Hạn mặn sẽ còn tác động xấu đến Miền Tây, dự báo mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5

VOV.VN - Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Đợt mặn xâm nhập xuất hiện từ ngày 8- 13/3 với ranh mặn 4‰ lấn sâu vào các dòng sông từ 40-66 km, có nơi sâu hơn, riêng tại Bến Tre có nơi mặn xâm nhập còn sâu hơn ranh mặn sâu nhất năm 2016 – năm hạn mặn kỷ lục đã xảy ra ở ĐBSCL.

 

Tại Hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùng ĐBSCL” diễn ra trong ngày hôm nay (27/3) tại Cần Thơ, thông tin đáng chú ý nhất, đó là chỉ trong một thập kỷ qua, khu vực ĐBSCL đã trải qua 3 mùa khô có mức độ hạn, mặn rất nghiêm trọng là các năm 2015-2016, 2019-2020 và 2023-2024. Theo nhận định của các chuyên gia, khu vực này có thể phải đối mặt với nhiều mùa hạn mặn khốc liệt như năm nay hoặc hơn thế nữa trong tương lai.

Mới đây, các nhà khoa học của Viện Khoa học Tài nguyên nước tiến hành nghiên cứu, lập bản đồ thiệt hại do mặn xâm nhập gây ra tại khu vực ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với kịch bản hiện trạng, tổng mức thiệt hại do xâm nhập mặn ở khu vực này khoảng 70.168 tỷ đồng. Đây là thiệt hại gây ra với hoạt động sản xuất gồm cây ăn quả, hoa màu, lúa và thủy sản.

Các nhà khoa học cũng xây dựng kịch bản thiệt hại do xâm nhập mặn tại ĐBSCL ở các năm 2030, năm 2040 và năm 2050 với mức thiệt hại lần lượt ở mức 72.385 tỷ đồng, 73.530 tỷ đồng và 76.485 tỷ đồng.

Ông Lê Ngọc Quyền – Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, trong 10 năm gần đây, tình hình hạn mặn ở ĐBSCL diễn ra khốc liệt. Cụ thể nhất là từ nửa cuối tháng 12 năm ngoái tới nay, khu vực ĐBSCL gần như không mưa, một số nơi có mưa nhưng lượng rất thấp. Tổng lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm từ 62-94%.

Theo ông Quyền, mặn xâm nhập năm nay diễn ra sớm, giữa tháng 11 năm ngoái đã xuất hiện, đi sâu vào nội đồng. Hiện, các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau… mặn diễn ra phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (chỉ thấp hơn mùa khô năm 2016, 2020).

Để giảm thiểu thiệt hại do tình trạng mùa khô năm 2024 khả năng ít mưa trái mùa, nguồn nước trên sông Mê Kông chảy về ĐBSCL thấp, cùng nhiều nguyên nhân khác, các bản tin cảnh báo, dự báo thường xuyên được phát đi; tham mưu cho địa phương bố trí mùa vụ cây trồng để tránh thiệt hại do vấn đề thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Cuối tháng 3 này, các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị kết thúc thu hoạch sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa Hè thu 2024.

Ông Lê Ngọc Quyền phân tích, trước diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn các tháng còn lại của mùa khô 2024 vẫn còn khá gay gắt và phức tạp, đợt triều ngày 23-24 (15/2 âm lịch) đã đẩy mặn vào sâu nên thời gian giảm mặn sẽ diễn ra dài ngày. Bên cạnh đó, các kênh rạch một số tỉnh ĐBSCL đang khô cạn, tình trạng sụt lún vẫn còn tiếp tục tại một số tỉnh nam sông Hậu. Điều này có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất vụ lúa mới.

