Hai lý do để Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia

VOV.VN -Thủ tướng Campuchia Hun-Sen đánh giá rất cao sự giúp đỡ của Quân đội Việt Nam, ông gọi đó là Quân đội nhà Phật. 

Cách đây 35 năm, ngày 7/1/1979, với sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, dân tộc Campuchia đã được giải phóng khỏi ách thống trị của tập đoàn Pôn Pốt- những kẻ đã cướp đi sinh mạng của gần 1/4 dân số Campuchia lúc đó. Vì sao Việt Nam lại đưa quân vào Campuchia? Vì sao chúng ta phải ở lại đó trong 10 năm và cộng đồng quốc tế nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Trong cuộc trò chuyện với PV VOV, PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh lý giải vấn đề này.

PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà 

PV: Thưa ông, có nhiều tài liệu lịch sử viết về chiến tranh biên giới Tây Nam cuối những năm 70 của thế kỷ trước và việc Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia. Là một sử gia quân sự, ông có thể lý giải vấn đề này một cách ngắn gọn nhất?

 PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà: Năm 1975, 3 nước Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia đều giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu lâu dài chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ và các lực lượng phản động tay sai.

Tuy nhiên, ngay sau khi chúng ta giành được độc lập và thống nhất đất nước, bắt đầu từ năm 1976, ở biên giới giữa Việt Nam và Campuchia đã có những hiện tượng không bình thường và xuất hiện tuyên bố của chính quyền Khme-đỏ, đứng đầu là Pôn-Pốt, đòi lại vùng đất Nam bộ mà họ cho rằng, trước đây Việt Nam chiếm của họ.

Cường độ và lời lẽ của họ ngày càng căng thẳng, có tính chất miệt thị, hằn thù cao đối với dân tộc Việt Nam. Lúc đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam cho rằng, có thể do những suy nghĩ nhất thời nên họ mới đòi hỏi như vậy. Chúng ta bình tĩnh giải quyết bằng con đường ngoại giao. Cấp cao của hai nước đã tiến hành gặp nhau nhưng sau mỗi cuộc gặp như vậy, tình hình biên giới lại càng căng thẳng.

Bắt đầu từ cuối năm 1977, đầu năm 1978 quân của Pôn-Pốt tràn sang lãnh thổ Việt Nam, bắn giết người dân Việt Nam và lúc đó, Đảng và quân đội Việt Nam nhận định rằng, đây không còn là cuộc xung đột biên giới đơn lẻ nữa mà là cuộc chiến tranh biên giới. Nhận thức thay đổi cũng hướng hành động thay đổi. Chúng ta phải đối phó trên toàn tuyến biên giới Tây Nam đối với cuộc chiến tranh xâm lấn, gây hấn từ phía Campuchia dân chủ.

Đến khoảng tháng 10/1978, khi các lực lượng yêu nước, cách mạng Campuchia không thể chịu đựng nổi sự đàn áp của chính quyền Campuchia dân chủ đã chạy sang Việt Nam như ông Hiêng Xom Rin, ông Hun-Sen… dần dần thành lập lực lượng quân sự, gọi là đoàn 125 ở Đồng Nai, rồi phát triển thành Mặt trận đoàn kết cứu quốc Campuchia do ông Hiêng Xom Rin làm chủ tịch. Trên danh nghĩa ấy, họ yêu cầu Quân đội Việt Nam giúp đỡ, lật đổ chế độ diệt chủng.

PV: Như vậy, chúng ta có hai lý do để đưa quân tình nguyện sang Campuchia, thưa ông?

Lực lượng Quân đội tình nguyện Việt Nam phản kích quân Pôn -Pốt. (Ảnh: TTXVN)

PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà: Đúng vậy!. Nhận đề nghị của Mặt trận đoàn kết cứu quốc Campuchia, chúng ta quyết định cử một lực lượng lớn quân đội giúp cách mạng Campuchia đồng thời ngăn chặn âm mưu và các hành động chiến tranh biên giới của quân Pôn- Pốt. Chúng ta đã tổ chức các đơn vị hành quân sang đất Campuchia đánh đuổi quân Pôn-Pốt, giải phóng Thủ đô Phnom-Pênh vào ngày 7/1/1979. Sau đó đánh đuổi quân Pôn- Pốt rút lên vùng núi phía Tây của Campuchia. Và ngày 7/1/1979 trở thành ngày giải phóng của dân tộc Campuchia khỏi ách thống trị của tập đoàn Pôn -Pốt, khỏi họa diệt chủng.

Theo số liệu quốc tế tương đối chính xác mà chúng tôi nghiên cứu, trong 4 năm cầm quyền của chính quyền Pôn Pốt, họ đã giết hại 1,7 triệu người dân Campuchia. Lúc đó, dân số Campuchia có khoảng 7 triệu người.

Như vậy, gần ¼ dân Campuchia đã bị chết dưới bàn tay của tập đoàn Pôn-Pốt. Họ tự giết hại dân tộc mình. Chính nhờ Quân đội Việt Nam sang đánh đuổi quân Pôn -Pốt, lật đổ chính thể Campuchia dân chủ, tạo điều kiện cho lực lượng của Mặt trận đoàn kết cứu quốc Campuchia dành được chính quyền và xây dựng lực lượng cách mạng yêu nước, hồi sinh dân tộc Campuchia.

PV: Thưa ông, Quân tình nguyện Việt Nam đã ở lại Campuchia trong thời gian bao lâu?

PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà: Lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam có mặt ở Campuchia trong 10 năm để giúp chính quyền mới của Campuchia xây dựng đất nước. Sau 4 năm cầm quyền của lực lượng Campuchia dân chủ, đất nước Campuchia gần như đi từ con số 0 trong tất cả các lĩnh vực.

