Góp ý sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

VOV.VN-Việc để các em bày tỏ ý kiến, quan điểm sẽ góp phần đưa Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em áp dụng vào thực tiễn tốt hơn.

Trong 2 ngày 8, 9/8 tới, tại Hà Nội, 180 em từ 10 đến 16 tuổi của 29 tỉnh, thành phố sẽ tham gia Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2013 với chủ đề “Trẻ em tham gia góp ý sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Diễn đàn do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp tổ chức.

Ông Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết:Với mục tiêu là tham vấn ý kiến của trẻ em trong việc sửa đổi luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhưng không phải là trẻ em trực tiếp sửa các điều luật. Bởi vì điều đó vượt quá sức của trẻ em, vì làm luật, ngay cả cán bộ làm trong ngành 5-7 năm cũng chưa sửa được luật nên cách thức của Bộ là nêu vấn đề, nêu thực trạng, nguyên nhân và tác hại của nó, từ đó hướng trẻ em đến các giải pháp, liên quan đến gia đình, cha mẹ, nhà trường, các tổ chức, các bộ ngành và Chính phủ.

Từ ý tưởng của trẻ em đó thì các nhà làm luật mới thâu tóm lại, mới luật hóa được để quy định về trách nhiệm đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ em theo ý tưởng của trẻ em. Bộ hy vọng có 6 nhóm vấn đề như  đảm bảo an toàn cho trẻ em, đảm bảo vui chơi giải trí cho trẻ em, đảm bảo giảm thiểu tình trạng xâm hại bạo lực trẻ em, vấn đề tảo hôn, vấn đề tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật, trẻ em HIV/AIDS, trẻ em bỏ học. Đặc biệt là quyền tham gia của trẻ em, chúng ta luật hóa như thế nào để sau này trẻ em có cơ hội tiếp cận thông tin, như phản hồi của các bộ ngành, diễn đàn trẻ em quốc gia hàng năm, diễn đàn ở các địa phương, câu lạc bộ trẻ em, quyền tham gia của trẻ em tại gia đình”.

Theo ông Nguyễn Hải Hữu, Diễn đàn năm nay là một bước tiến cũng là một đột phá. Khi mà trẻ em nói đến thực hiện quyền của trẻ em thì dễ hơn, nêu vấn đề bức xúc liên quan đến trẻ em thì sẽ dễ hơn. Nhưng nếu vấn đề liên quan đến sửa đổi luật thì đúng là khó và các em phải nâng tầm khái quát, đòi hỏi khái quát hóa từ thực tiễn của trẻ em mà trở thành đề xuất, ý tưởng liên quan đến trách nhiệm của gia đình, các cấp các ngành giúp trẻ em có tư duy tổng hợp hơn, khái quát thành vấn đề xem trách nhiệm của cha mẹ liên quan đến vấn đề đó như thế nào, trách nhiệm của cộng đồng xã hội, trách nhiệm của các bộ ngành liên quan đến vấn đề đó như thế nào. Điều này đòi hỏi một tầm cao mới trong tư duy, giúp các em bắt đầu tập làm quen tư duy làm việc với luật pháp. Hãy đặt cương vị như mình là người sửa luật để mình đưa ra ý tưởng để sửa đổi luật. Nếu trẻ em tham gia được ý kiến cũng giúp cho các em một năng lực rất tốt trong việc khái quát và tổng hợp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Họp phiên giải trình về thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em
Họp phiên giải trình về thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em

Đây là lần đầu tiên, một phiên giải trình của Chính phủ được tổ chức và thực hiện tại Phiên họp của một Ủy ban của Quốc hội.

Họp phiên giải trình về thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em

Họp phiên giải trình về thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em

Đây là lần đầu tiên, một phiên giải trình của Chính phủ được tổ chức và thực hiện tại Phiên họp của một Ủy ban của Quốc hội.

Bảo vệ trẻ em khỏi ảnh hưởng chiến tranh
Bảo vệ trẻ em khỏi ảnh hưởng chiến tranh

Đây là thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống lại việc sử dụng trẻ em trong chiến tranh

Bảo vệ trẻ em khỏi ảnh hưởng chiến tranh

Bảo vệ trẻ em khỏi ảnh hưởng chiến tranh

Đây là thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống lại việc sử dụng trẻ em trong chiến tranh

LHQ kêu gọi tăng cường bảo vệ trẻ em
LHQ kêu gọi tăng cường bảo vệ trẻ em

Tại các nước có xung đột, tình trạng trẻ em bị bắt đi lính, bị giết hại, gây thương tật đang gia tăng

LHQ kêu gọi tăng cường bảo vệ trẻ em

LHQ kêu gọi tăng cường bảo vệ trẻ em

Tại các nước có xung đột, tình trạng trẻ em bị bắt đi lính, bị giết hại, gây thương tật đang gia tăng

Bảo vệ trẻ em ở cơ sở - nhìn từ vụ bé Phi
Bảo vệ trẻ em ở cơ sở - nhìn từ vụ bé Phi

Cơ quan chức năng nắm được sự việc khi bé Phi đã bị bạo hành dã man, điều này cảnh báo về công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em ở cơ sở.

Bảo vệ trẻ em ở cơ sở - nhìn từ vụ bé Phi

Bảo vệ trẻ em ở cơ sở - nhìn từ vụ bé Phi

Cơ quan chức năng nắm được sự việc khi bé Phi đã bị bạo hành dã man, điều này cảnh báo về công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em ở cơ sở.

Còn nhiều “lỗ hổng” trong công tác bảo vệ trẻ em
Còn nhiều “lỗ hổng” trong công tác bảo vệ trẻ em

Việt Nam đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng thực hiện chưa nghiêm túc.

Còn nhiều “lỗ hổng” trong công tác bảo vệ trẻ em

Còn nhiều “lỗ hổng” trong công tác bảo vệ trẻ em

Việt Nam đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng thực hiện chưa nghiêm túc.