Trung Quốc bác tin không muốn hợp tác thám hiểm Mặt Trăng với Mỹ

VOV.VN - Người phát ngôn Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) ngày 22/12 khẳng định nước này coi trọng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và luôn giữ thái độ cởi mở trong hợp tác với Mỹ.

Tuyên bố trên được phía Trung Quốc đưa ra trên trang web chính thức của Cục Vũ trụ Quốc gia (CNSA) nước này ngày 22/12, sau khi truyền thông dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Nicholas Burns cho biết “Trung Quốc không có ý định hợp tác với Mỹ trong việc thăm dò Mặt Trăng”.

Người phát ngôn CNSA Hứa Hồng Lượng (Xu Hongliang) nhấn mạnh, chính phủ Trung Quốc luôn kiên trì việc khám phá và sử dụng không gian vì mục đích hòa bình, cũng như tiến hành giao lưu và hợp tác không gian quốc tế trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, sử dụng hòa bình và phát triển bao trùm. Trung Quốc coi trọng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và “luôn giữ thái độ cởi mở bao trùm về giao lưu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ với Mỹ”, khẳng định Bắc Kinh hoan nghênh cộng đồng nghiên cứu khoa học các nước, trong đó có Mỹ đăng ký theo các kênh và phương thức mà Trung Quốc đã công bố.

Theo người phát ngôn, năm 2006, cơ quan vũ trụ Trung Quốc và Mỹ đã thiết lập cơ chế nhóm công tác hợp tác vũ trụ về khoa học trái đất và khoa học không gian, nhiều lần trao đổi về các lĩnh vực cùng quan tâm. Tuy nhiên, việc Mỹ đưa ra “Điều khoản Wolf” vào năm 2011 đã làm gián đoạn gần như hoàn toàn trao đổi giữa các cơ quan vũ trụ hai nước. Năm 2015, Mỹ đề xuất Bộ Ngoại giao nước này chủ trì thiết lập cơ chế đối thoại hàng không dân dụng Trung-Mỹ, Trung Quốc phản ứng tích cực và đến nay đã tổ chức 3 cuộc đối thoại. Cuộc họp thứ tư dự kiến ​​do Mỹ đăng cai vẫn chưa được tổ chức.

Bắc Kinh cho rằng “căn nguyên khiến hợp tác hàng không vũ trụ Trung-Mỹ không thể được thực hiện nằm ở phía Mỹ”, bởi chính phủ nước này dùng “tư duy Chiến tranh Lạnh” xử lý hợp tác hàng không vũ trụ giữa hai bên.

Người phát ngôn còn cho biết, CNSA hiện đã ký hơn 170 thỏa thuận hợp tác hoặc biên bản ghi nhớ với hơn 50 quốc gia, cơ quan vũ trụ và tổ chức quốc tế, khẳng định nước này “chưa bao giờ có bất kỳ văn bản, quy định hay điều khoản nào hạn chế hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ”, kêu gọi Washington bỏ “Điều khoản Wolf ”, đồng thời nhấn mạnh mong muốn trao đổi và hợp tác quốc tế sâu rộng hơn với các nước trên thế giới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mặt trăng Enceladus của sao Thổ - nơi hứa hẹn để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất
Mặt trăng Enceladus của sao Thổ - nơi hứa hẹn để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất

VOV.VN - Các nhà khoa học từ lâu đã xem mặt trăng Enceladus của sao Thổ, nơi chứa đựng một đại dương bên dưới lớp vỏ băng giá dày của nó, là một trong những nơi tốt nhất để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

Mặt trăng Enceladus của sao Thổ - nơi hứa hẹn để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất

Mặt trăng Enceladus của sao Thổ - nơi hứa hẹn để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất

VOV.VN - Các nhà khoa học từ lâu đã xem mặt trăng Enceladus của sao Thổ, nơi chứa đựng một đại dương bên dưới lớp vỏ băng giá dày của nó, là một trong những nơi tốt nhất để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

Ấn Độ sẽ đưa được người lên Mặt Trăng vào năm 2040
Ấn Độ sẽ đưa được người lên Mặt Trăng vào năm 2040

VOV.VN - Chính phủ Ấn Độ cam kết sẽ đưa được người lên Mặt Trăng vào năm 2040. Đây là mục tiêu không gian lớn tiếp theo của Ấn Độ sau khi hạ cánh thành công tàu du hành Chandrayaan 3 lên bề mặt phía Nam của Mặt Trăng hồi tháng 8 vừa qua. 

Ấn Độ sẽ đưa được người lên Mặt Trăng vào năm 2040

Ấn Độ sẽ đưa được người lên Mặt Trăng vào năm 2040

VOV.VN - Chính phủ Ấn Độ cam kết sẽ đưa được người lên Mặt Trăng vào năm 2040. Đây là mục tiêu không gian lớn tiếp theo của Ấn Độ sau khi hạ cánh thành công tàu du hành Chandrayaan 3 lên bề mặt phía Nam của Mặt Trăng hồi tháng 8 vừa qua. 

Ấn Độ đặt mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt Trăng
Ấn Độ đặt mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt Trăng

VOV.VN - Ấn Độ đã đặt mục tiêu đưa được người lên thám hiểm Mặt Trăng vào năm 2040. Mục tiêu này được đưa ra trên cơ sở chỉ thị của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đối với Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), bao gồm các kế hoạch xây dựng Trạm vũ trụ vào năm 2035.

Ấn Độ đặt mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt Trăng

Ấn Độ đặt mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt Trăng

VOV.VN - Ấn Độ đã đặt mục tiêu đưa được người lên thám hiểm Mặt Trăng vào năm 2040. Mục tiêu này được đưa ra trên cơ sở chỉ thị của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đối với Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), bao gồm các kế hoạch xây dựng Trạm vũ trụ vào năm 2035.