Hai tuyến metro đội vốn nghìn tỷ, Hà Nội xin làm tiếp 3 tuyến mới ​

VOV.VN -TP. Hà Nội mong muốn có cơ chế đặc thù để đầu tư xây dựng thêm 3 tuyến đường sắt đô thị giai đoạn đến năm 2025 với mức đầu tư khoảng 125.614 tỷ đồng.

Đội vốn sốc

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông do Bộ GTVT làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD, trong đó vay vốn của Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 133 triệu USD. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD, tăng 250 triệu USD.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông  đội vốn sau điều chỉnh là 886 triệu USD, tăng 250 triệu USD.

Tương tự, dự án đường sắt đô thị số 2, Nhổn - ga Hà Nội do TP Hà Nội làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư ban đầu là 783 triệu euro. Tuy nhiên, dự án này cũng phải điều chỉnh vốn tăng lên 1.176 triệu euro, tăng 393 triệu euro so với giá phê duyệt ban đầu.

Mới đây, bốn bộ gồm Bộ KH&ĐT, Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng vừa được đề nghị cho ý kiến về việc xin tăng vốn cho dự án đường sắt đô thị số 2 của Hà Nội (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo).

Nếu đề xuất trên được thông qua, dự án sẽ có tổng mức đầu tư là 35.678 tỷ đồng, tăng 16.123 tỷ đồng so với mức đầu tư 19.555 tỷ được phê duyệt ban đầu.

 Dự kiến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành vào cuối năm nay, nhưng đến nay vẫn chậm tiến độ.

Theo một số chuyên gia kinh tế, đây là một "cú sốc" lớn, cần phải tính toán thận trọng.

Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa tiếp tục có đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo cơ chế đặc thù đầu tư, xây dựng 3 dự án đường sắt đô thị thành phố ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2025 với tổng mức đầu tư khoảng 125.614 tỷ đồng.

Xin xã hội hóa 'trục xương sống' giao thông đô thị

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội chú trọng phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, đảm bảo thị phần đảm nhận của đường sắt đô thị đến năm 2020 là 10-15%, đến năm 2030 là 25-30% và sau năm 2030 là 35-40%, giải quyết tình trạng ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nhiều hạng mục của tuyến metro này vẫn đang được thi công ì ạch.

“Do vậy, việc sớm triển khai đầu tư xây dựng để đưa vào sử dụng trước năm 2025 đối với các đường sắt đô thị gồm tuyến số 2 đoạn Trần Hưng Đạo-Thượng Đình, tuyến số 5 Văn Cao-Hòa Lạc-Ba Vì và tuyến số 3 đoạn Ga Hà Nội-Hoàng Mai là đặc biệt cần thiết,” lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Theo đó, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị tuyến số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo-Thượng Đình) toàn tuyến đi ngầm, chiều dài là 5,96km; có 6 ga ngầm; đường đôi khổ 1.435mm, chạy phía bên phải; tốc độ thiết kế 80km/giờ.

Hà Nội mong muốn có cơ chế đặc thù để đầu tư xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị giai đoạn đến năm 2025.

Nhà đầu tư đề xuất dự án là Tập đoàn Vingroup với tổng mức đầu tư dự kiến nếu đầu tư bằng ngân sách là 25.730 tỷ đồng; nếu đầu tư theo hình thức hợp đồng BT là 27.813 tỷ đồng (dự kiến cộng thêm chi phí lãi vay khoảng 2.083 tỷ đồng trong thời gian chưa bàn giao đất đối ứng nếu có). Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018 đến 2024 đưa vào vận hành, khai thác thương mại năm 2025.

Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5 (đoạn Văn Cao-Hòa Lạc) đi qua các quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm; các huyện Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất.

Chiều dài toàn tuyến 38,4km (trong đó 8km đi ngầm, 2km đi cao, 28,4 km đi bằng); có 21 ga (6 ga ngầm, 14 ga trên mặt đất và 1 ga trên cao) và 2 depot (depot số 1 bố trí tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức và depot số 2 bố trí tại xã Thạch Bình, huyện Thạch Thất). Tuyến đường sắt này có tốc độ thiết kế đoạn đi ngầm là 90km/giờ; đoạn đi cao và đi bằng là 120km/giờ.

Hà Nội xin cơ chế đặc thù và xã hội hóa đầu tư thêm 3 tuyến metro.

