Thủy lôi: Mối nguy hiểm chết người rình rập tại các vùng biển của Ukraine

VOV.VN - Thủy lôi do các bên tham chiến thả xuống khi chiến sự Nga-Ukraine leo thang, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với con người và làm gián đoạn việc mở lại các tuyến đường vận chuyển ngũ cốc.

Vào ngày 11/6, một người đàn ông 50 tuổi bơi vào vùng nước lặng ở một bãi biển tại thành phố Odessa của Ukraine. Theo thói quen, cứ mỗi cuối tuần mùa Hè, ông lại ngâm mình dưới vùng biển nông để tìm kiếm ốc biển – một đặc sản của địa phương. Nhưng lần này ông đã không thể quay vào bờ. Một quả thủy lôi phát nổ khiến ông thiệt mạng ngay tại chỗ.

Mối nguy hiểm ẩn sâu dưới lòng biển

Trong thời gian qua, hàng trăm quả thủy lôi đã xuất hiện ở Biển Đen. Thủy lôi do các bên tham chiến thả xuống khi chiến sự Nga-Ukraine leo thang, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với con người và làm gián đoạn việc mở lại các tuyến đường vận chuyển ngũ cốc.

“Đó thực sự là một vấn đề lớn”, ông Vladlen Tobak, cựu huấn luyện viên lặn của hải quân Ukraine cho biết. “Những quả thủy lôi này thả cùng với các thiết bị nổ khác có từ Chiến tranh thế giới thứ 2 mà chúng tôi tiếp tục tìm kiếm đã đặt ra mối đe dọa lớn. Mối lo ngại chính của chúng tôi là không biết có bao nhiêu quả thủy lôi đã được thả xuống đây. Sẽ phải mất rất nhiều thời gian để dọn sạch những vùng nước này”.

Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau cài thủy lôi ở Biển Đen. Người phát ngôn của chính quyền quân sự khu vực Odessa, ông Sergey Bratchuk cáo buộc Nga thả từ 400 đến 600 quả thủy lôi xuống các vùng biển của Ukraine. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga và Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã cảnh báo nguy cơ từ “những quả thủy lôi của Ukraine trôi nổi ở ngoài khơi biển Odessa”. Theo Moscow quân đội Nga đã phát hiện được 370 quả thủy lôi của Ukraine.

Thủy lôi thường được treo vào các dây cáp đặt dưới nước và chúng sẽ phát nổ khi va chạm với vỏ tàu, thuyền, nhưng chúng có thể bị tuột ra do các trận bão lớn và trôi dạt đi xa theo dòng hải lưu. Khác với bom mìn, thủy lôi không bị cấm bởi các hiệp định quốc tế. Tuy nhiên, luật nhân đạo quốc tế đã đưa ra một số quy tắc nhất định. Chẳng hạn, các quốc gia có thể đặt chúng tại lãnh hải của họ để bảo vệ các vùng biển khỏi những cuộc tấn công từ bên ngoài. Còn Công ước La Hay cấm sử dụng thủy lôi trôi dạt trong các vùng biển quốc tế.

Hồi tháng 6 vừa qua, Ukraine công khai thừa nhận đã cài đặt thủy lôi để “thực hiện quyền tự vệ” của nước này ‘theo quy định tại điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc”. Chính phủ Ukraine cũng cấm người dân tắm tại các vùng biển có thủy lôi. Nhưng khi thời tiết nắng nóng với nền nhiệt lên tới 35 độ C, nhiều người đã phớt lờ quy định này và đổ xô đến các bãi biển.

Ông Roman Kostenko - chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Ukraine cho biết: Chúng tôi đã cài đặt thủy lôi ở một số khu vực gần bờ biển để ngăn chặn cuộc tấn công của Nga từ trên biển. Nhưng chúng tôi không biết chính xác quy mô và vị trí đặt mìn của Nga”.

