Hân hoan niềm vui thoát nghèo ở Gia Lai

VOV.VN - Những năm qua, nhờ có nguồn vốn được hỗ trợ, người dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã xây được nhà, nuôi được bò, dê và mua sắm vật dụng trong nhà.

Thời gian qua, phát huy vai trò là người bạn đồng hành với người nghèo, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho vay đối với các hộ nghèo, đặc biệt người dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện tốt các chương trình mục tiêu về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh.

Những ngày cuối năm 2022 qua nhanh, chị Kpă Xê Ra, sinh năm 1993, thôn Ia Mua, xã Bầu Cạn, huyện Chư Prông vẫn kịp hoàn thành căn nhà mới.  Nhà cấp 4, diện tích chỉ 60 mét vuông, nhưng chị cũng rất hài lòng. Bởi đón năm mới 2023, có nhà mới, cũng là mốc thời gian gia đình chị thoát khỏi diện hộ nghèo. Quan trọng hơn, việc xây dựng được căn nhà còn cho thấy gia đình chị đã biết cách sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả.

“Năm nay là năm đầu tiên gia đình mình được thoát nghèo. Đây là kết quả lao động của 2 vợ chồng, và sự hỗ trợ của nguồn vốn chính sách ưu đãi. Mình không phải trả ngay, mà trả từ từ, nên có thể đầu tư chăm sóc cà phê, tăng gia sản xuất. Mình rất vui mừng”, chị Xê Ra phấn khởi.

Biết cách sử dụng vốn vay, anh Rơmah Bya, sinh năm 1972, ở tổ 6 thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông cũng đã vui thoát cảnh nghèo. Anh cho biết, lần đầu anh dám vay vốn là vào năm 2008, với số tiền chỉ đủ mua 1 con bò. Thấy chăn nuôi có lãi, lần vay tiếp theo, Rơmah Bya mạnh dạn vay 30 triệu đồng, rồi 50 triệu đồng để đầu tư chăm sóc cà phê, tạo đàn dê. Bây giờ, nhìn lại hơn chục năm sử dụng vốn vay, anh thấy sự mạnh dạn của mình năm nào đã đem lại kết quả tốt.

“Mình vay vốn chính sách nhiều năm rồi. Ban đầu thì ít, sau đó nhiều dần, vì mình thấy nguồn vốn rất hữu ích cho hộ nghèo như mình. Những năm qua, nhờ có nguồn vốn, mình đã xây được nhà, nuôi được bò, dê, và mua sắm vật dụng trong nhà”, anh Rơmah Bya nói.

Theo thống kê của Ngân hàng chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai, sau 20 năm hoạt động, ngân hàng đã triển khai được mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp tới hơn 220 xã, trên toàn bộ 17 huyện, thị xã, thành phố tại tỉnh Gia Lai. Cùng với đó, là trên 3.300 tổ tiết kiệm và vay vốn, mà tổ trưởng chính là những người uy tín trong thôn, làng. Với lối tuyên truyền sâu sát, gần gũi và thiết thực, đây chính là cánh tay nối dài giúp cho nguồn vốn ưu đãi của nhà nước đến tận tay người nghèo.  Thông qua 17 chương trình tín dụng lớn, đơn vị đã triển khai cho trên 225.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận trên 16.800 tỷ đồng.

Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai Lê Văn Chí cho biết, hiện nay, ngân hàng đang nỗ lực tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, ưu tiên chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Bên cạnh đó, chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

“Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai huy động mọi nguồn lực để mở rộng cho vay các đối tượng hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đơn vị cũng sẽ phối hợp với các sở ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội để chuyển tải vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng. Quản lý vốn vay, hướng dẫn, vận động hộ vay mạnh dạn vay vốn làm ăn để phát triển sản xuất. Hướng hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững”, ông Chí cho hay.

Có thể khẳng định, trong suốt những năm qua, nguồn vốn chính sách tín dụng đã phát huy hiệu quả vai trò, tạo những chuyển biến tích cực đối với đời sống kinh tế-xã hội tại Gia Lai, đặc biệt trong vùng dân tộc thiểu số. Trong thời gian tới, đây vẫn sẽ tiếp tục là một trong những trụ đỡ để địa phương triển khai hiệu quả các chính sách giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; đồng thời là người bạn đồng hành của người nghèo, giúp họ vươn lên trong cuộc sống, tạo dựng tương lai mới ấm no, hạnh phúc hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống
Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống

VOV.VN - Sau 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và có nhiều chính sách phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương để hỗ trợ người dân thoát nghèo.

Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống

Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống

VOV.VN - Sau 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và có nhiều chính sách phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương để hỗ trợ người dân thoát nghèo.

Xóa nghèo cho vùng đồng bào Mảng cần đầu tư đúng hướng
Xóa nghèo cho vùng đồng bào Mảng cần đầu tư đúng hướng

VOV.VN - Làm gì để đồng bào Mảng từ bỏ hủ tục lạc hậu, chăm chỉ làm ăn để thoát nghèo là trăn trở nhiều năm nay của chính quyền địa phương. 

Xóa nghèo cho vùng đồng bào Mảng cần đầu tư đúng hướng

Xóa nghèo cho vùng đồng bào Mảng cần đầu tư đúng hướng

VOV.VN - Làm gì để đồng bào Mảng từ bỏ hủ tục lạc hậu, chăm chỉ làm ăn để thoát nghèo là trăn trở nhiều năm nay của chính quyền địa phương. 

Homestay A Chu và quyết tâm xóa nghèo của chàng trai người Mông
Homestay A Chu và quyết tâm xóa nghèo của chàng trai người Mông

VOV.VN -Không cam chịu đói nghèo, Tráng A Chu, một chàng trai người dân tộc Mông đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực du lịch, hình thành khu lưu trú độc đáo.

Homestay A Chu và quyết tâm xóa nghèo của chàng trai người Mông

Homestay A Chu và quyết tâm xóa nghèo của chàng trai người Mông

VOV.VN -Không cam chịu đói nghèo, Tráng A Chu, một chàng trai người dân tộc Mông đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực du lịch, hình thành khu lưu trú độc đáo.