Hà Nội: Nhiều ao hồ biến thành nơi chứa rác thải

VOV.VN -Hệ thống ao hồ ở thủ đô đang bị ô nhiễm nặng và có nguy cơ trở thành những ổ dịch bệnh nguy hiểm, do sự thiếu ý thức của người dân.

Hà Nội có hơn 100 ao, hồ, trong đó có 11 hồ có dấu hiệu ô nhiễm, 8 hồ ô nhiễm nặng và 6 hồ ô nhiễm rất nặng. Quận Đống Đa có số lượng ao, hồ có nguồn nước bị ô nhiễm nặng và rất nặng nhiều nhất như hồ Linh Quang, hồ Kim Liên, hồ Ba Mẫu, hồ Văn Chương, hồ Ao Phủ, hồ Hố Mẻ.

Tại hồ Linh Quang, hiện nước hồ đen đặc, mặt hồ gần như bị che khuất bởi các loại bèo tây, cây dại và nhiều nhất là rác thải sinh hoạt hàng ngày do hàng ngàn hộ dân sống quanh hồ xả xuống.

Hồ Văn Chương (quận Đống Đa) ô nhiễm nặng do tảo, rác và nước thải

Năm 2004, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có quyết định phê duyệt dự án cải tạo hồ Linh Quang với mức đầu tư 131 tỉ đồng, nhưng đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai. Cách hồ Linh Quang vài trăm mét, hồ Văn Chương hàng ngày vẫn tiếp nhận nước thải từ các hộ dân và hộ kinh doanh ven hồ. Nước hồ màu xanh đục, xung quanh miệng cống có mùi hôi, nổi váng trắng và bốc mùi vào mùa hè.

Ông Trần Văn Thành, một người dân sống gần khu vực hồ Văn Chương cho biết: “Rác vứt xuống hồ rất nhiều, cảm tưởng hồ này là nơi đựng rác thải của tất cả những nhà xung quanh đây, đặc biệt là những hộ kinh doanh hàng quán; kết hợp việc thả cá, nước không tốt nên cá chết khiến nước thối. Xung quanh đây người dân vẫn bán hàng dù có biển cấm. Thỉnh thoảng cũng thấy bên môi trường đến làm việc, nhưng họ làm không đến nơi đến chốn, không nghiêm nên việc đổ rác vẫn diễn ra công khai”.

Mặc dù có biển cấm nhưng tình trạng kinh doanh hàng quán vẫn diễn ra công khai tại khu vực hồ Văn Chương

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường ao hồ ở Hà Nội là do nước thải từ các khu công nghiệp, làng nghề, khu dân cư không được xử lý theo đúng quy định và chưa đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra các hồ.

Một lượng lớn rác thải sinh hoạt được các hộ dân xung quanh vứt xuống hồ, trong đó có những loại rác không thể phân hủy, làm gia tăng nồng độ các chất hữu cơ, làm mất khả năng tự làm sạch và khiến cho nước bẩn đục, nhiều ruồi muỗi, là nguồn phát sinh các dịch bệnh như tiêu chảy, sốt xuất huyết, ung thư…

Một số hồ nước nông, ánh nắng mặt trời mùa hè rọi xuống tạo ra các loại tảo, không có người vệ sinh nên tạo mùi hôi thối, gây ô nhiễm. Diện tích một số hồ ngày càng bị thu hẹp bởi những hộ dân ven hồ cố tình lấn chiếm dựng lều tạm, bị khai thác kinh tế bằng việc nuôi cá, hoặc trồng rau...

Bà Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng cho rằng: “Sự phân cấp chức năng quản lý hồ không rõ ràng đã dẫn đến nhiều hồ bị xuống cấp. Nhà nước cần phải có chính sách ưu tiên, coi chức năng nào là chức năng quan trọng nhất của các hồ ở Hà Nội. Nếu là chức năng cảnh quan, chức năng môi trường, chức năng điều hòa không khí và lũ lụt, thì chức năng cảnh quan là cực kỳ quan trọng.

Chức năng điều hòa chỉ gom lại trong vòng 1 đến 2 tháng, 10 đến 11 tháng còn lại là chức năng cảnh quan. Vì vậy khi đầu tư hoặc khi cải tạo hồ, nhất định phải có sự kết hợp giữa hạ tầng cơ sở cộng với các nhà bảo tồn để đảm bảo hệ sinh thái của hồ được giữ ở mức tối thiểu, để làm cho hồ cảnh quan được đẹp”.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm ao hồ, thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phát chế phẩm cho gần 20.000 hộ dân đổ vào nơi thoát nước thải; phối hợp với các quận tổ chức tuyên truyền, cùng dọn dẹp vệ sinh trên bờ hồ, di chuyển một số chợ tạm ven khu vực các hồ để giảm thải gây ô nhiễm môi trường.