Đe dọa an ninh quanh khu vực Biển Đen

Sự xuất hiện của thủy lôi trên các vùng biển cũng đang gây ra mối đe dọa nghiêm trọng với các quốc gia khác giáp Biển Đen. Giới chức Bulgaria cảnh báo người dân sống gần bờ biển nên thận trọng, còn Romania đang nỗ lực gỡ bỏ những thiết bị nổ được tìm thấy trong vùng biển của mình. Thổ Nhĩ Kỳ đã tích cực thảo luận vấn đề với cả Nga và Kiev khi phát hiện một số quả thủy lôi trôi dạt vào vùng biển nước này.

Cơ quan báo chí của Hải quân Ukraine cho biết, cuối tuần qua, lực lượng phòng vệ đã tìm thấy một quả thủy lôi chống hạm ở Biển Đen gần bờ biển tại khu vực Odessa. Quả thủy lôi này sau đó đã được một đơn vị hải quân tháo dỡ”. Theo lực lượng này, đã có ít nhất 2 người Ukraine thiệt mạng trong một số vụ nổ thủy lôi trên biển những tuần gần đây.

Oleg Solokha – một cựu binh sỹ của quân đội Ukraine cho biết: “Khi một quả thủy lôi phát nổ, bạn có thể bất tỉnh hoặc bị chóng mặt ngay cả khi không ở gần nó. Đó là do ảnh hưởng của sóng xung kích. Bạn mất định hướng về không gian và không thể xác định được phương hướng. Điều đó rất nguy hiểm. Bạn có thể dễ dàng bị chết đuối”.

Hiện vẫn chưa rõ có những loại thủy lôi nào đang trôi dạt ở Biển Đen. Vào tháng 3 vừa qua, một quan chức của Bộ Ngoại giao Ukraine cho rằng, Nga đã cài đặt 372 quả thủy lôi loại “R-421-75”.

Theo ông Solokha, có rất nhiều loại thủy lôi, chẳng hạn như thủy lôi tiếp xúc (phát nổ khi chạm vào thân tàu), thủy lôi nam châm (được thiết kế để gắn lên thân tàu), và phiên bản thủy lôi sử dụng cảm biến rung. “Trong 99% trường hợp, chúng ta phải kích nổ thủy lôi vì chất nổ TNT của chúng sẽ không ổn định theo thời gian và có thể tự phát nổ. Một lý do khác khiến chúng tự phát nổ là ngòi nổ không thể tự ngắt nếu chúng bị ngâm trong nước quá lâu”.

Với sự biến động liên tục của thủy triều, hoặc khi bão xảy ra, những sự cố liên quan đến các thiết bị neo đậu thủy lôi làm phức tạp thêm nỗ lực rà phá bom mìn. Các chuyên gia cho rằng, việc khử mìn ở Biển Đen có thể mất nhiều năm và chiến dịch này nếu được thực hiện sẽ là chiến dịch rà phá bom mìn quy mô lớn nhất kể từ cuộc chiến tranh Iran-Iraq những năm 1980. Một quan chức Ukraine cho biết, giới chức nước này đang có kế hoạch sử dụng robot để phát hiện và tháo dỡ thủy lôi, nhưng có lẽ phải mất vài tháng nữa mới có thể bắt tay thực hiện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu ngầm “sát thủ” của Thụy Điển sẽ mang lại cho NATO lợi thế trước Nga?
Tàu ngầm “sát thủ” của Thụy Điển sẽ mang lại cho NATO lợi thế trước Nga?

VOV.VN - Các tàu ngầm nhỏ lớp Gotland của Thụy Điển đã được chứng minh là có khả năng hoạt động rất tốt, mặc dù giá thành chỉ bằng 1/3 tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Tàu ngầm “sát thủ” của Thụy Điển sẽ mang lại cho NATO lợi thế trước Nga?

Tàu ngầm “sát thủ” của Thụy Điển sẽ mang lại cho NATO lợi thế trước Nga?

