Hàng ngàn hecta lúa ở Quảng Nam "khát nước"

VOV.VN - Gần 2.000 héc ta lúa tại thị xã Điện Bàn và TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam đang thiếu nước tưới trầm trọng, đối diện nguy cơ mất mùa. Trong khi đó công trình đập tạm ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện chậm thi công do thiếu nguồn nguyên liệu cát khiến hàng ngàn nông dân đứng ngồi không yên.

 

Những ngày qua, bà Vương Thị Nga, phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. lo lắng khi 3 sào lúa của gia đình đang trong giai đoạn trổ bông, ngậm sữa thì nguồn nước tưới bị cắt đứt. Mỗi sáng sớm, bà gánh từng thùng nước đưa vào ruộng để cứu lúa nhưng không thể cứu vãn, nhiều diện tích lúa đã bắt đầu héo, ngả vàng.

Không chỉ thiếu nước sản xuất, hàng ngàn nông dân tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thêm lo ngại khi xâm nhập mặn trên sông Vĩnh Điện diễn biến phức tạp. Kết quả đo nồng độ mặn tại trạm bơm Tứ Câu thời điểm mới nhất đã lên đến 15‰...

Ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn, từ năm 2013, UBND thị xã Điện Bàn đã tiến hành đắp đập thời vụ trên sông Vĩnh Điện để ngăn mặn - giữ ngọt, đảm bảo nguồn nước cho hàng loạt trạm bơm điện như: Cẩm Sa, Tứ Câu, Vĩnh Điện, Thanh Quýt... vận hành ổn định, cung ứng nước tưới cho gần 2 ngàn héc ta đất sản xuất nông nghiệp.

Đập tạm ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện bị sạt lở nghiêm trọng trong đợt mưa lũ bất thường cuối tháng 3 năm ngoái đến nay vẫn chưa thể khắc phục do khan hiếm cát xây dựng. Hàng ngàn nông dân thị xã Điện Bàn và TP. Hội An ngóng chờ từng ngày việc triển khai thi công đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện để sớm cứu lúa.

Dự án đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện có tổng mức đầu tư khoảng 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ lúc mở thầu đến nay đã gần 2 tháng vẫn chưa có nhà thầu nào tham gia. Theo UBND thị xã Điện Bàn, dự kiến cần khoảng 10.000 m3 cát để triển khai dự án đắp đập trên sông Vĩnh Điện, nhưng từ đầu năm đến nay nguồn cát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam rất khan hiếm nên các nhà thầu e ngại khi tham gia dự án này.

UBND thị xã Điện Bàn đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam có chủ trương cho phép lấy khối lượng cát tại điểm mỏ xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn để phục vụ công trình. Ông Nguyễn Đức Tài, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Điện Bàn cho rằng: “Cát đóng vai trò vật liệu chủ yếu để làm công trình này nhưng giai đoạn đấu thầu cát trên thị trường không có. Thứ hai giá cát quá cao so với giá hồ sơ dự toán, do đó khi mở thầu thì không có nhà thầu tham gia. Ban quản lý đã có báo cáo với UBND thị xã Điện Bàn về việc này và đã có thông báo mở thầu trở lại”.

Mới đây UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản thống nhất chủ trương cho phép UBND thị xã Điện Bàn sử dụng nguồn vật liệu cát được tận thu từ Dự án nạo vét sông Cổ Cò đang triển khai trên địa bàn các phường Điện Dương, Điện Ngọc. Nguồn cát từ dự án này được tập kết tại các bãi chứa để thi công công trình đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị cần điều chỉnh hình thức thi công cho phù hợp: “Dự án đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện cần điều chỉnh lại dự toán, thay đổi hình thức triển khai. Khi có dự toán rồi thì mới tiến hành thủ tục để lấy nguồn cát này về san lấp thay vì mua. Lúc đó thì quy trình cấp phép sẽ có sự thay đổi”.

Ngày 27/3 vừa qua, UBND thị xã Điện Bàn có quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán kinh phí xây dựng công trình đập thời vụ ngăn mặn - giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện. Dự kiến, ngày 7/4 thị xã Điện Bàn sẽ tổ chức đấu thầu dự án, ngày 10/4 sẽ triển khai thi công và dự kiến hoàn thành công trình vào ngày 20/4. UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu UBND thị xã Điện Bàn phối hợp với các đơn vị liên quan để thống nhất vị trí lấy cát, thời gian thực hiện, biện pháp phối hợp theo dõi, giám sát, quản lý chặt chẽ khối lượng cát, sử dụng đúng mục đích phục vụ thi công công trình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Buộc trồng lại gần 1ha rừng ngập mặn bị phá do thi công dự án thoát lũ
Buộc trồng lại gần 1ha rừng ngập mặn bị phá do thi công dự án thoát lũ

VOV.VN - Trong quá trình triển khai Dự án nạo vét và gia cố luồng lạch biển, sông tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị thi công đã cày ủi, san vùi và triệt hạ nhiều diện tích cây bần chua thuộc Dự án trồng rừng ngập mặn ven biển.

Buộc trồng lại gần 1ha rừng ngập mặn bị phá do thi công dự án thoát lũ

Buộc trồng lại gần 1ha rừng ngập mặn bị phá do thi công dự án thoát lũ

VOV.VN - Trong quá trình triển khai Dự án nạo vét và gia cố luồng lạch biển, sông tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị thi công đã cày ủi, san vùi và triệt hạ nhiều diện tích cây bần chua thuộc Dự án trồng rừng ngập mặn ven biển.

Khẩn trương chặn dòng ngăn mặn, trữ ngọt trên sông Ba Lai
Khẩn trương chặn dòng ngăn mặn, trữ ngọt trên sông Ba Lai

VOV.VN - Để ngăn mặn, trữ ngọt, phục vụ nước sinh hoạt, sản xuất của người dân, chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình thủy lợi Cống Bến Rớ (xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã khẩn cấp xây cửa cống chặn dòng tại công trình này trước kế hoạch.

Khẩn trương chặn dòng ngăn mặn, trữ ngọt trên sông Ba Lai

Khẩn trương chặn dòng ngăn mặn, trữ ngọt trên sông Ba Lai

VOV.VN - Để ngăn mặn, trữ ngọt, phục vụ nước sinh hoạt, sản xuất của người dân, chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình thủy lợi Cống Bến Rớ (xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã khẩn cấp xây cửa cống chặn dòng tại công trình này trước kế hoạch.

Tiền Giang "đón" nước ngọt vào nội đồng khi độ mặn trên sông sụt giảm
Tiền Giang "đón" nước ngọt vào nội đồng khi độ mặn trên sông sụt giảm

VOV.VN - Ngày 5/3, nước mặn từ biển xâm nhập vào địa bàn tỉnh Tiền Giang giảm mạnh. Công tác trữ nước ngọt đang được các cấp chính quyền, ngành chức năng và người dân thực hiện khẩn trương.

Tiền Giang "đón" nước ngọt vào nội đồng khi độ mặn trên sông sụt giảm

Tiền Giang "đón" nước ngọt vào nội đồng khi độ mặn trên sông sụt giảm

VOV.VN - Ngày 5/3, nước mặn từ biển xâm nhập vào địa bàn tỉnh Tiền Giang giảm mạnh. Công tác trữ nước ngọt đang được các cấp chính quyền, ngành chức năng và người dân thực hiện khẩn trương.