Một xã hội bị tàn phá nặng nề. Người dân bị tàn sát, kinh tế bị kiệt quệ. Chúng ta phải giúp họ mọi mặt của đời sống và chống lại quân Pôn–Pốt quay trở lại. Trong 10 năm giúp đỡ nhân dân Campuchia, Quân tình nguyện Việt Nam đóng ở hầu khắp các địa phương của Campuchia, giúp chính quyền và quân đội Campuchia ổn định cuộc sống, chống lại hoạt động quấy phá của lực lượng Pôn-Pốt.

Lực lượng Pôn-Pốt đóng ở miền Tây Campuchia được sự ủng hộ của nước ngoài về vũ khí, tiền bạc nên họ cũng liên tục gây ra hành động chống phá quyết liệt. Như vậy, quân đội Việt Nam ở lại đất Campuchia không phải chỉ giúp củng cố chính quyền mà thực sự vẫn phải chiến đấu với tàn quân Pôn -Pốt.

PV: Khi nào thì chúng ta quyết định đưa Quân tình nguyện về nước và cộng đồng quốc tế nhìn nhận hành động này như thế nào? 

PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà: Khi chúng ta nhận thức được rằng, tình hình quốc tế có sự thay đổi, chính quyền và quân đội Campuchia có thể đảm đương được sứ mệnh của mình, Quân tình nguyện Việt Nam đã rút khỏi Campuchia.

Tuy nhiên, trong thời gian 10 năm đó, Quân tình nguyện Việt Nam chịu rất nhiều tổn thất về người. Cộng đồng quốc tế lúc đầu không đánh giá đúng hành động của chúng ta. Sau này, tôi hỏi những học giả Mỹ, họ đều nói rằng, Việt Nam đưa quân sang Campuchia lúc đó là có lý do chứ không phải tự nhiên mang quân sang và họ đánh giá cao hành động cứu dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng của Việt Nam.

Chính Thủ tướng Hun-Sen tại lễ khánh thành Đài tưởng niệm đoàn 125 (thuộc tỉnh Đồng Nai của Việt Nam), tiền thân của quân đội Campuchia ngày nay đã đánh giá rất cao sự giúp đỡ của Quân đội Việt Nam mà như ông nói, đó là Đội quân nhà Phật. Nếu không có Quân đội và nhân dân Việt Nam giúp đỡ thì nhân dân Campuchia không thể thoát khỏi họa diệt chủng, không thể hồi sinh được như ngày hôm nay.

Đó là sứ mệnh rất cao cả của Quân đội Việt Nam và sự nghiệp đó ngày càng được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nói chung và trong khu vực Đông Nam Á nói riêng. 

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!./.                                  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch nước tiếp Thủ tướng Campuchia
Chủ tịch nước tiếp Thủ tướng Campuchia

VOV.VN -Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Campuchia

Chủ tịch nước tiếp Thủ tướng Campuchia

Chủ tịch nước tiếp Thủ tướng Campuchia

VOV.VN -Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng tình hữu nghị đặc biệt với Campuchia
Việt Nam luôn coi trọng tình hữu nghị đặc biệt với Campuchia

VOV.VN -Chủ tịch nước khẳng định: Việt Nam luôn coi trọng và tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống với Campuchia.

Việt Nam luôn coi trọng tình hữu nghị đặc biệt với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng tình hữu nghị đặc biệt với Campuchia

VOV.VN -Chủ tịch nước khẳng định: Việt Nam luôn coi trọng và tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống với Campuchia.

Đưa mối quan hệ Việt Nam-Campuchia lên tầm cao mới
Đưa mối quan hệ Việt Nam-Campuchia lên tầm cao mới

Thủ tướng Campuchia bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước trong thời gian qua.

Đưa mối quan hệ Việt Nam-Campuchia lên tầm cao mới

Đưa mối quan hệ Việt Nam-Campuchia lên tầm cao mới

Thủ tướng Campuchia bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước trong thời gian qua.

Nhân dân Việt Nam luôn bên cạnh Campuchia
Nhân dân Việt Nam luôn bên cạnh Campuchia

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn bên cạnh Campuchia.

Nhân dân Việt Nam luôn bên cạnh Campuchia

Nhân dân Việt Nam luôn bên cạnh Campuchia

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn bên cạnh Campuchia.

Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia
Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

VOV.VN -Tổng Bí thư bày tỏ vui mừng về mối quan hệ Việt Nam – Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực.

Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

VOV.VN -Tổng Bí thư bày tỏ vui mừng về mối quan hệ Việt Nam – Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực.

Chủ tịch nước tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia
Chủ tịch nước tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

VOV.VN -Chủ tịch nước đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội cùng Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia.

Chủ tịch nước tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Chủ tịch nước tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

VOV.VN -Chủ tịch nước đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội cùng Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia.

Không ngừng củng cố mối quan hệ Việt Nam-Campuchia
Không ngừng củng cố mối quan hệ Việt Nam-Campuchia

VOV.VN -Thủ tướng Hun Sen mong muốn không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Không ngừng củng cố mối quan hệ Việt Nam-Campuchia

Không ngừng củng cố mối quan hệ Việt Nam-Campuchia

VOV.VN -Thủ tướng Hun Sen mong muốn không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Vun đắp tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Campuchia
Vun đắp tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Campuchia

Sự giúp đỡ chí tình của Đảng, Nhà nước và quân tình nguyện Việt Nam đến nay vẫn được nhân dân Campuchia ghi nhớ.

Vun đắp tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Campuchia

Vun đắp tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Campuchia

Sự giúp đỡ chí tình của Đảng, Nhà nước và quân tình nguyện Việt Nam đến nay vẫn được nhân dân Campuchia ghi nhớ.