Hàng chục ngàn ha lúa mùa vùng U Minh Thượng thoi thóp chờ mưa

VOV.VN - Hơn 57.000 ha lúa mùa trên nền đất nuôi tôm ở vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đang thiếu nước.

Hiện nay, trà lúa này đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông. Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định năng suất, hiệu quả của vụ mùa bởi nếu tiếp tục thiếu nước thì bông lúa sẽ bị xèo, lép hạt. Do đặc thù vùng đất này nguồn nước ngọt chủ yếu phụ thuộc nước mưa nên biện pháp cứu lúa đang là vấn đề rất nan giải.

Tại huyện An Biên, thiệt hại do hạn mặn đã bắt đầu từ vụ hè thu kéo dài đến vụ mùa  hiện nay. Trong đó, vụ hè thu có gần 5.700 ha lúa bị thiệt hại từ 30 – 70%, vụ lúa mùa này có gần 2.800ha bị thiệt hại, trong đó gần 1.800 ha mất trắng. Đặc biệt, do hạn mặn nghiêm trọng nên có khoảng 4.000 ha đất không thể gieo sạ được, nhiều hơn gấp 8 lần so với vụ mùa năm 2014.  

Anh Ngô Trấn Hỷ, Trưởng phòng nông nghiệp huyện An Biên cho biết thêm: Tình hình sản xuất năm nay của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Năm nay lượng mưa rất ít, nắng hạn kéo dài trong khi đó điều kiện sản xuất của huyện phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, không chủ động được nước tưới do vậy mặn xâm nhập sâu hơn mọi năm dẫn tới ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của huyện rất lớn. Nếu tiếp tục nắng, không mưa nữa thì diện tích bị thiệt hại sẽ tăng lên.
Chị Thị Thủy bên mãnh ruộng  đang khô nước.

Hiệu tại, nhiều cánh đồng lúa khu vực này đang làm đòng, trổ bông vẫn còn giữ được màu xanh nhưng dưới chân ruộng đã bắt đầu khô nước. Những cây nước được khoan giữa đồng để bơm nước ngọt vào ruộng của mùa vụ trước mùa vụ này không phát huy tác dụng. Trong khi đó, nước ở các con sông đều bị nhiễm mặn không thể bơm vào. 

Chưa bao giờ hạn mặn lại gay gắt như năm nay. Hiện tất cả các con sông, kênh rạch ở vùng đất này đều đang bị nhiễm mặn, thấp nhất cũng hơn 2 phần ngàn.

Cánh đồng 2 ha của ông Trần Văn Quốc, ở ấp Thái Hòa, xã Nam Thái A đang trong giai đoạn đồng trổ mà chỉ thấy lác đác vài bông lúa. Có những chỗ lúa không trổ được bông nào. Ông Quốc cho biết: hầu hết diện tích lúa trong ấp đều chết do bị nhiễm mặn, nếu có sống cũng không trổ bông, coi như vụ này mất trắng.

Ông Trần Văn Quốc nói: “Năm nay thời tiết nắng hạn quá nên bà con sạ lúa không đạt kết quả. Nước mặn xâm nhập rồi không rửa đất được nên lúa chết”.

Hiện nay hơn 57.000 ha lúa ở vùng U Minh Thượng đều đang trong tình cảnh tương tự. Hàng ngàn ha lúa ở vùng U Minh Thượng đã được gieo sạ lại lần 2, thậm chí lần 3 nhưng hiện nay trà lúa phát triển không được tốt do đang thiếu nước ngọt. 

Diện tích thiệt hại do nhiễm mặn tăng lên hằng tuần. Đến tuần này diện tích nhiễm mặn đã tăng lên hơn 14.800ha, tăng gần 6.000 ha so với tuần trước. Trong đó hơn 5.700 ha lúa bị mất trắng. Mặc dù đã dự trù được tình huống này, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo xuống giống sớm, vận động người dân trữ nước ngọt trong các ao, rạch nhưng vẫn không cứu vãn được tình hình.

Chị Thị Thúy ở xã Nam Thái, huyện An Biên cho biết, nếu vài ngày tới không có mưa hơn 20 chục công ruộng của mình khó có thể cầm cự được.

Thiệt hại do biến đổi khí hậu, rõ rệt nhất là hạn mặn của 2 vụ lúa hè thu và thu đông năm 2015 là hơn 30.000 ha, xấp xỉ 8% tổng diện tích gieo trồng 2 vụ của cả tỉnh. Phần lớn diện tích lúa bị thiệt hại hơn 70%. Số tiền mà ngành nông nghiệp đề xuất ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ đã xấp xỉ 45 tỉ đồng, tăng gấp gần chục lần so với mức trung bình nhiều năm trở lại đây.

