Hà Nội quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh thành thành phố.

VOV.VN - Hà Nội đặt mục tiêu, đến năm 2025, xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực.

Quy hoạch 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 của UBND TP Hà Nội, trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý quy hoạch Hà Nội sẽ xây dựng, trình phê duyệt Quy hoạch TP Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đề xuất các nội dung để tích hợp vào Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch phát triển vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hoàn thành việc rà soát, tổng hợp quy hoạch trình cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy hoạch chung xây dựng huyện được phê duyệt trong giai đoạn trước, tổ chức lập 14 quy hoạch vùng huyện, quy hoạch các khu chức năng. Đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh thành thành phố.

Hoàn thành các quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống, các đô thị vệ tinh; Quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị các khu dân cư làng xóm hiện có, cải tạo chỉnh trang, các khu vực hai bên tuyển đường giao thông; Lập các quy chế quản lý kiến trúc đô thị, nông thôn theo hướng xanh, hiện đại.

Quy hoạch đồng bộ, tập trung thu hút đầu tư phát triển một số cụm du lịch: Ba Vì - Suối Hai, Hương Sơn - Quan Sơn, núi Sóc - hồ Đồng Quan, Vân Trì - Cổ Loa.

Về xây dựng hệ thống kết cầu hạ tầng đô thị, Hà Nội huy động tối đa mọi nguồn lực tạo bước đột phá về đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông. Hoàn thành 4 đồ án quy hoạch ngành quốc gia: Quy hoạch mạng luới đường bộ; Quy hoạch mạng lưới đường sắt; Quy hoạch tổng thế phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay; Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị…

Hà Nội tiếp tục hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm trục Tây Thăng Long, các tuyến vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, vành đai 2 đoạn Mai Động - Ngã Tư Vọng, vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Giải Phóng; xây dựng các cầu vượt sông Hồng: cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên, cầu Thượng Cát, cầu Mễ Sở.

Phát triển các tuyển đường có tính kết nối với các đô thị vệ tinh và kết nối vùng nội vùng và liên vùng (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A, quốc lộ 6). Xây dựng nền tảng hạ tầng kinh tế- xã hội tại khu vực huyện dự kiến thành quận giai đoạn 2025-2030 Thanh Oai, Mê Linh, Thường Tín...

Hà Nội cũng đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung lãnh đạo. Tuyến đường khi hoàn thành không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển cho thành phố, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, phát triển kinh tế đô thị và nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường mà còn tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định: “Việc sớm đầu tư tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong Chương trình hành động của Đảng bộ thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ thành phố”.

Cùng với đó, Hà Nội cũng đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị, các công trình ngầm gắn với khả năng kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng. Đầu tư, đưa vào vận hành 2-3 tuyến đường sắt đô thị vận tài hành khách khối lượng lớn, tốc độ cao. Khởi công 1 tuyến đường sắt đô thị. Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt đô thị như: ga Hà Nội - Hoàng Mai, tuyến Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc, tuyến số 2.3 (đoạn Nam Thăng Long - Nội Bài). Phát triển mạng lưới giao thông tĩnh.

Quy hoạch, xây dựng công trình đỗ ô tô ngầm và nổi; các bến xe, các bãi đỗ xe ngầm trong vành đai 3 và một số bãi đỗ xe ngầm, nổi và cao tầng, nâng tỷ lệ quỹ đất cho giao thông đô thị khoảng 12-15% diện tích đất đô thị.

Kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh

Về đầu tư mở rộng khu vực đô thị, Hà Nội đầu tư kết nối hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ các đô thị vệ tinh, đô thị Nhật Tân - Nội Bài, đô thị sinh thái ven sông Hồng; hình thành những vùng chuyển tiếp, vành đai xanh giữa đô thị và nông thôn. Ưu tiên đầu tư xây dựng đô thị vệ tinh Hòa Lạc. Phát triển nhanh hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh. Khẩn trương xây dựng và sớm hoàn thành đô thị thông minh phía Bắc sông Hồng thành một đô thị mang tính biểu tượng đặc sắc, hiện đại và bến vững của Thủ đô và cả nước. Xây dựng các trục, điểm nhấn trung tâm tài chính, ngân hàng, thời trang, làng nghề, cảnh quan đô thị: Hồ Hoàn Kiếm, đường Thanh Niên, đường Võ Nguyên Giáp, đường Võ Chí Công (trục Nhật Tân - Nội Bài), trục đường Hồ Tây - Ba Vì, trục đường Phạm Văn Đồng - Hồ Tây…

Về kế hoạch phát triển nhà ở, Hà Nội phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đạt 29,5 m2 sàn/người vào năm 2025. Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 90%; tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án đầu tư xây dựng mới nhà ở xã hội đạt 30%. Chuẩn bị đầu tư 5 khu nhà ở xã hội (NƠXH), 2 dự án nhà ở công nhân. Đồng thời, sử dụng tiền thu được từ giá trị quỹ đất 20%, 25% tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư xây dựng NƠXH. Phấn đấu xây dựng khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở, tương đương khoảng 25.000 căn hộ NƠXH.