"Nhìn chung ở khu vực Nam bộ, tổng lượng mưa tháng 4 và tháng 5 sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm. Từ tháng 6 đến tháng 8 là xấp xỉ trung bình nhiều năm. Từ tháng 9 đến tháng 10 là cao hơn trung bình nhiều năm. Ngày bắt đầu mùa mưa tại Nam bộ khả năng sẽ đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm (dự báo khoảng từ tuần giữa tháng 5), trong khi bình thường khoảng cuối tháng 4. Điều này muốn nói rằng tình hình hạn hán sẽ kéo dài hơn", ông Lê Ngọc Quyền nói.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích cho thấy, Biến đổi khí hậu - nước biển dâng đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái và sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ĐBSCL.

Trong những năm gần đây, vấn đề hạn mặn thường diễn biến khá phức tạp, xâm nhập sâu vào các hệ thống kênh rạch, với độ mặn lớn nhất thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 hoặc tháng 5 do ảnh hưởng của thủy triều ở biển Đông và biển Tây cũng như tình trạng suy giảm của nguồn nước đến từ thượng nguồn.

PGS-TS Nguyễn Hiếu Trung, Phó Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ phân tích: "Lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về ít là một trong những yếu tố rất được quan tâm, không chỉ riêng ở Việt Nam mà của các nước trong khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, do biến đổi khí hậu nên lượng mưa giảm, lượng nước bị bốc hơi cao cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hạn hán, mặn xâm nhập".

PGS-TS Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (Bộ NN&PTNT) cho biết hiện vùng ĐBSCL chịu tác động của 3 yếu tố chính, gồm nguồn nước thượng lưu sông Mê Kông, nước biển dâng – biến đổi khí hậu và tình hình nội tại do phát triển kinh tế xã hội.

Theo ông Hoằng, từ năm 2015 đến nay ĐBSCL trải qua 2 năm hạn mặn cực đoan là mùa khô 2015-2016, 2019-2020. Năm nay cũng là năm hạn mặn cao hơn trung bình nhiều năm. Dựa trên những dự báo sớm, dự báo chuyên ngành, Bộ NN&PTNT và các địa phương đã có những chỉ đạo điều hành sản xuất hợp lý.

Về giải pháp công trình, trong vùng đã được đầu tư những dự án thủy lợi lớn như Cái Lớn - Cái Bé mang lại hiệu quả cho vùng Hậu Giang, Kiên Giang; hay cống Nguyễn Tấn Thành ở Tiền Giang mặc dù chưa xong nhưng đã kịp thời kiểm soát, nhất là bảo vệ nhà máy nước Đồng Tâm Tiền Giang.

Theo ông Hoằng, những năm qua, những dự báo, đầu tư công trình, chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN&PTNT và các địa phương đã mang lại kết quả tốt, khi chủ động có dự báo sớm sẽ giảm rất nhiều tác động và thiệt hại.

Năm nay, với tinh thần vào cuộc sớm, mặc dù hạn mặn cao hơn trung bình nhiều năm, có thời điểm vào sâu hơn cả năm 2016, nhưng đến thời điểm này, thiệt hại chỉ xảy ra ở một số nơi do canh tác ngoài khuyến cáo. Còn toàn bộ diện tích 1,5 triệu ha lúa Đông Xuân đã thu hoạch phần lớn đạt năng suất tốt.

"Cần xem hạn mặn đã là thuộc tính của ĐBSCL, xảy ra hằng năm, chỉ khác nhau là cao hay thấp. Cần quan tâm nhất là công tác dự báo, rất quan trọng. Nếu dự báo tốt sẽ đảm bảo sản xuất, né được hạn mặn, để chủ động. Như năm nay, chỉ đạo xuống giống trước 31/12 để đảm bảo né hạn mặn, thì cái này nhìn chung là thành công. Cùng với đó là chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giải pháp công trình hỗ trợ, phục vụ nhu cầu chuyển đổi, để không phải lo đi chống hạn mặn", ông Hoằng nói.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cũng thẳng thắng nêu rõ, ngoài một số yếu tố tự nhiên thì yếu tố con người cũng góp phần không nhỏ gây ra mặn xâm nhập. Việc quản lý và khai thác nguồn tài nguyên nước dưới đất chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng sụt lún đồng bằng cũng như tình trạng khai thác cát lòng sông dẫn đến tình trạng hạ thấp đáy sông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cho mặn xâm nhập sâu trong nội đồng. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đưa nước mặn vào sâu trong nội đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông dân Tiền Giang quyết liệt "chiến đấu" với hạn mặn
Nông dân Tiền Giang quyết liệt "chiến đấu" với hạn mặn

