Nâng cao chất lượng đào tạo văn hoá, thể thao, du lịch gắn với nhu cầu xã hội

VOV.VN - Tăng cường kiểm định chất lượng đào tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo; Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội”... là những nhiệm vụ, yêu cầu trọng tâm đặt ra trong công tác đào tạo ngành văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch trong thời gian tới.

Hiện nay, cả nước có 28 cơ sở đào tạo các ngành năng khiếu văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Những năm gần đây, do xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, số lượng thí sinh dự thi vào các ngành năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao ngày càng giảm, ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào ở một số ngành.

Tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch trong thời kỳ mới và triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024” do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức hôm nay (27/10), tại thành phố Đà Nẵng, các tham luận tại Hội thảo cho biết, dịch bệnh Covid-19 cũng tác động đến xu hướng lựa chọn ngành, nghề thuộc nhóm ngành du lịch của học sinh. Nguồn tuyển sinh của nhiều cơ sở đào tạo không còn dồi dào như trước, thậm chí học sinh nhập học rồi vẫn bỏ học để lựa chọn ngành, nghề khác.

Một số cơ sở đào tạo chưa chú trọng xây dựng kế hoạch dài hạn phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý, công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế cận chưa được quan tâm kịp thời, dẫn đến sự hụt hẫng về đội ngũ giảng viên, giáo viên. Tỷ lệ giảng viên, giáo viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ, thạc sĩ của một số cơ sở đào tạo còn thấp so với yêu cầu. Nhiều cơ sở đào tạo chưa có cơ chế thu hút các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm đã nghỉ hưu tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học…

Hiện nay, công tác đổi mới phương pháp dạy và học của các cơ sở đào tạo đã được triển khai song hiệu quả chưa cao. Chương trình đào tạo chậm đổi mới, nặng về lý thuyết; nhiều giáo trình chưa được cập nhật, hoàn chỉnh hoặc không còn phù hợp.

Năm học 2023-2024, các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tuyển sinh đào tạo hơn 36.400 chỉ tiêu trình độ từ sơ cấp đến tiến sỹ. Để đạt được mục tiêu đề ra, ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu các cơ sở đào tạo thực hiện tự chủ đại học, triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam; Đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và hợp tác quốc tế; Tăng cường kiểm định chất lượng đào tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo; xây dựng hạ tầng dữ liệu, học liệu số dùng chung trong toàn ngành; Nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội…

“Các cơ sở đào tạo luôn luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu. Trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch, tất cả đều phải đạt mục tiêu về chất lượng. Tuy nhiên, tất cả cũng phải cân đối với điều kiện cho phép của cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật. Các đồng chí cần hết sức lưu ý những vấn đề này. Tất nhiên, mỗi khối, mỗi trường có những mục tiêu cụ thể khác nhau, tuy nhiên định hướng chung là như vậy. Chất lượng là hàng đầu chứ không phải chạy theo số lượng” - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển văn hóa - Lấy gốc từ hoàn thiện nhân cách con người
Phát triển văn hóa - Lấy gốc từ hoàn thiện nhân cách con người

VOV.VN - Phát triển văn hóa, đổi mới tư duy về văn hóa không phải ở đâu xa, mà bắt đầu trước hết từ việc xây dựng con người, từ gia đình, trường học đến xã hội - thông qua việc tạo dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh.

Phát triển văn hóa - Lấy gốc từ hoàn thiện nhân cách con người

Phát triển văn hóa - Lấy gốc từ hoàn thiện nhân cách con người

VOV.VN - Phát triển văn hóa, đổi mới tư duy về văn hóa không phải ở đâu xa, mà bắt đầu trước hết từ việc xây dựng con người, từ gia đình, trường học đến xã hội - thông qua việc tạo dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh.

Lào tổ chức Lễ hội đua thuyền 2023 với nhiều hoạt động thu hút khách du lịch
Lào tổ chức Lễ hội đua thuyền 2023 với nhiều hoạt động thu hút khách du lịch

VOV.VN - Từ ngày 28-30/10, nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước Lào sẽ diễn ra Boun Suanghuea – Lễ hội đua thuyền truyền thống. Đây là một trong những lễ hội lớn, mở đầu cho hàng loạt lễ hội khác sau 3 tháng mùa chay.

Lào tổ chức Lễ hội đua thuyền 2023 với nhiều hoạt động thu hút khách du lịch

Lào tổ chức Lễ hội đua thuyền 2023 với nhiều hoạt động thu hút khách du lịch

VOV.VN - Từ ngày 28-30/10, nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước Lào sẽ diễn ra Boun Suanghuea – Lễ hội đua thuyền truyền thống. Đây là một trong những lễ hội lớn, mở đầu cho hàng loạt lễ hội khác sau 3 tháng mùa chay.

Nhà giáo, hoạ sĩ Trần Anh Tuấn - Người “bắc nhịp cầu” văn hoá qua tranh sơn mài
Nhà giáo, hoạ sĩ Trần Anh Tuấn - Người “bắc nhịp cầu” văn hoá qua tranh sơn mài

VOV.VN - Thầy giáo, họa sĩ Trần Anh Tuấn vinh dự được tham gia Ngày Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới. Với anh đó chính là cơ hội để quảng bá, giới thiệu dòng tranh độc đáo của dân tộc đến với bạn bè quốc tế. Qua các tác phẩm nghệ thuật và trải nghiệm làm sơn mài, anh mong muốn đưa loại hình nghệ thuật này như một "nhịp cầu văn hóa" nối Việt Nam với bạn bè các nước.

Nhà giáo, hoạ sĩ Trần Anh Tuấn - Người “bắc nhịp cầu” văn hoá qua tranh sơn mài

Nhà giáo, hoạ sĩ Trần Anh Tuấn - Người “bắc nhịp cầu” văn hoá qua tranh sơn mài

VOV.VN - Thầy giáo, họa sĩ Trần Anh Tuấn vinh dự được tham gia Ngày Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới. Với anh đó chính là cơ hội để quảng bá, giới thiệu dòng tranh độc đáo của dân tộc đến với bạn bè quốc tế. Qua các tác phẩm nghệ thuật và trải nghiệm làm sơn mài, anh mong muốn đưa loại hình nghệ thuật này như một "nhịp cầu văn hóa" nối Việt Nam với bạn bè các nước.

Người Lào Điện Biên giữ gìn nghề dệt thổ cẩm
Người Lào Điện Biên giữ gìn nghề dệt thổ cẩm

VOV.VN - Người Lào ở Điện Biên còn lưu giữ nhiều nét văn hoá đặc sắc của dân tộc mình. Một trong những số đó là nghề dệt thổ cẩm.

Người Lào Điện Biên giữ gìn nghề dệt thổ cẩm

Người Lào Điện Biên giữ gìn nghề dệt thổ cẩm

VOV.VN - Người Lào ở Điện Biên còn lưu giữ nhiều nét văn hoá đặc sắc của dân tộc mình. Một trong những số đó là nghề dệt thổ cẩm.