Hàng trăm nông dân Gia Lai khốn đốn vì công ty nợ tiền mua mía

VOV.VN -Để người dân an tâm, các cơ quan chức năng đã tiến hành niêm phong kho đường của Công ty CP đường Bình Định.

Như VOV đã thông tin, từ đầu niên vụ mía, nông dân ở thị xã An Khê và một số huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai bán sản phẩm cho Công ty CP đường Bình Định (sau đây gọi là Công ty) theo hợp đồng đầu tư – bao tiêu thu mua sản phẩm, nhưng đến nay, đã kết thúc niên vụ vẫn chưa nhận được tiền. Hàng trăm nông dân đang khốn đốn vì không có tiền đầu tư cho vụ tiếp theo.

Ông Phạm Ngọc Niên (bên trái)- đại diện cho 30 hộ dân ở Tú An
 ký hợp đồng với Công ty CP đường Bình Định

Ông Phạm Ngọc Niên, ở thôn Tú Thủy 2, xã Tú An, thị xã An Khê cho biết, ông là người đứng ra đại diện cho khoảng 30 hộ gia đình trong xã Tú An ký hợp đồng hỗ trợ đầu tư – thu mua mía với Công ty. Hơn 10 năm làm ăn không xảy ra trục trặc gì. Tuy nhiên, niên vụ mía 2013-2014 này, không rõ lý do vì sao, Công ty không trả tiền thu mua mía theo điều khoản đã ký là: giao tiền trong vòng 3 ngày sau khi giao mía.

Tính đến thời điểm này, đã hơn 2 tháng kể từ khi giao mía cho Công ty, ông Niên vẫn chưa nhận được khoản tiền trị giá 2 tỷ đồng. Trong đó, tiền của ông là gần 200 triệu đồng. Bởi vậy, liên tục những ngày gần đây, hàng chục hộ dân đến nhà ông bắt vạ.

“Gần đây cứ hàng đêm, hàng ngày mọi người đến đây hỏi tiền. Bây giờ tôi chỉ biết đưa số phiếu biên nhận cho bà con xem. Nhiều người họ hiểu được thì hiểu được là tôi chặt mía đi bán nhưng chưa nhận được tiền thì lấy tiền đâu mà thanh toán, còn nhiều người không hiểu họ làm hung lên, họ cho rằng mình nhận tiền về chi phí cho gia đình việc khác mà không giải quyết cho họ”, ông Niên giải bày.

Các hợp đồng thể hiện rõ sẽ thanh toán với nông dân trong 3 ngày sau khi mua mía

Nhiều nông dân ở xã Tú An và một số xã trên địa bàn thị xã An Khê như Cửu An, An Phước, Ngô Mây sống chủ yếu dựa vào cây mía. Việc Công ty nợ tiền mua mía kéo dài không những ảnh hưởng đến đời sống của người dân mà còn gây thêm khó khăn cho nhiều hộ gia đình vì không có tiền đầu tư cho vụ mới.

Bà Trình Thị Hoa, ở thôn Tú Thủy, xã Tú An có 1,5ha mía. Toàn bộ sản lượng niên vụ vừa rồi đã bán hết cho Công ty, song đến nay vẫn chưa nhận được một đồng nào khiến cuộc sống gia đình bị đảo lộn: “Gia đình tôi khổ, phải từ Bình Định lên đây lập nghiệp. Đầu tư 1,5ha để kiếm ít đồng tiêu hàng năm mà bây giờ nợ nần, không có đồng bạc nào. Bây giờ chúng tôi yêu cầu nhà máy giải quyết cho dân, trả tiền để còn trang trải phân, thuốc và các chi phí khác”.

Công an thị xã An Khê đã vào cuộc điều tra và cho biết, Công ty Cổ phần đường Bình Định hiện đang nợ tiền thu mua mía của gần 170 hộ dân ở các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai, trong đó có gần 60 hộ có hộ khẩu tại thị xã An Khê theo phương thức một hộ đứng ra làm đại diện cho khoảng 20-30 hộ dân khác trong một cụm dân cư để ký hợp đồng, nên khi người dân không nhận được tiền đã nảy sinh khiếu kiện và tranh chấp.

Từ cuối tháng 4, sau khi kết thúc niên vụ mía, hàng trăm nông dân ở thị xã An Khê đã kéo xuống kéo xuống trụ sở Công ty cổ phần đường Bình Định, đóng tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định để đòi nợ. Trước tình hình đó, Công an và các ngành chức năng của thị xã An Khê đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng tỉnh Bình Định và Công ty để đảm bảo vấn đề an ninh, trật tự. Tại nhiều xã, chính quyền và ngành chức năng đã tổ chức họp dân để vận động, tuyên truyền bà con làm đúng theo các quy định của pháp luật.