VOV.VN - Hiện nay, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tại địa bàn tỉnh Tiền Giang bước vào đỉnh điểm. Tại nhiều khu vực đã bước vào giai đoạn cạn nguồn, thiếu nước ngọt. Chính quyền và bà con nông dân đang quyết liệt đắp đập, bơm nước vào “cấp cứu” cho cây trồng đang khô héo.

Nông dân Tiền Giang quyết liệt "chiến đấu" với hạn mặn

Nông dân Tiền Giang quyết liệt "chiến đấu" với hạn mặn

VOV.VN - Hiện nay, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tại địa bàn tỉnh Tiền Giang bước vào đỉnh điểm. Tại nhiều khu vực đã bước vào giai đoạn cạn nguồn, thiếu nước ngọt. Chính quyền và bà con nông dân đang quyết liệt đắp đập, bơm nước vào “cấp cứu” cho cây trồng đang khô héo.

ĐBSCL đang đối mặt với mùa hạn, mặn khốc liệt
ĐBSCL đang đối mặt với mùa hạn, mặn khốc liệt

VOV.VN - Sáng nay (27/3), tại Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùng ĐBSCL”.

ĐBSCL đang đối mặt với mùa hạn, mặn khốc liệt

ĐBSCL đang đối mặt với mùa hạn, mặn khốc liệt

VOV.VN - Sáng nay (27/3), tại Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùng ĐBSCL”.

Dự báo thiếu nước ngọt tại nhiều địa phương tại Hậu Giang do hạn, mặn xâm nhập
Dự báo thiếu nước ngọt tại nhiều địa phương tại Hậu Giang do hạn, mặn xâm nhập

VOV.VN - Dự báo của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, ngoài mặn xâm nhập từ triều biển Tây, từ nay đến cuối tháng 3 này, xâm nhập mặn theo triều Biển Đông trên sông Hậu cũng sẽ diễn biến phức tạp.

Dự báo thiếu nước ngọt tại nhiều địa phương tại Hậu Giang do hạn, mặn xâm nhập

Dự báo thiếu nước ngọt tại nhiều địa phương tại Hậu Giang do hạn, mặn xâm nhập

VOV.VN - Dự báo của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, ngoài mặn xâm nhập từ triều biển Tây, từ nay đến cuối tháng 3 này, xâm nhập mặn theo triều Biển Đông trên sông Hậu cũng sẽ diễn biến phức tạp.

Vườn cây thanh long xanh tươi ở Tiền Giang giữa mùa hạn mặn
Vườn cây thanh long xanh tươi ở Tiền Giang giữa mùa hạn mặn

VOV.VN - Dù vào cao điểm của hạn mặn, nguồn nước ngọt đang giảm dần nhưng vườn thanh long ở tỉnh Tiền Giang vẫn tươi tốt, bất chấp nắng chói chang cho những quả ngọt ngào.

Vườn cây thanh long xanh tươi ở Tiền Giang giữa mùa hạn mặn

Vườn cây thanh long xanh tươi ở Tiền Giang giữa mùa hạn mặn

VOV.VN - Dù vào cao điểm của hạn mặn, nguồn nước ngọt đang giảm dần nhưng vườn thanh long ở tỉnh Tiền Giang vẫn tươi tốt, bất chấp nắng chói chang cho những quả ngọt ngào.