Về mức đầu tư, phía Hà Nội đưa ra kịch bản nếu đầu tư bằng ngân sách sẽ “ngốn” đến 61.228 tỷ đồng, nếu đầu tư theo hình thức hợp đồng BT là 66.865 tỷ đồng (cộng thêm chi phí lãi vay khoảng 5.637 tỷ đồng trong thời gian chưa bàn giao đất đối ứng nếu có). Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018 đến 2024, đưa vào vận hành, khai thác thương mại năm 2025. Nhà đầu tư đề xuất dự án là Tập đoàn Vingroup.

Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn Ga Hà Nội-Hoàng Mai) có đoạn tuyến chính dài 8,7km, trong đó chiều dài đi ngầm là 8,13km, đoạn hầm hở dẫn vào depot dài 0,57km; gồm 7 ga và 1 khu lập tàu.

Tổng mức đầu tư của dự án này lên tới 38.656,7 tỷ đồng do Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội làm chủ đầu tư; dự án có tiến độ đầu tư thực hiện từ năm 2018 đến 2025, đưa vào vận hành, khai thác thương mại năm 2026.

Về hướng tuyến, vị trí các ga, thành phố đã chỉ đạo xác định theo 6 nguyên tắc gồm đảm bảo kỹ thuật chạy tàu; kết nối với các tuyến đường sắt đô thị khác, các tuyến xe buýt; tính toán nhu cầu đi lại (đi bộ) của các khu dân cư, văn phòng trong bán kính 1km; tạo ra quỹ đất để khai thác xung quanh theo mô hình TOD (lấy vận tải công cộng làm trung tâm); hạn chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; đảm bảo kỹ thuật ga.

Có cơ chế đặc thù về huy động vốn

Về phương án cân đối nguồn lực đầu tư các dự án tuyến đường sắt đô thị ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2025, thành phố Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép huy động từ 6 nguồn (tiết kiệm chi thường xuyên; tăng thu ngân sách thành phố; nguồn thu từ cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020; bán nhà chuyên dùng, trụ sở các Sở, ngành; đấu giá quyền sử dụng đất; phát hành trái phiếu bổ sung thêm nguồn) trong thời gian 8 năm (2018-2025) là 135.000 tỷ.

Để đảm bảo việc triển khai thực hiện dự án, Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù đối với thành phố để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị trên.

Tập đoàn Vingroup xin làm xã hội hóa một số tuyến metro. Đổi lại Hà Nội sẽ xin cơ chế đặc thù, đổi lại các dự án bất động sản để lấy công trình.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép Hà Nội để lại toàn bộ các khoản vượt thu hằng năm, số thu từ cổ phần hóa từ trước năm 2017 để đầu tư cho dự án xây dựng các tuyến đường sắt đô thị. Trong đó, các khoản vượt thu trên địa bàn thành phố không bị đối trừ vào các khoản hụt thu từ các nguồn của Trung ương trên địa bàn.

Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giữ ổn cơ cấu ngân sách như năm 2017, ổn định tỷ lệ điều tiết ngân sách thành phố (phần thành phố Hà Nội được hưởng) là 35% trong giai đoạn 2021-2025 và cho phép điều tiết toàn bộ các khoản tiết kiệm được từ chi thường xuyên để chi đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị. Các khoản vượt thu, tiết kiệm chi được trích 100% vào quỹ dự trữ tài chính của thành phố để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt.

Thành phố cũng đề nghị Thủ tướng cho phép bán đấu giá tài sản công là nhà và đất; lập các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị; phát hành trái phiếu xây dụng thủ đô theo hạn mức Chính phủ đã cho phép thành phố trần huy động tăng từ 70% lên 90% và cơ chế này chỉ áp dụng khi các nguôn tài chính huy động khác không được đáp ứng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Được “bơm” đủ tiền, đường sắt Cát Linh-Hà Đông không thể chậm trễ
Được “bơm” đủ tiền, đường sắt Cát Linh-Hà Đông không thể chậm trễ

VOV.VN - Ngân hàng China Eximbank chính thức thực hiện thủ tục giải ngân nguồn vốn bổ sung 250,6 triệu USD cho tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông.

Được “bơm” đủ tiền, đường sắt Cát Linh-Hà Đông không thể chậm trễ

Được “bơm” đủ tiền, đường sắt Cát Linh-Hà Đông không thể chậm trễ

VOV.VN - Ngân hàng China Eximbank chính thức thực hiện thủ tục giải ngân nguồn vốn bổ sung 250,6 triệu USD cho tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông.

Toàn cảnh tuyến metro 'rùa thập kỷ' Nhổn - ga Hà Nội
Toàn cảnh tuyến metro 'rùa thập kỷ' Nhổn - ga Hà Nội

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội (tuyến đường sắt đô thị số 3) khởi công cách đây tròn một thập kỷ, được xác định hoàn thành vào cuối 2010 nhưng tới nay mới chỉ lắp dầm được 500 mét.

