Hà Nội của người miền Nam

VOV.VN - Tôi đã ở Hà Nội được 10 năm. Đến hôm qua chợt giật mình nhận ra mình đã sống ở thành phố này lâu đến vậy mà lúc nào cũng tưởng chỉ mới hôm qua thôi còn bần thần đi lạc trên phố Lãn Ông.

Chỉ mới hôm qua thôi còn không phân biệt được đâu là Hồ Gươm, đâu là Hồ Trúc Bạch; rằng Hàng Lược thì không phải bán lược hay ở Hàng Cháo thì không bán cháo.

10 năm vẫn nói giọng miền Nam thỉnh thoảng pha vài từ ngữ hay âm điệu thủ đô, vẫn thường xuyên nhận được câu hỏi tại sao lại chọn sống ở nơi này khi mỗi ngày càng nhiều người muốn được di dời vào Sài Gòn hào sảng ấm áp quanh năm.

Cái cụm từ “khó sống” là cụm từ mà tôi được nghe nhiều nhất mỗi khi có ai đó nhắc về Hà Nội. Như thể mảnh đất này mỗi ngày một khắc nghiệt hơn theo thời tiết.

Như thể lưu luyến cùng rất nhiều bâng khuâng ngày cũ cũng không đủ để níu giữ người ta lại với 36 phố phường, với sớm mùa thu, nắng rót mật chênh chếch xuống những ô cửa xanh sẫm màu.

Những năm tháng tự nguyện gởi gắm lòng mình cho Hà Nội, mặc kệ Hà Nội có chịu thương mình hay không, tôi nhận ra rằng, khó hay dễ sống vốn dĩ phụ thuộc vào trái tim mình.

Phải, tim mình ở đâu thì Nhà ở đó, Tết ở đó. Nên đã từ rất lâu rồi tôi không còn gánh nặng phải ăn Tết sao cho đúng nữa. Thay vào đó, tôi cố gắng chọn những lựa chọn mang đến sự yên bình. Để thấy mình không còn là đứa trẻ lạc lõng ở nhờ Hà Nội nữa. Và cũng để những bộn bề trách nhiệm của một người lớn không khiến mình ghét Tết rồi ghét lây sang cả cuộc đời mà mình đang nỗ lực sống.

Hà Nội đã bắt đầu những ngày hối hả của tháng Chạp. Mọi con đường đều chật như nêm từ sáng sớm, ai ai cũng cắm cúi lao đi trong mưa phùn và gió mùa đông bắc mang không khí lạnh tăng cường.

Thỉnh thoảng được co ro ở một quán nước chè nóng vỉa hè đâu đó gần chợ Hàng Bè hay phố Thuốc Bắc, tôi lại được nghe dăm đôi tiếng thở dài, một vài câu chuyện than thở lo lắng rằng năm nay kinh tế khó khăn, rằng cái gì cũng lên giá, rằng không biết liệu Tết có kịp làm đủ mâm cơm với cái bánh chưng có thịt mời ông bà tổ tiên.

Một bác lớn tuổi mặc áo lính đã sờn, thong thả rít một hơi thuốc lào rồi hớp một ngụm trà, mắt nhìn xa xăm về phía trước kết luận: “Nhanh thật!”

Ừ, đúng là nhanh lắm khi Tết về. Tuần trước tuần sau thôi đã thấy đào quất lấm chấm điểm màu trên nền mùa đông xám xịt mọi ngõ ngách. Chớp mắt đã thấy các bà các mẹ tất tả mua cá, làm bữa cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.

Dăm lần được bạn bè mời ăn cơm những ngày gần Tết, bữa nào cũng thấy người Hà Nội tâm sự ngán Tết nhưng bữa nào cũng chỉn chu đầy đặn đến ngạc nhiên. Hâm mộ sự tươm tất trong từng món ăn được bày biện khéo léo.

Mến phục nỗ lực chu toàn đảm đang để giữ gìn bảo toàn các lễ nghi phép tắc truyền thống. Nhà cửa tinh tươm, hoa lá khoe sắc, nhang trầm ngào ngạt. Cái mệt mỏi đến mức phải than thở không ngớt bỗng trở nên xứng đáng biết bao. Vì sau tất cả, ai cũng hi vọng vào một năm mới thôi vất vả.