Ông Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang cho rằng: Mặn năm nay gay gắt và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất rất nhiều. Trong tình hình hiện tại vùng U Minh Thượng không có nước ngọt bổ sung do đó biện pháp chủ yếu là đắp đập ngăn mặn thời vụ và tranh thủ nếu có mưa thì trữ nước.

Vùng U Minh Thượng có 21 cống ven sông, ven biển nhưng đến thời điểm này mới chỉ đang triển khai 6 cống vì vậy khả năng ngăn mặn rất thấp. Đối với vùng Tứ Giác Long Xuyên, Sở NN&PTNT Kiên Giang chỉ đạo quản lý chặt việc vận hành 18 cống ngăn mặn trên địa bàn để giữ nước ngọt,  gieo sạ sớm hơn từ 20 ngày đến 1 tháng, đồng thời vận động người dân làm bồn trữ nước dự phòng và sử dụng nước tiết kiệm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngân hàng-doanh nghiệp gặp vướng khi thu mua lúa gạo tạm trữ
Ngân hàng-doanh nghiệp gặp vướng khi thu mua lúa gạo tạm trữ

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng theo lãi suất ưu đãi mà Chính phủ đã ban hành.

Ngân hàng-doanh nghiệp gặp vướng khi thu mua lúa gạo tạm trữ

Ngân hàng-doanh nghiệp gặp vướng khi thu mua lúa gạo tạm trữ

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng theo lãi suất ưu đãi mà Chính phủ đã ban hành.

Thu mua lúa gạo gặp khó do công tác vận chuyển
Thu mua lúa gạo gặp khó do công tác vận chuyển

VOV.VN - Thời điểm cuối thu mua 1 triệu tấn quy gạo tạm trữ gặp khó do thiếu phương tiện và kênh mương cạn kiệt khiến ghe lớn không thu mua được.

Thu mua lúa gạo gặp khó do công tác vận chuyển

Thu mua lúa gạo gặp khó do công tác vận chuyển

VOV.VN - Thời điểm cuối thu mua 1 triệu tấn quy gạo tạm trữ gặp khó do thiếu phương tiện và kênh mương cạn kiệt khiến ghe lớn không thu mua được.

Hậu Giang: Nông dân mỏi mắt chờ thương lái mua lúa
Hậu Giang: Nông dân mỏi mắt chờ thương lái mua lúa

VOV.VN - Ở ĐBSCL, lúa thu hoạch chất đầy nhà, lúa chưa thu hoạch chín vàng rục trên đồng, còn nông dân đỏ mắt trông chờ thương lái.

Hậu Giang: Nông dân mỏi mắt chờ thương lái mua lúa

Hậu Giang: Nông dân mỏi mắt chờ thương lái mua lúa

VOV.VN - Ở ĐBSCL, lúa thu hoạch chất đầy nhà, lúa chưa thu hoạch chín vàng rục trên đồng, còn nông dân đỏ mắt trông chờ thương lái.

Nhiều nông dân chưa vui với chủ trương mua lúa tạm trữ
Nhiều nông dân chưa vui với chủ trương mua lúa tạm trữ

VOV.VN - Nhà nước mua tạm trữ gạo nên giá lúa cũng tăng được 200 đến 300 đồng/kg, nhưng giá vẫn còn thấp, nông dân không có lời.

Nhiều nông dân chưa vui với chủ trương mua lúa tạm trữ

Nhiều nông dân chưa vui với chủ trương mua lúa tạm trữ

VOV.VN - Nhà nước mua tạm trữ gạo nên giá lúa cũng tăng được 200 đến 300 đồng/kg, nhưng giá vẫn còn thấp, nông dân không có lời.

Thu mua lúa gạo tạm trữ chậm: vì sao?
Thu mua lúa gạo tạm trữ chậm: vì sao?

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp chưa được đáp ứng yêu cầu từ phía ngân hàng khiến tốc độ giải ngân vốn diễn ra chậm, ảnh hưởng thu mua tạm trữ.

Thu mua lúa gạo tạm trữ chậm: vì sao?

Thu mua lúa gạo tạm trữ chậm: vì sao?

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp chưa được đáp ứng yêu cầu từ phía ngân hàng khiến tốc độ giải ngân vốn diễn ra chậm, ảnh hưởng thu mua tạm trữ.

Thu mua lúa gạo tạm trữ: Làm sao đạt hiệu quả tích cực?
Thu mua lúa gạo tạm trữ: Làm sao đạt hiệu quả tích cực?

VOV.VN - Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ bày tỏ một số quan điểm về việc làm này.

Thu mua lúa gạo tạm trữ: Làm sao đạt hiệu quả tích cực?

Thu mua lúa gạo tạm trữ: Làm sao đạt hiệu quả tích cực?

VOV.VN - Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ bày tỏ một số quan điểm về việc làm này.