Toàn cảnh tuyến metro 'rùa thập kỷ' Nhổn - ga Hà Nội

Toàn cảnh tuyến metro 'rùa thập kỷ' Nhổn - ga Hà Nội

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội (tuyến đường sắt đô thị số 3) khởi công cách đây tròn một thập kỷ, được xác định hoàn thành vào cuối 2010 nhưng tới nay mới chỉ lắp dầm được 500 mét.

Cấm ô tô đi đường Kim Mã trong thời gian thi công tuyến Metro Nhổn-ga Hà Nội?
Cấm ô tô đi đường Kim Mã trong thời gian thi công tuyến Metro Nhổn-ga Hà Nội?

VOV.VN - Trong thời gian tới vỉa hè và dải phân cách đường Kim Mã sẽ bị cắt phần lớn đường phục vụ thi công nhà ga của tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội. 

Cấm ô tô đi đường Kim Mã trong thời gian thi công tuyến Metro Nhổn-ga Hà Nội?

Cấm ô tô đi đường Kim Mã trong thời gian thi công tuyến Metro Nhổn-ga Hà Nội?

VOV.VN - Trong thời gian tới vỉa hè và dải phân cách đường Kim Mã sẽ bị cắt phần lớn đường phục vụ thi công nhà ga của tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội. 

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục bị lùi tiến độ đến cuối 2018
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục bị lùi tiến độ đến cuối 2018

VOV.VN - Bộ GTVT vừa có buổi làm việc cùng Ban quản lý dự án Đường sắt và Tổng thầu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục bị lùi tiến độ đến cuối 2018

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục bị lùi tiến độ đến cuối 2018

VOV.VN - Bộ GTVT vừa có buổi làm việc cùng Ban quản lý dự án Đường sắt và Tổng thầu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Đùa quá dai với đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Đùa quá dai với đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông lỡ hẹn đến lần thứ năm, không ít người cho rằng việc lỡ hẹn nhiều lần chẳng khác gì trò đùa, nhưng là trò đùa quá dai.

Đùa quá dai với đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Đùa quá dai với đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông lỡ hẹn đến lần thứ năm, không ít người cho rằng việc lỡ hẹn nhiều lần chẳng khác gì trò đùa, nhưng là trò đùa quá dai.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông khi nào vận hành chính thức?
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông khi nào vận hành chính thức?

VOV.VN -Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ vận hành thử vào 9/2018, thời gian chạy thử 3-6 tháng, sau đó căn cứ kết quả thử nghiệm để khai thác thương mại.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông khi nào vận hành chính thức?

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông khi nào vận hành chính thức?

VOV.VN -Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ vận hành thử vào 9/2018, thời gian chạy thử 3-6 tháng, sau đó căn cứ kết quả thử nghiệm để khai thác thương mại.

Vì sao dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội chậm tiến độ?
Vì sao dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội chậm tiến độ?

VOV.VN - Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định mong muốn dự án đường sắt đô thị sẽ được triển khai đúng tiến độ, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.

Vì sao dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội chậm tiến độ?

Vì sao dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội chậm tiến độ?

VOV.VN - Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định mong muốn dự án đường sắt đô thị sẽ được triển khai đúng tiến độ, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.

Ảnh: Ngổn ngang công trình đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội
Ảnh: Ngổn ngang công trình đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội

VOV.VN - Tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành nhưng đến tháng 6/2017 nhiều gói thầu mới được thực hiện 10%-30% khối lượng.

Ảnh: Ngổn ngang công trình đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội

Ảnh: Ngổn ngang công trình đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội

VOV.VN - Tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành nhưng đến tháng 6/2017 nhiều gói thầu mới được thực hiện 10%-30% khối lượng.

Bộ trưởng GTVT "chốt" tiến độ dự án Đường sắt Cát Linh
Bộ trưởng GTVT "chốt" tiến độ dự án Đường sắt Cát Linh

VOV.VN -Bộ trưởng GTVT “chốt” tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông: tháng 10/2018 phải vận hành kỹ thuật, tháng 12 phải vận hành thương mại.

Bộ trưởng GTVT "chốt" tiến độ dự án Đường sắt Cát Linh

Bộ trưởng GTVT "chốt" tiến độ dự án Đường sắt Cát Linh

VOV.VN -Bộ trưởng GTVT “chốt” tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông: tháng 10/2018 phải vận hành kỹ thuật, tháng 12 phải vận hành thương mại.