Tôi thấy mình là một người may mắn khi có thể đi rất chậm trong những ngày Tết sắp về Hà Nội. Được ngắm nhìn sự hối hả, nỗi lo âu mệt nhọc trên biết bao khuôn mặt.

Nhưng cũng được hạnh phúc lây trước những sum vầy đoàn tụ, trước những người phụ nữ vui niềm vui nhỏ bé vì mua được cành đào đẹp hay mâm phật thủ vừa với túi tiền.

Có năm tôi kho một nồi cá với ít thịt ba chỉ, nấu một nồi canh chua để ăn Tết. Sáng mùng 1 chỉ đốt một ít bồ kết với trầm hương. Trong nhà có một bình tuyết mai bung nở trắng xoá.

Tôi thấy mình không ăn Tết giống hoàn toàn với vùng nào Việt Nam. Nhưng thanh thản đón tân niên, bình yên yêu Hà Nội và nơi mình đang sống. Vì hình như tôi đã nói với bạn rồi phải không nhỉ?

Tim mình ở đâu thì Nhà ở đó. Tết ở đó!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cựu binh Mỹ tìm tác giả cuốn nhật ký trong chiến tranh
Cựu binh Mỹ tìm tác giả cuốn nhật ký trong chiến tranh

VOV.VN - Cựu binh Mỹ Peter Mathews đang giữ cuốn nhật ký của một người lính Việt Nam trong chiến tranh. Ông mong muốn tìm tung tích tác giả cuốn nhật ký đó, có tên là Cao Xuân Tuất, ở Hà Tĩnh

Cựu binh Mỹ tìm tác giả cuốn nhật ký trong chiến tranh

Cựu binh Mỹ tìm tác giả cuốn nhật ký trong chiến tranh

VOV.VN - Cựu binh Mỹ Peter Mathews đang giữ cuốn nhật ký của một người lính Việt Nam trong chiến tranh. Ông mong muốn tìm tung tích tác giả cuốn nhật ký đó, có tên là Cao Xuân Tuất, ở Hà Tĩnh

Dòng người nườm nượp đổ về đền Bà Chúa Kho "xin lộc" đầu xuân
Dòng người nườm nượp đổ về đền Bà Chúa Kho "xin lộc" đầu xuân

VOV.VN - Những ngày đầu xuân Quý Mão 2023, rất đông người dân và du khách nườm nượp, nô nức kéo về Bắc Ninh đi lễ đền Bà Chúa Kho với mong muốn "vay tiền", "xin lộc"...

Dòng người nườm nượp đổ về đền Bà Chúa Kho "xin lộc" đầu xuân

Dòng người nườm nượp đổ về đền Bà Chúa Kho "xin lộc" đầu xuân

VOV.VN - Những ngày đầu xuân Quý Mão 2023, rất đông người dân và du khách nườm nượp, nô nức kéo về Bắc Ninh đi lễ đền Bà Chúa Kho với mong muốn "vay tiền", "xin lộc"...

Lớp vẽ chữa lành
Lớp vẽ chữa lành

VOV.VN -“Ở đây ai cũng bệnh như nhau nên gần gũi, không còn cô đơn, mặc cảm nữa. Tập xong mấy bài vật lý trị liệu, ngồi vào bàn cẩn thận từng đường cọ, thấy đầu óc thư giãn hoàn toàn”, ông Hồ Đắc Thắng, một bệnh nhân chịu di chứng sau cơn tai biến hơn 7 năm về trước chia sẻ về lớp vẽ đặt tại khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện An Bình, TP.HCM.

Lớp vẽ chữa lành

Lớp vẽ chữa lành

VOV.VN -“Ở đây ai cũng bệnh như nhau nên gần gũi, không còn cô đơn, mặc cảm nữa. Tập xong mấy bài vật lý trị liệu, ngồi vào bàn cẩn thận từng đường cọ, thấy đầu óc thư giãn hoàn toàn”, ông Hồ Đắc Thắng, một bệnh nhân chịu di chứng sau cơn tai biến hơn 7 năm về trước chia sẻ về lớp vẽ đặt tại khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện An Bình, TP.HCM.