Có hàng nghìn phiếu biên nhận thu mua mía vẫn chưa được Công ty Cổ phần đường Bình Định thanh toán cho nông dân

Ông Từ Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Công an xã Tú An, thị xã An Khê cho biết: “Họp và triển khai giải thích để nhân dân hết sức bình tĩnh. Người ta có nợ cũng phải làm cho đảm bảo thủ tục về văn bản pháp lý, cần thiết phải làm đơn, địa phương xác nhận sau đó liên hệ nhà máy đường đồng thời nhờ các cơ quan chức năng của Bình Định để người ta can thiệp, phải thực thi đúng pháp luật. Sau khi triển khai họp các thôn, đến giờ phút này ổn định được tình hình rồi, nói chung là không có vấn đề gì”.

Hiện tại, để người dân an tâm, các cơ quan chức năng hai tỉnh Bình Định và Gia Lai đã tiến hành niêm phong kho đường của Công ty Cổ phần đường Bình Định. Công ty này cũng đã cam kết trả nợ cho người dân bán mía. Đợt 1 từ ngày 21/5 đến ngày 29/5, với khoảng 25 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất đợt 1, các bên sẽ tiến hành mở niêm phong kho đường để Công ty Cổ phần đường Bình Định tổ chức kinh doanh và hoàn tất trả khoản nợ 20 tỷ đồng còn lại vào ngày 7/6 tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông dân Gia Lai đến Nhà máy đường Bình Định đòi nợ
Nông dân Gia Lai đến Nhà máy đường Bình Định đòi nợ

VOV.VN- Hàng trăm nông dân đã kéo xuống trụ sở Công ty Cổ phần đường Bình Định, đóng tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định để đòi nợ.

Nông dân Gia Lai đến Nhà máy đường Bình Định đòi nợ

Nông dân Gia Lai đến Nhà máy đường Bình Định đòi nợ

VOV.VN- Hàng trăm nông dân đã kéo xuống trụ sở Công ty Cổ phần đường Bình Định, đóng tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định để đòi nợ.

Công ty Mía đường La Ngà khắc phục sự cố tràn 1.500 tấn rỉ mật
Công ty Mía đường La Ngà khắc phục sự cố tràn 1.500 tấn rỉ mật

Hàng trăm tấn rỉ mật đã chảy ra sông La Ngà gây ảnh hưởng đến các hộ nuôi trồng thuỷ sản ở đây

Công ty Mía đường La Ngà khắc phục sự cố tràn 1.500 tấn rỉ mật

Công ty Mía đường La Ngà khắc phục sự cố tràn 1.500 tấn rỉ mật

Hàng trăm tấn rỉ mật đã chảy ra sông La Ngà gây ảnh hưởng đến các hộ nuôi trồng thuỷ sản ở đây

Khánh Hòa tồn hơn 5 tấn rác y tế… vì thiếu nợ tiền dầu
Khánh Hòa tồn hơn 5 tấn rác y tế… vì thiếu nợ tiền dầu

 Do số nợ lớn, kéo dài nên các cửa hàng xăng dầu tạm dừng cung cấp dầu khiến lò đốt ngừng hoạt động

Khánh Hòa tồn hơn 5 tấn rác y tế… vì thiếu nợ tiền dầu

Khánh Hòa tồn hơn 5 tấn rác y tế… vì thiếu nợ tiền dầu

 Do số nợ lớn, kéo dài nên các cửa hàng xăng dầu tạm dừng cung cấp dầu khiến lò đốt ngừng hoạt động

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang đòi nợ khoản 1.000 tỷ
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang đòi nợ khoản 1.000 tỷ

Bảo hiểm y tế Việt Nam mất khoảng 1.000 tỷ đồng vì cho Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc NH NNPTNT VN) vay.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang đòi nợ khoản 1.000 tỷ

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang đòi nợ khoản 1.000 tỷ

Bảo hiểm y tế Việt Nam mất khoảng 1.000 tỷ đồng vì cho Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc NH NNPTNT VN) vay.

Tổng Giám đốc CT Mía đường Tây Ninh bị tạm đình chỉ chức vụ
Tổng Giám đốc CT Mía đường Tây Ninh bị tạm đình chỉ chức vụ

Theo quyết định quyết định, Tổng Giám đốc Công ty Mía đường Tây Ninh sẽ bị tạm đình chỉ chức vụ 30 ngày nhằm phục vụ công tác điều tra.

Tổng Giám đốc CT Mía đường Tây Ninh bị tạm đình chỉ chức vụ

Tổng Giám đốc CT Mía đường Tây Ninh bị tạm đình chỉ chức vụ

Theo quyết định quyết định, Tổng Giám đốc Công ty Mía đường Tây Ninh sẽ bị tạm đình chỉ chức vụ 30 ngày nhằm phục vụ công tác điều tra.