Bố trí ngân sách linh hoạt để mua lại một số quỹ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư tại một số dự án nhà ở thương mại có quỹ nhà tái định cư phải bàn giao cho Thành phố giai đoạn 2021-2025; Xây mới 5 dự án nhà tái định cư, tương đương khoảng 7.117 căn hộ.

Xây dựng khoảng 19,69 triệu m2 sàn nhà ở thương mại. Đầu tư xây dựng 2-3 khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh.

Xây dựng và thực hiện Đề án khung cơ chế chính sách đặc thù để thúc đẩy tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm, hết niên hạn sử dụng thành các khu đô thị văn minh, hiện đại. Cải tạo, xây dựng lại 2-3 khu chung cư cũ, ưu tiên các khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm. Chỉnh trang 20 nhà biệt thự và 10 công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954.

Hà Nội cũng sẽ tiếp tục xây dựng, cải tạo hệ thống cây xanh, công viên, vuờn hoa và hồ nước theo quy hoạch. Cải tạo, nâng cấp 45 công viên, vườn hoa hiện có; Đầu tư xây mới 5 công viên, vườn hoa. Trồng mới 3,5 triệu cây xanh, trong đó 500.000 cây xanh đô thị, phẩn đấu nâng diện tích xanh đạt 7,8-8,1m/nguời vào năm 2025.

Theo Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, một trong những đột phá làm thay đổi bộ mặt đô thị Thủ đô, phải kể đến việc khớp nối quy hoạch giao thông của Hà Nội (cũ) với quy hoạch giao thông của Thủ đô sau sáp nhập và các hoạt động từ quy hoạch đến đầu tư kết cấu giao thông Thủ đô với các vùng lân cận.

Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, trong thời gian tới, để thực hiện định hướng xây dựng Thành phố “xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại” vẫn cần xem xét kết cấu hạ tầng là một bước đột phá, phải xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Phát triển hiện đại nhưng cần toàn diện cả đô thị và nông thôn, để nâng tầm Thủ đô phát triển thành đô thị đặc biệt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: Đồng ý chủ trương xây dựng đường vành đai 4- vùng Thủ đô
Hà Nội: Đồng ý chủ trương xây dựng đường vành đai 4- vùng Thủ đô

VOV.VN - Việc sớm đầu tư tuyến đường vành đai 4 - vùng Thủ đô được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong Chương trình hành động của Đảng bộ thành phố Hà Nội

Hà Nội: Đồng ý chủ trương xây dựng đường vành đai 4- vùng Thủ đô

Hà Nội: Đồng ý chủ trương xây dựng đường vành đai 4- vùng Thủ đô

VOV.VN - Việc sớm đầu tư tuyến đường vành đai 4 - vùng Thủ đô được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong Chương trình hành động của Đảng bộ thành phố Hà Nội

Hà Nội mong muốn hợp tác với Singapore trong lĩnh vực xây dựng đô thị thông minh
Hà Nội mong muốn hợp tác với Singapore trong lĩnh vực xây dựng đô thị thông minh

VOV.VN - Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 434 dự án của các nhà đầu tư Singapore đang còn hiệu lực thực hiện, với tổng vốn đăng ký 7,43 tỷ USD, đứng thứ 2 (sau Nhật Bản). Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Hà Nội và Singapore cũng liên tục tăng.

Hà Nội mong muốn hợp tác với Singapore trong lĩnh vực xây dựng đô thị thông minh

Hà Nội mong muốn hợp tác với Singapore trong lĩnh vực xây dựng đô thị thông minh

VOV.VN - Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 434 dự án của các nhà đầu tư Singapore đang còn hiệu lực thực hiện, với tổng vốn đăng ký 7,43 tỷ USD, đứng thứ 2 (sau Nhật Bản). Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Hà Nội và Singapore cũng liên tục tăng.

Đường qua khu nhà ở công nhân Kim Chung xuống cấp, người dân bất an
Đường qua khu nhà ở công nhân Kim Chung xuống cấp, người dân bất an

VOV.VN - Nắng bụi, mưa ngập là thực trạng xuống cấp hư hỏng của đoạn đường Kim Chung chỉ hơn 100 m ngang qua trụ sở công an xã và khu nhà ở công nhân, tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Đường qua khu nhà ở công nhân Kim Chung xuống cấp, người dân bất an

Đường qua khu nhà ở công nhân Kim Chung xuống cấp, người dân bất an

VOV.VN - Nắng bụi, mưa ngập là thực trạng xuống cấp hư hỏng của đoạn đường Kim Chung chỉ hơn 100 m ngang qua trụ sở công an xã và khu nhà ở công nhân, tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.