Hàng chục hộ dân "mắc cạn" bởi dự án khu du lịch Bắc Thiên Cầm

VOV.VN - Tại thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh có 1 dự án mặc dù chậm tiến độ và bị thu hồi từ năm 2013, nhưng số phận các hộ dân nằm trong vùng quy hoạch vẫn bị “treo” hơn 10 năm nay.

 

Mặc dù UBND huyện Cẩm Xuyên đã nhận trách nhiệm của mình và đã 2 lần xin ý kiến tỉnh về phương án giải quyết, tuy nhiên đến nay tỉnh Hà Tĩnh vẫn “án binh bất động”, đẩy người dân “đu” theo số phận dự án.

Ở tuổi lục tuần, bà Hoàng Thị Ngự, ông Trần Đình Chuyên ở Tổ dân phố Song Yên, thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đáng lý được an nhàn tuổi già. Thế nhưng, cùng với hàng chục hộ dân khác ở Tổ dân phố Song Yên, gia đình bà Ngự, ông Chuyên vẫn không thể ổn định cuộc sống vì một dự án hơn chục năm nay. Do vướng quy hoạch, dự án treo mà người dân nơi đây mất quyền tự quyết ngay cả tài sản của mình, không thể làm sổ đỏ, xây dựng, sửa chữa nhà cửa.

"Bà khổ quá, ông hy sinh, bà ở lều đó, cháu nó trợ giúp làm cái nhà cho bà ở, che mưa che nắng, nhưng xã không cho làm, họ nói dự án, họ họp bắt ký, bà không biết bà ký rồi", bà Ngự nói.

"Xã không cho làm, dân khổ, dân Song Yên hơn 250 hộ dưới đường 1 nữa không cho làm, vì nằm trong dự án"- ông Chuyên nói.

Được biết, năm 2010, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Thiên Cầm được UBND tỉnh Hà Tĩnh trao giấy chứng nhận đầu tư xây dựng khu du lịch Bắc Thiên Cầm. Để phục vụ dự án, ngày 8/12/2011, UBND huyện Cẩm Xuyên ban hành quyết định thu hồi hơn 31 nghìn m2 đất thực hiện dự án. Thế nhưng, do chậm tiến độ đầu tư, năm 2013 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án này. Cũng từ đó đến nay, các hộ dân có đất nằm trong khu quy hoạch tái định cư có thông báo về quyết định thu hồi vẫn đang phải “đánh đu” với dự án.

Ông Nguyễn Văn Giáp, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố Song Yên, thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Dân đồng tình với tỉnh, huyện, phát triển kinh tế, nhưng các tập đoàn cứ về rào rứa chứ không làm. Dân thì trong khu vực quy hoạch tỉnh huyện không cho làm nhà, cơi nới vì ảnh hưởng sau này giải phóng mặt bằng dự án, dân thì đồng tình nhưng dự án không có dự án nào làm đúng cả, dân rất buồn".

Được biết, sau dự án Khu du lịch bắc Thiên Cầm, đã có 2 nhà đầu tư về tìm hiểu nhưng “Không có dự án nào làm đúng cả, dân rất buồn” - câu nói của Bí thư chi bộ chất chứa nỗi niềm. Tại sao chính quyền, doanh nghiệp làm sai lại bắt dân phải gánh hậu quả? Ông Nguyễn Văn Truy, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Cẩm Xuyên cho biết: "Bất cập chỗ, dự án chưa khả thi, chưa có quy hoạch chi tiết, mới quy hoạch chung, chưa có phương án triển khai giải phóng mặt bằng, nhưng huyện cũng dừng việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho người dân. Vấn đề quan trọng là ảnh hưởng đến đời sống người dân. Việc thu hút đầu tư thì cấp sổ đỏ vẫn phải làm, vai trò lãnh đạo, trách nhiệm anh em chúng tôi phải làm, có sổ đỏ thì giải phóng mặt bằng dễ hơn…".

