Giúp ngư dân khai thác, chế biến ngay tại Trường Sa

(VOV) -Cần tạo cho ngư dân một ngư trường xuất khẩu trực tiếp trên quần đảo Trường Sa.

“Ngư dân mong Chính phủ có chính sách tạo điều kiện để họ đánh bắt trong khu vực quần đảo Trường Sa, tiến tới khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản ngay trên quần đảo Trường Sa” - ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên VOV nhân Tuần lễ Biển và hải đảo từ 1 - 8/6.

PV: Thưa ông, ngư dân hiện nay đang gặp khó khăn gì và họ cần sự hỗ trợ gì từ Chính phủ?  

Ông Nguyễn Tấn Tuân: Ngư dân mong Chính phủ có chính sách tạo điều kiện để họ đánh bắt trong khu vực quần đảo Trường Sa. Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa rất nhạy cảm, nhiều nước tranh chấp, chồng lấn ở ngư trường khai thác. Do đó, vấn đề quan trọng nhất là Chính phủ phải có những biện pháp để bảo vệ ngư dân an toàn. Mặc khác, phải giáo dục cho ngư dân nắm bắt được pháp luật bờ biển quốc tế. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho ngư dân thực hiện đúng chính sách pháp luật của Nhà nước trên biển.

Ông Nguyễn Tấn Tuân

Về lâu dài, Chính phủ, các Bộ, ngành cần có chương trình, hội thảo khoa học để giúp cho bà con khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản ngay trên quần đảo Trường Sa.

Vừa qua, Sở Khoa học công nghệ Khánh Hòa cùng đoàn cán bộ khoa học của các trường, các viện danh tiếng của nước ta đã thực hiện chuyến khảo sát về các loại thủy sinh tiến tới việc nuôi trồng, đánh bắt hải sản trên khu vực quần đảo Trường Sa.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thí điểm, tạo điều kiện cho ngư dân nuôi một số loại cá như cá chim, cá bớp ở khu vực quần đảo Trường Sa, nhìn chung năng suất rất lớn.

Đối với dịch vụ hậu cần nghề cá, chúng tôi nghĩ phải có những nơi trực tiếp cung cấp dầu, cung cấp đá lạnh để ngư dân có điều kiện đánh bắt, ướp lạnh và chế biến ngay trên biển, tạo cho ngư dân một ngư trường xuất khẩu trực tiếp trên quần đảo Trường Sa.

PV: Ông vừa đề cập đến việc giáo dục cho ngư dân nắm bắt được pháp luật bờ biển. Vậy trách nhiệm của địa phương trong vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Tấn Tuân: Trách nhiệm của các địa phương ven biển là phối hợp với lực lượng hải quân, bộ đội biên phòng để giáo dục pháp luật bờ biển cho nhân dân và có hướng dẫn để người dân ứng phó với tàu lạ hoặc những hành động xâm lấn đến tài sản của họ trên biển. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn cho ngư dân vay vốn để hình thành các nghiệp đoàn nghề cá.       

PV: Để giúp ngư dân tránh những rủi ro và đánh bắt hiệu quả trên biển, tại diễn đàn Quốc hội, ông đã nói rằng cần phải hình thành các nghiệp đoàn nghề cá. Ông có thể nói rõ hơn vấn đề này?

Ông Nguyễn Tấn Tuân: Hiện nay, chúng ta đã hình thành các nghiệp đoàn đánh bắt cá. Đối với Khánh Hòa, chúng tôi đã thí điểm đề án tàu mẹ, tàu con. Tàu mẹ sẽ dẫn một đoàn khoảng 5-6 tàu con xung quanh. Tàu con sẽ đi đánh bắt, đưa về tàu mẹ để chế biến, bảo quản và đây là điều kiện trực tiếp xuất khẩu sang các nước.

Trước đây, Chính phủ đã có chương trình đánh bắt xa bờ nhưng chưa hiệu quả lắm. Tôi nghĩ, bây giờ, nếu Chính phủ có ngân sách, kinh phí hỗ trợ cho các nghiệp đoàn và ngư dân thì họ sẽ mạnh dạn đóng tàu lớn để có điều kiện vươn xa ra biển bằng các loại tàu thuyền lớn và có thể bám biển dài ngày. Nếu có chính sách hợp lý và ngư dân có cam kết rõ ràng, thì ngân hàng sẽ nhanh thu hồi vốn.

