héc ta rừng. Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lai Châu, ông Nhữ Văn Cường, nói: “Lực lượng kiểm lâm Lai Châu hiện nay rất mỏng, mới đạt được 50% theo quy định. Từ năm 2012 đến giờ chúng tôi chưa bổ sung thêm được biên chế nào, kể cả cán bộ nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác trống chỗ”.

Đối chọi lại tình trạng phá rừng, thì việc giữ rừng và trồng rừng có vai trò quyết định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc đầu tư trồng rừng phòng hộ với mức 15 triệu đồng/ha là quá thấp đối với đặc thù Tây Bắc. Về định mức giao khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên cũng vậy, các địa phương khu vực Tây Bắc hiện đang áp dụng theo Quyết định số 60 ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ là 200 ngàn đồng/ ha rừng/ năm. Theo các hộ dân, mức này quá ít, không khuyến khích được họ gắn bó với rừng, càng không thể làm giàu từ rừng.

Tây Bắc có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc cao, nhiều vùng sinh thái và xa trung tâm phát triển, tình trạng di dân tự do rất đáng lo ngại. Số huyện nghèo tại 5 tỉnh vùng trung tâm Tây Bắc là  Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái chiếm tới 1/3 tổng số các huyện nghèo nhất của cả nước. Tây Bắc cũng là vùng khó khăn nhất về kinh tế, cơ sở hạ tầng: đường bộ kém phát triển, đường sắt không có, đường thủy hạn chế. Xấp xỉ 90% diện tích rừng Tây Bắc là rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng nghèo, không có nguồn thu. Trong khi đó, trình độ nhận thức, việc tiếp thu khoa học công nghệ của người dân vào sản xuất còn hạn chế.

Thực tế đó cho thấy, cần có cơ chế, chính sách đặc thù đối với Tây Bắc về phát triển rừng.

Ông Trương Xuân Cừ, Phó Ban chỉ đạo Tây Bắc nói: “Rừng là một trong những thế mạnh. Nhưng để có thể nuôi sống được đồng bào thì phải có chính sách đặc thù và thiết thực, phù hợp với từng loại rừng, từng vùng miền. Ví dụ như chính sách khoanh nuôi thì không thể áp dụng chung cho tất cả các vùng, mà phải tùy từng tỉnh, tỉnh này có thể 1 ha cao hơn, tỉnh kia 1 ha thấp hơn… phải như thế, chứ ra đồng loạt là rất khó”.

Xin được nhắc lại, rừng Tây Bắc ngoài vai trò là “mái nhà” che, đảm bảo an toàn sinh thái cho 3,7 triệu ha nội vùng Tây Bắc và cho cả vùng đồng bằng sông Hồng, còn có vai trò phòng hộ vô cùng quan trọng cho các nhà máy thủy điện: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà… 

Những mùa khô gần đây, các hồ chứa nhà máy thủy điện luôn trong nguy cơ thiếu nước, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất điện và vùng hạ lưu châu thổ Sông Hồng. Thời điểm này, chuẩn bị bước vào mùa trồng rừng 2016, nhiều tiếng nói lại vang lên, đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”, mà cần quyết liệt cứu, giữ và phục hồi rừng Tây Bắc.

Những bất cập về chính sách, về vấn nạn dân di cư tự do, về nhận thức và trách nhiệm yếu kém của một bộ phận không nhỏ người dân và cán bộ chính quyền, đã dẫn đến hàng ngàn héc ta rừng bị tàn phá mỗi năm, trong khi trồng rừng  thay thế chỉ đạt trên dưới 1/3 yêu cầu; Và hệ lụy là sự cuồng nộ ngày càng tăng của thiên nhiên, với lũ ống, lũ quét, bão, lốc, hạn hán, sạt lở đất, cũng như nguy cơ thiếu nước luôn luôn hiện hữu vào mùa khô của các hồ chứa các nhà máy thủy điện Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà. Đó là bức thông điệp đang phát đi từ đại ngàn Tây Bắc. Thông điệp đó không thể làm ngơ đối với tất cả chúng ta./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngược lên Tây Bắc, thấy Xuân xuôi về...
Ngược lên Tây Bắc, thấy Xuân xuôi về...

VOV.VN - Giáp tết, tạm rời xa Hà Nội chật chội tắc đường, men theo cung đường lên Tây Bắc, ta bắt gặp một mùa xuân tươi đẹp mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng... Và đây là những điều tuyệt vời nhất của mùa Xuân mà tôi đã tận mắt chiêm ngưỡng:

Ngược lên Tây Bắc, thấy Xuân xuôi về...

Ngược lên Tây Bắc, thấy Xuân xuôi về...

VOV.VN - Giáp tết, tạm rời xa Hà Nội chật chội tắc đường, men theo cung đường lên Tây Bắc, ta bắt gặp một mùa xuân tươi đẹp mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng... Và đây là những điều tuyệt vời nhất của mùa Xuân mà tôi đã tận mắt chiêm ngưỡng:

Ngắm hoa ban Tây Bắc khoe sắc dịu dàng giữa lòng Thủ đô
Ngắm hoa ban Tây Bắc khoe sắc dịu dàng giữa lòng Thủ đô

VOV.VN -Vào khoảng thời gian trung tuần tháng 3, một số tuyến đường của Thủ đô Hà Nội bỗng đẹp dịu dàng nhờ sắc hồng, tím của hoa ban Tây Bắc.

Ngắm hoa ban Tây Bắc khoe sắc dịu dàng giữa lòng Thủ đô

Ngắm hoa ban Tây Bắc khoe sắc dịu dàng giữa lòng Thủ đô

VOV.VN -Vào khoảng thời gian trung tuần tháng 3, một số tuyến đường của Thủ đô Hà Nội bỗng đẹp dịu dàng nhờ sắc hồng, tím của hoa ban Tây Bắc.

Phá rừng - chuyện thường ngày ở Tây Bắc
Phá rừng - chuyện thường ngày ở Tây Bắc

VOV.VN - Những năm gần đây, ở Tây Bắc mỗi năm có hàng nghìn ha rừng bị tàn phá. Trong khi đó, trồng rừng ở Tây Bắc đang là một nhiệm vụ khó thực thi.

Phá rừng - chuyện thường ngày ở Tây Bắc

Phá rừng - chuyện thường ngày ở Tây Bắc

VOV.VN - Những năm gần đây, ở Tây Bắc mỗi năm có hàng nghìn ha rừng bị tàn phá. Trong khi đó, trồng rừng ở Tây Bắc đang là một nhiệm vụ khó thực thi.

Trồng rừng ở Tây Bắc, nhiệm vụ khó thực thi?
Trồng rừng ở Tây Bắc, nhiệm vụ khó thực thi?

VOV.VN - Việc trồng rừng không mấy hiệu quả, nhiều địa phương liên tục nhiều năm trồng rừng chỉ đạt vài chục phần trăm kế hoạch.

Trồng rừng ở Tây Bắc, nhiệm vụ khó thực thi?

Trồng rừng ở Tây Bắc, nhiệm vụ khó thực thi?

VOV.VN - Việc trồng rừng không mấy hiệu quả, nhiều địa phương liên tục nhiều năm trồng rừng chỉ đạt vài chục phần trăm kế hoạch.