VOV.VN - Các tàu ngầm nhỏ lớp Gotland của Thụy Điển đã được chứng minh là có khả năng hoạt động rất tốt, mặc dù giá thành chỉ bằng 1/3 tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Chiến lược của Mỹ "cầm chân" Nga trong cuộc chiến ở Ukraine
Chiến lược của Mỹ "cầm chân" Nga trong cuộc chiến ở Ukraine

VOV.VN - Quỹ đạo lâu dài của cuộc xung đột Nga-Ukraine dường như ngày càng được định hình bằng việc liệu Mỹ và các đồng minh có thể duy trì cam kết quân sự, chính trị và tài chính với Ukraine để cầm chân Nga hay không.

Chiến lược của Mỹ "cầm chân" Nga trong cuộc chiến ở Ukraine

Chiến lược của Mỹ "cầm chân" Nga trong cuộc chiến ở Ukraine

VOV.VN - Quỹ đạo lâu dài của cuộc xung đột Nga-Ukraine dường như ngày càng được định hình bằng việc liệu Mỹ và các đồng minh có thể duy trì cam kết quân sự, chính trị và tài chính với Ukraine để cầm chân Nga hay không.

Hành lang Suwalki - nơi tiềm ẩn nguy cơ xung đột Nga-NATO
Hành lang Suwalki - nơi tiềm ẩn nguy cơ xung đột Nga-NATO

VOV.VN - Hành lang Suwalki - dải đất liền duy nhất kết nối 3 nước Baltic Litva, Latvia và Estonia với phần còn lại của NATO, được xem là điểm xung yếu nếu xảy ra xung đột giữa liên minh quân sự này với Nga.

Hành lang Suwalki - nơi tiềm ẩn nguy cơ xung đột Nga-NATO

Hành lang Suwalki - nơi tiềm ẩn nguy cơ xung đột Nga-NATO

VOV.VN - Hành lang Suwalki - dải đất liền duy nhất kết nối 3 nước Baltic Litva, Latvia và Estonia với phần còn lại của NATO, được xem là điểm xung yếu nếu xảy ra xung đột giữa liên minh quân sự này với Nga.

Chiến sự Nga-Ukraine đến giai đoạn quyết định, lộ diện 3 điểm nóng mới ở Donbass
Chiến sự Nga-Ukraine đến giai đoạn quyết định, lộ diện 3 điểm nóng mới ở Donbass

VOV.VN - Sau khi giành được Lysychansk, Nga đang đẩy mạnh tiến công các thành phố khác tại Donbass. Theo giới phân tích, trận chiến tại 3 thành phố Sloviansk, Kramatorsk và Bakhmut nhiều khả năng sẽ quyết định cục diện chiến trường trong thời gian tới.

Chiến sự Nga-Ukraine đến giai đoạn quyết định, lộ diện 3 điểm nóng mới ở Donbass

Chiến sự Nga-Ukraine đến giai đoạn quyết định, lộ diện 3 điểm nóng mới ở Donbass

VOV.VN - Sau khi giành được Lysychansk, Nga đang đẩy mạnh tiến công các thành phố khác tại Donbass. Theo giới phân tích, trận chiến tại 3 thành phố Sloviansk, Kramatorsk và Bakhmut nhiều khả năng sẽ quyết định cục diện chiến trường trong thời gian tới.

Châu Âu chuẩn bị tình huống xấu nhất cho cuộc chiến khí đốt
Châu Âu chuẩn bị tình huống xấu nhất cho cuộc chiến khí đốt

VOV.VN - Trong những ngày gần đây, nhiều nhà lãnh đạo và doanh nghiệp châu Âu lo ngại, nếu Nga giảm dần nguồn cung khí đốt tự nhiên thì điều này sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở khu vực trong mùa Đông tới.

Châu Âu chuẩn bị tình huống xấu nhất cho cuộc chiến khí đốt

Châu Âu chuẩn bị tình huống xấu nhất cho cuộc chiến khí đốt

VOV.VN - Trong những ngày gần đây, nhiều nhà lãnh đạo và doanh nghiệp châu Âu lo ngại, nếu Nga giảm dần nguồn cung khí đốt tự nhiên thì điều này sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở khu vực trong mùa Đông tới.