Hà Nội: “Năm trật tự và văn minh đô thị 2016” có đạt được mục tiêu?

VOV.VN - Năm 2016, Hà Nội tiếp tục chọn là “Năm trật tự và văn minh đô thị”, nhưng với những gì đã diễn ra, mục tiêu và khoảng cách quá xa vời

Dù là năm thứ hai Hà Nội chọn chủ đề “Năm trật tự và văn minh đô thị”, nhưng có lẽ chưa bao giờ trật tự đô thị tại Thủ đô lại “nóng” như năm 2015. Tình trạng xây nhà sai phép, chiếm dụng vỉa hè lòng đường, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường ngay trong khu vực nội đô… đang làm xấu đi hình ảnh về một Thủ đô văn minh, thanh lịch.

Cảnh thường ngày trước cổng Đại học Y Hà Nội.

Một trong những vấn đề làm dư luận Thủ đô “dậy sóng” thời gian qua là thực trạng quản lý đô thị yếu kém, trật tự xây dựng bị buông lỏng; đại công trường “ngắc ngoải” trên đất vàng… Trong đó, có thể kể đến Dự án tai tiếng - Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê do Công ty cổ phần may Lê Trực làm chủ đầu tư tại số 8B Lê Trực (quận Ba Đình). Đây là công trình sai phạm nghiêm trọng so với giấy phép được cấp.

Trả lời phóng viên Đài TNVN, hầu hết người dân Thủ đô đều ủng hộ chủ trương thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”, nhưng với những gì đang diễn ra trên thực tế, họ lại hoài nghi về tính nghiêm minh, quyết liệt trong triển khai thực hiện. Ông Trần Văn Quang, trú tại phường Cát Linh, Quận Đống Đa nói: “Là một người dân tôi cảm thấy rất búc xúc về trật tự đô thị. Mặc dù đây là năm thứ 2 thành phố thực hiện Năm trật tự văn minh đô thị, nhưng tôi thấy không chuyển biến nhiều, thậm chí một số nơi còn còn bức xúc hơn. Như tòa nhà 8B Lê Trực sai phạm như thế, nhưng chỉ khi báo chí vào cuộc cơ quan chức năng mới biết, hay tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm, người đi bộ cũng không có chỗ đi…”.

Trước “sức nóng” của dư luận, tại kỳ họp HĐND thành phố khóa 14, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã thừa nhận sự quản lý còn hạn chế, yếu kém trong quản lý xây dựng. Ông Vũ Hồng Khanh cũng nêu nhiều vấn đề dân sinh bức xúc, trong đó chỉ rõ 10 công trình, dự án xây dựng vi phạm nổi cộm, chưa được xử lý dứt điểm. Đó là Dự án chung cư 88 Láng Hạ (quận Đống Đa); Dự án xây dựng công trình trụ sở văn phòng làm việc, dịch vụ công cộng và nhà ở tại tổ 50 Yên Hòa (quận Cầu Giấy); Dự án cải tạo, nâng cấp khu vui chơi, giải trí bán đảo hồ Đống Đa… Điểm chung của những công trình sai phạm nổi cộm này là triển khai dự án sai với giấy phép đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chậm, thậm chí là chây ỳ trong quá trình khắc phục sai phạm. 

Về nguyên nhân của những sai phạm đó, ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội nói: "Sai sót đầu tiên phải xác định là thái độ chấp hành không tốt của chủ đầu tư. Liên quan đến vấn đề trách nhiệm quản lý nhà nước thì phải xác định rằng chúng ta chưa làm hết trách nhiệm của mình, có cơ quan thì làm được, có cơ quan chưa; có chính quyền làm được có chính quyền chưa làm được; có cá nhân làm được có cá nhân còn buông lỏng. Chúng ta phải khẳng định là một bộ phận làm chưa hết trách nhiệm.

“Nổi” lên cùng tình trạng xây nhà sai phép, là việc Hà Nội “thả phanh” cho việc xây dựng các trung tâm thương mại khổng lồ, những tổ hợp chung cư chót vót, với số dân lên đến hàng vạn người. Điều đáng chú ý là những công trình này thường án ngữ tại các vị trí “đất vàng”, khu dân cư đông đúc, mà đáng lẽ ra phải là phần đất cho xây dựng công viên cây xanh, công trình phúc lợi xã hội. Đó là những dự án dọc đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân), Kim Văn Kim Lũ, Linh Đàm (quận Hoàng Mai)…

Những công trình đang làm xấu thành phố.

Các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng cho rằng, những dự án này không chỉ phá vỡ quy hoạch kiến trúc Hà Nội mà còn gia tăng áp lực lên hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội … Việc dồn nén mật độ xây dựng cũng như quá tải về dân số đã nẩy sinh nhiều hệ lụy, nhất là giao thông, giáo dục, phòng chống cháy nổ. Đó là thực trạng giao thông “tê liệt” giờ cao điểm khu vực phía Tây Nam thành phố (đường Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến); cháy nổ tại Xa La, Linh Đàm…thời gian vừa qua.

Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu ý kiến: “Không thể buông xuôi với việc  nhà đầu tư vào là quý. Chúng ta vừa làm được việc đó nhưng phải quản lý rất tốt về mật độ, quy hoạch, kiến trúc, chiều cao… Tất cả đều phải xem xét một cách cụ thể. Bài toán ở đây không phải là từng khu một mà phải nhìn tổng thể…”.

Năm 2016, Hà Nội tiếp tục chọn là “Năm trật tự và văn minh đô thị”, nhưng với những gì đã diễn ra sau 2 năm thực hiện, rõ ràng giữa mục tiêu và thực tiễn vẫn là một khoảng cách xa vời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội triển khai Năm trật tự văn minh đô thị 2015
Hà Nội triển khai Năm trật tự văn minh đô thị 2015

VOV.VN -Đây là hoạt động khởi đầu trong năm 2015 với nội dung cụ thể nhằm thực hiện giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông…

Hà Nội triển khai Năm trật tự văn minh đô thị 2015

Hà Nội triển khai Năm trật tự văn minh đô thị 2015

VOV.VN -Đây là hoạt động khởi đầu trong năm 2015 với nội dung cụ thể nhằm thực hiện giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông…

Các cấp, ngành Hà Nội vào cuộc “Năm trật tự văn minh đô thị"
Các cấp, ngành Hà Nội vào cuộc “Năm trật tự văn minh đô thị"

VOV.VN -Cùng với khối quận huyện, phường xã, các đơn vị ban, ngành của thành phố cũng đang ráo riết thực hiện "Năm trật tự văn minh đô thị"

Các cấp, ngành Hà Nội vào cuộc “Năm trật tự văn minh đô thị"

Các cấp, ngành Hà Nội vào cuộc “Năm trật tự văn minh đô thị"

VOV.VN -Cùng với khối quận huyện, phường xã, các đơn vị ban, ngành của thành phố cũng đang ráo riết thực hiện "Năm trật tự văn minh đô thị"

Năm 2014- “Năm trật tự văn minh đô thị”
Năm 2014- “Năm trật tự văn minh đô thị”

VOV.VN -Năm 2014, được thành phố xác định là “Năm trật tự văn minh đô thị” để giải quyết các tồn tại của đô thị

Năm 2014- “Năm trật tự văn minh đô thị”

Năm 2014- “Năm trật tự văn minh đô thị”

VOV.VN -Năm 2014, được thành phố xác định là “Năm trật tự văn minh đô thị” để giải quyết các tồn tại của đô thị