Tàu đánh cá của ngư dân (Ảnh: internet)

PV: Tuần lễ Biển và hải đảo đang diễn ra. Một số người cho rằng, bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, chúng ta nên tổ chức các hội nghị để các địa phương ven cùng bàn bạc để phát triển kinh tế biển. Ý kiến ông thế nào?

Ông Nguyễn Tấn Tuân: Hiện nay, Trung ương đã có chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm 2020. Tôi nghĩ rằng, ở cấp quốc gia cần phải có một hội nghị đánh giá lại, từ ngày có Nghị quyết chúng ta đã làm được gì.

Riêng các tỉnh ven biển, phải có sự liên kết thành một chuỗi, có chương trình chung để tuyên truyền, giáo dục cho người dân; triển khai các loại hình kinh tế biển như du lịch biển, vận tải hàng hóa, xây dựng cảng biển, lọc hóa dầu, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản…

Tất cả phải nằm trong quy hoạch để tránh trường hợp tỉnh nào cũng xây dựng cảng biển, xây dựng ngư trường đánh bắt, xây dựng đội tàu đánh bắt xa bờ  mà hiệu quả không cao. Do đó, các tỉnh ven biển cần có mối liên kết chặt chẽ, phân công, phối hợp để phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. Lúc đó, tỉnh nào có thế mạnh gì thì sẽ tập trung phát triển thế mạnh đó.      

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngư dân xuất quân, mở biển ra ngư trường Trường Sa
Ngư dân xuất quân, mở biển ra ngư trường Trường Sa

(VOV) -Gần 40 tàu cá đánh bắt xa bờ cùng hàng trăm ngư dân Khánh Hòa chính thức làm lễ xuất quân khai thác hải sản.

Ngư dân xuất quân, mở biển ra ngư trường Trường Sa

Ngư dân xuất quân, mở biển ra ngư trường Trường Sa

(VOV) -Gần 40 tàu cá đánh bắt xa bờ cùng hàng trăm ngư dân Khánh Hòa chính thức làm lễ xuất quân khai thác hải sản.

Ngư dân thắng đậm trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa
Ngư dân thắng đậm trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa

(VOV) -Những tàu trở về từ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa đầy ắp cá tôm, khiến các vùng biển trở nên nhộn nhịp hơn…

Ngư dân thắng đậm trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa

Ngư dân thắng đậm trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa

(VOV) -Những tàu trở về từ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa đầy ắp cá tôm, khiến các vùng biển trở nên nhộn nhịp hơn…

Trang bị cho tàu đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa
Trang bị cho tàu đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa

Với hệ thống thông tin này, ngư dân chủ động hơn trong việc tìm kiếm ngư trường, hỗ trợ nhau trong sản xuất, đảm bảo thông tin liên lạc với đất liền, góp phần giảm rủi ro trong khai thác.

Trang bị cho tàu đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa

Trang bị cho tàu đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa

Với hệ thống thông tin này, ngư dân chủ động hơn trong việc tìm kiếm ngư trường, hỗ trợ nhau trong sản xuất, đảm bảo thông tin liên lạc với đất liền, góp phần giảm rủi ro trong khai thác.

Phi lý lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc
Phi lý lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc

(VOV) -Đây là hành động tiếp theo của phía Trung Quốc thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông.

Phi lý lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc

Phi lý lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc

(VOV) -Đây là hành động tiếp theo của phía Trung Quốc thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông.

Nhiều tàu lớn vươn ra ngư trường Trường Sa
Nhiều tàu lớn vươn ra ngư trường Trường Sa

Nhiều tàu của ngư dân ra ngư trường giáp quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt hải sản luôn đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều tàu lớn vươn ra ngư trường Trường Sa

Nhiều tàu lớn vươn ra ngư trường Trường Sa

Nhiều tàu của ngư dân ra ngư trường giáp quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt hải sản luôn đạt hiệu quả kinh tế cao.