Hà Nội quy định học phí với cơ sở giáo dục chất lượng cao

(VOV) - Năm học 2013-2014,  học phí tối đa tại cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao bậc mầm non và tiểu học tối đa 2,9 triệu đồng/tháng.

Sáng nay (6/7), HĐND TP Hà Nội đã thông qua Dự thảo Nghị quyết ban hành quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao (CLC) trên địa bàn TP Hà Nội. Nghị quyết này nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Thủ đô.

Theo Dự thảo Nghị quyết vừa được HĐND TP thông qua, mức trần thu học phí cơ sở giáo dục công lập CLC đối với từng bậc học, như sau: mầm non và tiểu học được áp dụng cùng một mức (năm học 2013-2014 tối đa 2.900.000 đồng/học sinh/tháng; năm học 2014-2015 tối đa 3.200.000 đồng/học sinh/tháng); THCS và THPT được áp dụng cùng một mức (năm học 2013-2014 tối đa 3.000.000 đồng/học sinh/tháng; năm học 2014-2015 tối đa 3.400.000 đồng/học sinh/tháng.

Đa số đại biểu tán thành với tờ trình và Dự thảo Nghị quyết ban hành quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao (CLC) trên địa bàn TP Hà Nội (Ảnh: Đỗ Hưng)

Mức thu trần học phí của cơ sở GD CLC được thu dựa trên nguyên tắc tự nguyện đảm bảo thu học phí cao tương xứng với tiêu chí cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy của cơ sở giáo dục được kiểm định, đảm bảo trang trải chi thường xuyên.

Cơ sở giáo dục công lập CLC tự chủ toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, chịu sự quản lý của nhà nước, sự giám sát của phụ huynh học sinh và xã hội, đảm bảo tương xứng giữa chất lượng giáo dục với học phí do người học đóng góp và nguồn tài chính được đầu tư, sử dụng. Đồng thời, bảo đảm công bằng trong cơ hội học tập giữa học sinh trường công lập và học sinh trường công lập CLC. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa trường công lập CLC và trường ngoài công lập CLC.

Đối với các đối tượng được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập sẽ thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố; Phần kinh phí được miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập được ngân sách Nhà nước chi trả trực tiếp cho người học.

Trước kỳ tuyển sinh của năm học mới, cơ sở giáo dục công lập CLC phải công bố mức thu học phí cùng với cam kết thực hiện chất lượng giáo dục cao theo chương trình quy định. Học phí được thu định kỳ theo tháng (thu 9 tháng/năm), nếu học sinh tự nguyện có thể thu 1 lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Cơ sở giáo dục công lập CLC có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Biên lai thu học phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Nghị quyết cũng quy định rõ, ngân sách nhà nước hỗ trợ bảo đảm hoạt động thường xuyên với cơ sở giáo dục công lập CLC trong các trường hợp cơ chế tài chính đối với một số cơ sở giáo dục công lập đang thực hiện thí điểm mô hình CLC và cơ chế hỗ trợ tài chính đối với cơ sở giáo dục công lập được chuyển sang công nhận là cơ sở giáo dục công lập CLC.

Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho các cơ sở GD CLC đảm bảo các tiêu chí cơ sở vật chất trường chất lượng cao, từ nguồn vốn xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác của Thành phố theo dự án, danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao theo quy định của Luật Ngân sách, phân cấp quản lý KT-XH và phân cấp Ngân sách của Thành phố.

Đối với thu từ các hoạt động dịch vụ giáo dục chất lượng cao thực hiện theo Quyết định của UBND thành phố về việc ban hành Quy định cụ thể tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục chất lượng cao áp dụng tại một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao.

Bên cạnh đó, cơ sở GD CLC thỏa thuận với phụ huynh học sinh về chủ trương, mức thu, nội dung thu, chi trên cơ sở thu đủ bù chi có tích lũy một phần để tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên và người lao động tham gia dịch vụ; xin ý kiến của UBND quận, huyện, thị xã hoặc Sở GD&ĐT theo phân cấp quản lý trước khi thực hiện.

Ngoài ra, có thêm khoản thu hộ, chi hộ (mua áo quần đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu học sinh, vở học tập mang tên trường...); viện trợ, tài trợ, quà biếu, cho, tặng theo quy định của pháp luật.

Về cơ chế chi có 2 loại thường xuyên và không thường xuyên, cụ thể chi thường xuyên cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ đối với chi hoạt động thường xuyên; chi cho hoạt động bộ máy, gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương… Còn về chi không thường xuyên là chi đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao...

Sở GD&ĐT, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra hoạt động thu, chi, thẩm tra quyết toán hàng năm đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Nghị quyết này.

Nghị quyết được áp dụng trong 2 năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015. Sau đó sẽ tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số
Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số

(VOV) - Với tổng ngân sách hơn 1,8 tỷ USD, dự án đã hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục Tiểu học và tiếp tục theo bậc THCS. 

Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số

Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số

(VOV) - Với tổng ngân sách hơn 1,8 tỷ USD, dự án đã hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục Tiểu học và tiếp tục theo bậc THCS. 

HĐND TP Hà Nội thảo luận về thi hành Luật Thủ đô
HĐND TP Hà Nội thảo luận về thi hành Luật Thủ đô

(VOV) -Đây là một trong những nội dung quan trọng sẽ được HĐND TP Hà Nội họp xem xét và thảo luận tại kỳ họp thứ 7.

HĐND TP Hà Nội thảo luận về thi hành Luật Thủ đô

HĐND TP Hà Nội thảo luận về thi hành Luật Thủ đô

(VOV) -Đây là một trong những nội dung quan trọng sẽ được HĐND TP Hà Nội họp xem xét và thảo luận tại kỳ họp thứ 7.

Luật Thủ đô có hiệu lực, quy định rõ nhập cư nội thành
Luật Thủ đô có hiệu lực, quy định rõ nhập cư nội thành

(VOV) -Hôm nay (1/7), Luật Thủ đô với 4 chương, 27 điều chính thức có hiệu lực.

Luật Thủ đô có hiệu lực, quy định rõ nhập cư nội thành

Luật Thủ đô có hiệu lực, quy định rõ nhập cư nội thành

(VOV) -Hôm nay (1/7), Luật Thủ đô với 4 chương, 27 điều chính thức có hiệu lực.

Quốc hội lấy ý kiến dự thảo giám sát giáo dục phổ thông
Quốc hội lấy ý kiến dự thảo giám sát giáo dục phổ thông

(VOV) -Các kết luận của báo cáo giám sát là có cơ sở và phương pháp thực hiện là khoa học, chính xác

Quốc hội lấy ý kiến dự thảo giám sát giáo dục phổ thông

Quốc hội lấy ý kiến dự thảo giám sát giáo dục phổ thông

(VOV) -Các kết luận của báo cáo giám sát là có cơ sở và phương pháp thực hiện là khoa học, chính xác

Hà Nội tích cực thể chế hóa Luật Thủ đô
Hà Nội tích cực thể chế hóa Luật Thủ đô

Thành phố Hà Nội yêu cầu cả hệ thống chính trị khẩn trương vào cuộc, thể chế hoá các quy định trong Luật Thủ đô.

Hà Nội tích cực thể chế hóa Luật Thủ đô

Hà Nội tích cực thể chế hóa Luật Thủ đô

Thành phố Hà Nội yêu cầu cả hệ thống chính trị khẩn trương vào cuộc, thể chế hoá các quy định trong Luật Thủ đô.