 

Cùng với đó, sự tham gia của cộng đồng dân cư, nhất là các Hội Phụ nữ tự quản đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường hồ, đồng thời vận động người dân tham gia quét dọn, làm vệ sinh xung quanh khu vực hồ.

Theo ông Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Câu lạc bộ Hồ Hà Nội, các cơ quan chức năng cần có những hành động quyết liệt và ngăn chặn các hành vi đổ thải, xả thải, đồng thời triển khai các dự án để truy tìm các nguồn thải. Việc xả thải phải được đưa vào các khu xử lý nước tập trung và qua xử lý đủ tiêu chuẩn.

Ông Trương Mạnh Tiến nói: “Quan trọng nhất là phải huy động được lực lượng rộng lớn của cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ môi trường hồ. Bằng mọi cách không để san lấp, thu hẹp lòng hồ, không để hồ bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích. Những hồ đã ô nhiễm rồi thì phải xử lý, phải nạo vét một cách khoa học. Cần áp dụng khoa học công nghệ vào việc xử lý ô nhiễm hồ, giữ cho các hồ không ô nhiễm thêm nữa và dần dần cải thiện nó lên”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xử phạt 3 công ty gây ô nhiễm môi trường sông Bưởi gần 4 tỷ đồng
Xử phạt 3 công ty gây ô nhiễm môi trường sông Bưởi gần 4 tỷ đồng

VOV.VN -Ba công ty gây ô nhiễm môi trường trên sông Bưởi bị phạt tổng cộng gần 4 tỷ đồng.

Xử phạt 3 công ty gây ô nhiễm môi trường sông Bưởi gần 4 tỷ đồng

Xử phạt 3 công ty gây ô nhiễm môi trường sông Bưởi gần 4 tỷ đồng

VOV.VN -Ba công ty gây ô nhiễm môi trường trên sông Bưởi bị phạt tổng cộng gần 4 tỷ đồng.

Ô nhiễm nguồn nước sông Bưởi: Cá tiếp tục chết, nguy cơ lúa mất trắng
Ô nhiễm nguồn nước sông Bưởi: Cá tiếp tục chết, nguy cơ lúa mất trắng

VOV.VN - Cá trên sông Bưởi lại tiếp tục chết, nguy hại hơn, hàng trăm hecta lúa của người dân cũng có nguy cơ mất trắng do nước sông Bưởi ô nhiễm.

Ô nhiễm nguồn nước sông Bưởi: Cá tiếp tục chết, nguy cơ lúa mất trắng

Ô nhiễm nguồn nước sông Bưởi: Cá tiếp tục chết, nguy cơ lúa mất trắng

VOV.VN - Cá trên sông Bưởi lại tiếp tục chết, nguy hại hơn, hàng trăm hecta lúa của người dân cũng có nguy cơ mất trắng do nước sông Bưởi ô nhiễm.

Khánh Hòa đưa nước sạch đến vùng có nước giếng ô nhiễm nghiêm trọng
Khánh Hòa đưa nước sạch đến vùng có nước giếng ô nhiễm nghiêm trọng

VOV.VN - Người dân ở thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa khuyến cáo không nên sử dụng nguồn nước giếng vì bị ô nhiễm nghiêm trọng  

Khánh Hòa đưa nước sạch đến vùng có nước giếng ô nhiễm nghiêm trọng

Khánh Hòa đưa nước sạch đến vùng có nước giếng ô nhiễm nghiêm trọng

VOV.VN - Người dân ở thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa khuyến cáo không nên sử dụng nguồn nước giếng vì bị ô nhiễm nghiêm trọng  

Vùng ven biển miền Trung đang kêu cứu vì ô nhiễm
Vùng ven biển miền Trung đang kêu cứu vì ô nhiễm

VOV.VN -Tình trạng ô nhiễm môi trường ven biển miền Trung đang ở mức báo động, nạn ô nhiễm môi trường biển do rác thải, nước thải vẫn chưa thuyên giảm.

Vùng ven biển miền Trung đang kêu cứu vì ô nhiễm

Vùng ven biển miền Trung đang kêu cứu vì ô nhiễm

VOV.VN -Tình trạng ô nhiễm môi trường ven biển miền Trung đang ở mức báo động, nạn ô nhiễm môi trường biển do rác thải, nước thải vẫn chưa thuyên giảm.