Hà Nội có thể sẽ bố trí xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung 200-300 ha

VOV.VN - Trước ý kiến, kiến nghị của cử tri về bất cập dành quỹ đất khu đô thị để xây các khu nhà xã hội, Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, TP đã kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung, có diện tích 200-300ha

Ngày 12/10, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng đoàn đại biểu Quốc hội của thành phố tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV.

Quy hoạch Thủ đô điều chỉnh xây khu nhà ở xã hội tập trung diện tích 200-300ha

Trao đổi với cử tri quận Hoàng Mai chiều nay (12/10), Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, các ý kiến cử tri nêu đều rất xác đáng, sâu sắc, đặc biệt là vấn đề nhà ở xã hội.

Theo ông Dũng, phát triển nhà ở xã hội là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, uy nhiên trong quá trình thực hiện còn có nhiều bất cập, trong đó có việc sử dụng quỹ đất 20% của các khu đô thị. Nếu khu đô thị chỉ có khoảng 2ha với 20% sẽ rất nhỏ, việc đầu tư nhà ở xã hội dễ manh mún, thiếu đồng bộ. Do đó, hiện nay, thành phố đã kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung. Đây cũng là hướng thành phố điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, trong đó có thể bố trí những khu nhà ở xã hội tập trung với diện tích lên tới 200-300ha. Thành phố còn dự định sẽ chi ngân sách để đầu tư các công trình hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế vừa bảo đảm đồng bộ, vừa giúp hạ giá thành nhà ở cho người dân.

"Thành phố đã, đang và sẽ tiến hành rà soát để đánh giá các vấn đề trong quản lý đất đai, từ đó có giải pháp hoặc kiến nghị với Trung ương giải quyết những bất cập như thời hạn cho thuê đất công ích 5%; siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng..."- ông Dũng nói.

Thông tin nhanh về tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố thời gian qua, ông Đinh Tiến Dũng cho biết, công tác xây dựng Đảng được tập trung thực hiện, có nhiều đổi mới quyết liệt trên các lĩnh vực, nhất là công tác cán bộ, siết chặt kỷ cương, kỷ luật, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực... 

Năm 2022, thành phố đã đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. 9 tháng qua, các chỉ số kinh tế đều đạt mức cao, trong đó tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,69% (cả nước tăng 8,83%), thu ngân sách nhà nước trên địa ước đạt 78,3% so với dự toán, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2021. 

Ưu tiên nguồn lực để Gia Lâm, Đông Anh thành quận năm 2023

Trước đó, trong sáng nay (12/10), tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, Gia Lâm là một trong hai huyện được thành phố ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng thành quận trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Bí thư Thành ủy chỉ đạo, cấp ủy, chính quyền huyện tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; phân công, đôn đốc sâu sát, quyết liệt việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị, đồng thời, tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện Đề án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm thành quận; phấn đấu đáp ứng đủ điều kiện trở thành quận vào năm 2023.

Ông Đinh Tiến Dũng cho biết, giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến thành phố có 3 - 5 huyện lên quận. Nhưng qua xem xét các điều kiện, với sự hỗ trợ của thành phố, Gia Lâm và Đông Anh sẽ sớm được nâng cấp thành quận.

Theo Bí thư Thành ủy, thành phố đang tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; đồng thời, tập trung triển khai các đề án, dự án rất quan trọng, có tính quyết định, tính đột phá cho sự phát triển bền vững của Thủ đô như: Đầu tư đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô; Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; tổng kết, đánh giá đề xuất sửa đổi Luật Thủ đô…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí thư Hà Nội làm Trưởng ban Chỉ đạo Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Bí thư Hà Nội làm Trưởng ban Chỉ đạo Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

VOV.VN - Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội do ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội làm trưởng ban.

Bí thư Hà Nội làm Trưởng ban Chỉ đạo Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Bí thư Hà Nội làm Trưởng ban Chỉ đạo Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

VOV.VN - Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội do ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội làm trưởng ban.

Bí thư Hà Nội yêu cầu tạm dừng phá dỡ công trình số 61 Trần Phú
Bí thư Hà Nội yêu cầu tạm dừng phá dỡ công trình số 61 Trần Phú

VOV.VN - Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng liên quan đến thông tin phản ánh về công trình xây dựng tại số 61 Trần Phú (quận Ba Đình) và số 84 đường Láng (quận Đống Đa).

Bí thư Hà Nội yêu cầu tạm dừng phá dỡ công trình số 61 Trần Phú

Bí thư Hà Nội yêu cầu tạm dừng phá dỡ công trình số 61 Trần Phú

VOV.VN - Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng liên quan đến thông tin phản ánh về công trình xây dựng tại số 61 Trần Phú (quận Ba Đình) và số 84 đường Láng (quận Đống Đa).

Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp
Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp

VOV.VN - Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất; tổ chức mở lại các dịch vụ , trong đó, có du lịch, các địa điểm tham quan, di tích văn hóa, tâm linh

Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp

Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp

VOV.VN - Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất; tổ chức mở lại các dịch vụ , trong đó, có du lịch, các địa điểm tham quan, di tích văn hóa, tâm linh