Hà Nội “dọn dẹp thành phố”, tu bổ đê kè trước mùa mưa bão

VOV.VN - Ngành chức năng TP Hà Nội chủ động phòng chống, đưa ra các phương án đối phó khi có tình huống xảy ra để đảm bảo tính mạng và tài sản cho người dân.

Để đảm bảo tính mạng, tài sản cho người dân trước mùa mưa bão, ngành chức năng thành phố Hà Nội đang tiến hành cắt tỉa cây xanh, sửa chữa lưới điện, tu bổ đê kè, chống úng ngập trên địa bàn thành phố. Cùng với việc chủ động từ sớm, Hà Nội cũng sẵn sàng phương án 4 tại chỗ để đối phó khi có tình huống xảy ra

Thống kê của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai thành phố Hà Nội cho biết, mùa mưa bão năm 2016 đã làm khoảng 3000 cây xanh trên địa bàn thành phố bị gãy đỗ, làm thiệt hại nhiều tài sản của người dân.

Hàng cây trên phố Trần Khánh Dư đã được cắt sửa trước mùa mưa bão.
Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên cây xanh Hà Nội, để đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là những người tham gia giao thông trước mùa mưa bão năm nay, đơn vị đã và đang tiến hành cắt tỉa cây xanh trên địa bàn thành phố. Theo đó, sẽ có khoảng 10.000 cây xanh tại các tuyến phố của Hà Nội, đặc biệt là ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng… nơi có nhiều cây cổ thụ, mật độ dày sẽ được cắt sửa.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Đội phó Đội cắt sửa cây xanh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên cây xanh Hà Nội cho biết, việc cắt sửa cây xanh không chỉ đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, mà quan trọng hơn là đảm bảo an toàn cho người dân khi mùa mưa bão đến: “Hiện tại công ty đang bước vào một chiến dịch bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7. Thực hiện cắt tỉa trên 10.000 cây, tiến hành hạ ngọn, hạ độ cao chủng loại cây có đường kính lớn như xà cừ, muồng, phượng… để hạn chế tối đa những thiệt hại do mưa bão”.

Năm 2016 có khoảng 3000 cây xanh trên địa bàn Hà Nội bị gãy đỗ.
Trong khi đó, đối với ngành điện lực, ngay từ đầu hè đã tiến hành rà soát, sửa chữa lưới điện nhằm hạn chế sự cố gãy đỗ, chập điện trong mưa bão. Là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và vận hành trên 800 trạm biến áp, gần 1300 km đường dây hạ thế, Công ty Điện lực Đống Đa, Hà Nội đã tiến hành triển khai rất sớm các công việc cần thiết để đảm bảo an toàn lưới điện.

Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó giám đốc Công ty Điện lực Đống Đa cho biết, ngay từ đầu năm 2017, Công ty đã thường xuyên kiểm tra hệ thống lưới điện, các trạm biến áp; tiến hành thay thế 170 bộ đầu cáp trung thế ngoài trời tại các trạm biến áp... Việc kịp thời kiểm tra, phát hiện và xử lý kỹ thuật hệ thống điện sẽ giảm tối đa sự cố khi mưa bão, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân.

Ông Nguyễn Đức Thịnh nói: “Công tác phòng chống lụt bão được chúng tôi đặt lên hàng đầu, hàng tháng chúng tôi rà soát để kiểm soát những việc đã làm, nhất là việc chưa làm tốt để kịp thời khắc phục ngay. Đặc điểm của quận Đống Đa là mật độ dân cư cao, cây xanh nhiều, nên việc cắt tỉa là rất cần thiết trong mưa bão”.

Một số bãi cát vi phạm an toàn đê điều cũng được giải tỏa.
Cùng với việc cắt sửa cây xanh, sửa chữa lưới điện, ngành chức năng thành phố Hà Nội đã và đang tiến hành tu bổ đê kè, chống nguy cơ ngập úng, đặc biệt là tại các trọng điểm, điểm xung yếu. 3 trọng điểm là Trạm bơm Yên Sở (Hoàng Mai); cống Liên Mạc (Bắc Từ Liêm); khu vực đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu (Đông Anh) và 10 điểm xung yếu như đê Sen Chiểu (Phúc Thọ); kè Liên Trì (Đan Phượng), Quang Lãng (Phú Xuyên)... đã được đầu tư nâng cấp nhằm hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.

Để chủ động đối phó với mưa bão, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã chỉ đạo các địa phương, công ty thủy lợi kiểm tra, rà soát các hồ đập trên địa bàn; đảm bảo quy trình tích nước và vận hành. Đồng thời, xây dựng phương án phòng, chống úng khi có mưa lớn, cục bộ. Tại khu vực nội thành, giải pháp chống úng ngập là việc vận hành chặt chẽ trạm bơm Yên Sở và trục chính sông Nhuệ. Khu vực ngoại thành là hệ thống tiêu úng của các công ty thủy lợi sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, Mê Linh…

Ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội cho biết: “Các quận huyện, thị xã tổ chức các phương án phòng chống thiên tai cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về vật tư, cả về chủng loại, số lượng chất lượng và địa chỉ cụ thể, có phương án điều động để thực hiện khi có yêu cầu…”.

Bên cạnh việc chủ động phòng, chống thiên tai, Hà Nội cũng sẵn sàng phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ) để kịp thời khắc phục hậu quả khi có mưa bão xảy ra. Trong đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô với chức năng là cơ quan thường trực Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn thành phố sẽ là đơn vị nòng cốt trong công tác này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh: Cây cổ thụ đổ đè bẹp hàng loạt ô tô trong mưa bão
Hình ảnh: Cây cổ thụ đổ đè bẹp hàng loạt ô tô trong mưa bão

VOV.VN - Hàng loạt ô tô bị cây cổ thụ đè bẹp trong đợt mưa to gió lớn do ảnh hưởng của cơn bão đầu tiên đổ bộ vào Việt Nam trong năm nay.

Hình ảnh: Cây cổ thụ đổ đè bẹp hàng loạt ô tô trong mưa bão

Hình ảnh: Cây cổ thụ đổ đè bẹp hàng loạt ô tô trong mưa bão

VOV.VN - Hàng loạt ô tô bị cây cổ thụ đè bẹp trong đợt mưa to gió lớn do ảnh hưởng của cơn bão đầu tiên đổ bộ vào Việt Nam trong năm nay.

Kinh nghiệm đi xe máy an toàn trong mưa bão
Kinh nghiệm đi xe máy an toàn trong mưa bão

VOV.VN - Đội mũ bảo hiểm, giữ khoảng cách an toàn, đi chậm, quan sát kỹ... là những kinh nghiệm nằm lòng khi đi xe máy trong trời mưa bão.

Kinh nghiệm đi xe máy an toàn trong mưa bão

Kinh nghiệm đi xe máy an toàn trong mưa bão

VOV.VN - Đội mũ bảo hiểm, giữ khoảng cách an toàn, đi chậm, quan sát kỹ... là những kinh nghiệm nằm lòng khi đi xe máy trong trời mưa bão.

Tránh ăn gì để không bị tiêu chảy trong mùa mưa bão?
Tránh ăn gì để không bị tiêu chảy trong mùa mưa bão?

Mùa mưa bão, độ ẩm cao, nguồn nước bị ô nhiễm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người dùng.

Tránh ăn gì để không bị tiêu chảy trong mùa mưa bão?

Tránh ăn gì để không bị tiêu chảy trong mùa mưa bão?

Mùa mưa bão, độ ẩm cao, nguồn nước bị ô nhiễm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người dùng.