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên cho biết, quyền lợi người dân là chính đáng nhưng đây là vấn đề tồn đọng nhiều năm, huyện đã báo cáo, xin ý kiến tỉnh 2 lần nhưng chưa có phản hồi. Ông Chu Văn Thắng, Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Cẩm Xuyên Hà Tĩnh cho biết, theo luật đất đai, đối với quy hoạch sử dụng đất người dân phải thực hiện theo quy hoạch, đối với dự án đưa vào kế hoạch sử dụng đất 3 năm không thực hiện thì người dân không bị hạn chế quyền sử dụng đất.

"Một dự án tồn đọng kéo dài, giữa đề xuất của người dân và cơ chế pháp luật cho phép không có cơ chế thực hiện. Bây giờ dự án không thành, người đồng thuận đã nhận tiền thu hồi đất, người chưa nhận tiền. Cái khó của địa phương là vậy, huyện đã báo cáo lần thứ 2 với tỉnh, lãnh đạo huyện cũng đã xuống làm việc nhiều lần thấy khó, đang xin ý kiến sở, ban ngành có giải pháp, cũng phải xử lý không để kéo dài nữa, nhưng khó là quy định pháp luật".

Vì sao tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa có phản hồi trước sự “sốt ruột” của người dân hơn 10 năm qua? Chúng tôi đã liên hệ, đặt lịch làm việc, nhưng lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định “việc này không có gì phải tuyên truyền”?.

Quy định pháp luật là do chính quyền thực thi, thực hiện, thì không thể nói cứ vướng mắc, sai phạm là đẩy hậu quả cho người dân gánh chịu. Tỉnh Hà Tĩnh cần sớm có phương án “gỡ trói” cho người dân, chấm dứt tình trạng kéo dài năm này qua năm khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật đất đai mới có đánh thuế tài sản bỏ hoang, dự án treo?
Luật đất đai mới có đánh thuế tài sản bỏ hoang, dự án treo?

VOV.VN - Sẽ có quy định đánh thuế cao vào hạn mức sử dụng của tài sản bỏ hoang, dự án treo...

Luật đất đai mới có đánh thuế tài sản bỏ hoang, dự án treo?

Luật đất đai mới có đánh thuế tài sản bỏ hoang, dự án treo?

VOV.VN - Sẽ có quy định đánh thuế cao vào hạn mức sử dụng của tài sản bỏ hoang, dự án treo...

Trụ sở cũ bệnh viện đa khoa Bắc Kạn bỏ hoang, người dân bất an
Trụ sở cũ bệnh viện đa khoa Bắc Kạn bỏ hoang, người dân bất an

VOV.VN - Bị bỏ hoang từ 12/2016 đến nay, Trụ sở cũ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn (tại tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Bắc Kạn) không chỉ xuống cấp nghiêm trọng mà còn khiến người dân sinh sống xung quanh khu vực bất an, lo lắng về nguy cơ mất an ninh trật tự.

Trụ sở cũ bệnh viện đa khoa Bắc Kạn bỏ hoang, người dân bất an

Trụ sở cũ bệnh viện đa khoa Bắc Kạn bỏ hoang, người dân bất an

VOV.VN - Bị bỏ hoang từ 12/2016 đến nay, Trụ sở cũ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn (tại tổ 10, phường Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Bắc Kạn) không chỉ xuống cấp nghiêm trọng mà còn khiến người dân sinh sống xung quanh khu vực bất an, lo lắng về nguy cơ mất an ninh trật tự.

Dân xót xa nhìn dự án dang dở, bỏ hoang mà không có đất sản xuất
Dân xót xa nhìn dự án dang dở, bỏ hoang mà không có đất sản xuất

VOV.VN - Tại Quảng Ngãi, nhiều dự án xây dựng dang dở, lãng phí đất đai còn người dân vùng dự án gặp nhiều khó khăn do thiếu đất sản xuất.

Dân xót xa nhìn dự án dang dở, bỏ hoang mà không có đất sản xuất

Dân xót xa nhìn dự án dang dở, bỏ hoang mà không có đất sản xuất

VOV.VN - Tại Quảng Ngãi, nhiều dự án xây dựng dang dở, lãng phí đất đai còn người dân vùng dự án gặp nhiều khó khăn do thiếu đất sản xuất.