Xóa nhà tạm cho đồng bào nghèo A Lưới

VOV.VN - Huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và phấn đấu thoát khỏi 74 huyện nghèo của cả nước trước năm 2025. Hiện huyện A Lưới đang đẩy mạnh công tác xóa nhà tạm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện.

Ngôi nhà của gia đình chị Hồ Thị Pao, ở xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được xây dựng kiên cố từ nguồn hỗ trợ về nhà ở của các Chương trình mục tiêu quốc gia. Cùng với nguồn hỗ trợ, gia đình chị bán thêm gia súc và mượn tiền bà con để làm được ngôi nhà kiên cố, đảm bảo an toàn cho gia đình. Chị Hồ Thị Pao cho biết, có nhà mới, chị có động lực phấn đấu làm ăn, phát triển kinh tế gia đình để thoát nghèo.

“Sau khi làm nhà mới xong thì mình muốn làm kinh tế phát triển hiệu quả hơn. Mình rất mong muốn xã, thôn, quan tâm thêm để phát triển kinh tế nhiều hơn. Gia đình muốn chăn nuôi, vay vốn thêm thì mong huyện tạo điều kiện để thoát nghèo bền vững”, chị Hồ Thị Pao chia sẻ.

Cuối năm 2022, toàn huyện A Lưới có 5.399 hộ nghèo, chiếm 38,2% và có khoảng 4.300 nhà tạm. Từ các nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, đến cuối năm 2023, huyện A Lưới đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa khoảng 2.600 nhà ở cho các hộ dân. Huyện này phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 4.500 đến 5.000 nhà ở được xây mới và sửa chữa. Mỗi nhà xây mới được hỗ trợ 60 triệu đồng, nhà sửa chữa được hỗ trợ mức 30 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: "Huyện tập trung công tác xóa nhà ở tạm cho đồng bào dân tộc thiểu số. Năm nay thì cũng lồng ghép toàn bộ các nguồn lực cùng chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tranh thủ các nguồn lực của các mạnh thường quân, cũng xây dựng gần 2.400 ngôi nhà, quyết liệt làm sao để giảm phần tiêu chí thiếu hụt nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số”.

Huyện A Lưới đặt mục tiêu sẽ thoát khỏi 74 huyện nghèo quốc gia và đến năm 2025 thì tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 12%. Huyện đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các chính sách, dự án giảm nghèo. Trong đó, tập trung phát triển sản xuất, xây dựng sản phẩm chủ lực ở địa phương. Đến nay, huyện A Lưới có 2 sản phẩm OCOP đạt 4 sao, đó là vải Dèng A Lưới, chuối già lùn A Lưới cùng 2 sản phẩm đạt 3 sao là thịt bò vàng A Lưới và sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng A Nôr, xã Hồng Kim. Một số mô hình được nhân rộng như chăn nuôi bò vàng, trồng dược liệu, trồng chuối già lùn, phát triển mô hình du lịch cộng đồng… 

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp và lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để giảm nghèo cho người dân A Lưới: “Với mục tiêu đưa A Lưới thoát nghèo trước năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào hai lĩnh vực, đó là việc làm và xóa nhà tạm. Đây là 2 tiêu chí  khá nổi bật trong xác định tỷ lệ hộ nghèo tại A Lưới. Hiện nay, Sở Nông nghiệp cũng phối hợp với Ban Dân tộc cùng các sở, ban, ngành liên quan để xây dựng các mô hình sản xuất. Lần này, các mô hình sản xuất phải gắn vào những phát triển kinh tế xã hội, gắn với người dân để tạo ra những mô hình sản xuất tốt".

Một số hình ảnh xóa nhà tạm cho đồng bào nghèo A Lưới:

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xoá nhà tạm, nhà dột nát để đón Quốc khánh ở Quảng Ninh
Xoá nhà tạm, nhà dột nát để đón Quốc khánh ở Quảng Ninh

VOV.VN - “Xoá hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn” là mục tiêu của Quảng Ninh trong năm 2023 nhằm “nâng cao chất lượng đời sống nhân dân”. Huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, mỗi địa phương trong tỉnh đều có những cách làm phù hợp để hơn 200 hộ khó khăn có nhà mới, nhà khang trang vào dịp 2/9 này.

Xoá nhà tạm, nhà dột nát để đón Quốc khánh ở Quảng Ninh

Xoá nhà tạm, nhà dột nát để đón Quốc khánh ở Quảng Ninh

VOV.VN - “Xoá hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn” là mục tiêu của Quảng Ninh trong năm 2023 nhằm “nâng cao chất lượng đời sống nhân dân”. Huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, mỗi địa phương trong tỉnh đều có những cách làm phù hợp để hơn 200 hộ khó khăn có nhà mới, nhà khang trang vào dịp 2/9 này.