Hàng triệu kiều bào nguy cơ mất quốc tịch

Theo thống kê, đến ngày 31/12/2013, mới chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục đăng ký, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.

Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất Quốc tịch Việt Nam nếu đến ngày 1/7/2014 không đăng ký giữ Quốc tịch theo quy định ở Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Nghị định hướng dẫn số 78/2009/NĐ-CP.

Theo thống kê của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đến ngày 31/12/2013, mới chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục đăng ký, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài. 

Được nhập quốc tịch Việt Nam là mong mỏi của nhiều kiều bào (Ảnh: Tiền phong)

Chỉ là đăng ký

Ở những nước có đông Kiều bào Việt Nam sinh sống như Hoa Kỳ, Australia, tỷ lệ đăng ký rất thấp.

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã nới rộng cho người Việt ở nước ngoài được giữ Quốc tịch Việt Nam nếu họ chưa thôi hoặc không bị tước Quốc tịch Việt Nam. Đây là một tin vui, đáp ứng lòng mong mỏi của nhiều kiều bào sau nhiều lần đề đạt nguyên vọng của mình tại các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, 5 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực, số người đăng ký xin giữ quốc tịch quá khiêm tốn.

Việc ít người đăng ký chủ yếu do Giấy xác nhận đăng ký Quốc tịch Việt Nam không có giá trị chứng minh Quốc tịch Việt Nam, cũng không phải là cơ sở để cấp phát các giấy tờ khác như hộ chiếu, giấy thông hành, giấy miễn thị thực, chỉ có giá trị “giữ chỗ” để người Việt Nam định cư ở nước ngoài không mất Quốc tịch Việt Nam sau ngày 1/7/2014.

Bên cạnh đó, một số người chưa đăng ký do ngại ảnh hưởng đến việc làm, giấy tờ cư trú, do sự tuyên truyên chống phá của một bộ phận người Việt cực đoan. Nhiều người cho rằng, các quy định trên không có tính khả thi cao và phải gia hạn để bà con có thêm thời gian đăng ký.

Ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cho biết, khi Luật Quốc tịch năm 2008 được ban hành, bà con rất phấn khởi, nhưng rồi họ thấy rằng đăng ký chỉ là đăng ký, không đồng thời với việc có Quốc tịch Việt Nam và được cấp hộ chiếu Việt Nam, trong khi do điều kiện sinh sống, bà con lại cần giấy tờ của nước sở tại. 

Nên bỏ thời hạn đăng ký?

Những vướng mắc trên đã được nhiều cá nhân và nhiều lãnh đạo, tổ chức kiều bào phản ánh từ rất sớm tại các Hội nghị người Việt ở trong và ngoài nước.

Nhiều ý kiến cho rằng nên hủy bỏ quy định về đăng ký giữ Quốc tịch Việt Nam để bà con không bị mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam; thay vào đó có quy định để bà con có đủ giấy tờ thì được cấp ngay chứng nhận có Quốc tịch Việt Nam.

Tại nhiều cuộc họp về vấn đề trên, hầu hết các cơ quan liên quan, trong đó có Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đều cho rằng: quy định đăng ký giữ Quốc tịch và mất Quốc tịch Việt Nam (do không đăng ký) là bất cập, không phù hợp thực tế và mục tiêu quản lý, vận động, làm phương hại đến công tác đối ngoại của ta, đi ngược lại chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đề nghị Bộ Tư pháp khẩn trương trình Chính phủ và báo cáo Quốc hội để kịp sửa Luật Quốc tịch ngay tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2014.

Trong phiên họp ngày 11/3/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có ý kiến yêu cầu báo cáo để xem xét sửa đổi Luật Quốc tịch trong kỳ họp Quốc hội tháng 5/2014.

Thế nhưng, Bộ Tư pháp vẫn không đồng tình với việc bỏ Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch. Tại cuộc họp hồi đầu tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) vẫn cho rằng chỉ cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục đăng ký và tích cực vận động công dân Việt Nam tôn vinh Quốc tịch Việt Nam.

Từ nay đến tháng 5 đã cận kề, khả năng sửa đổi Luật Quốc tịch 2008 và các Nghị định kèm theo khó thực hiện được ngay và mặc nhiên những người không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam sẽ bị mất Quốc tịch sau ngày 1/7/2014.

Theo Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất Quốc tịch Việt Nam trước ngày luật có hiệu lực (1/7/2009) thì phải đăng ký giữ Quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm (1/7/2009-1/7/2014).

Trong 5 năm này, họ phải đến đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch Việt Nam, nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch sau ngày 1/7/2014./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thêm 15 cá nhân nhập quốc tịch Việt Nam
Thêm 15 cá nhân nhập quốc tịch Việt Nam

Từ đầu năm đến nay, tại thành phố Hồ Chí Minh có 47 cá nhân được nhập quốc tịch Việt Nam.

Thêm 15 cá nhân nhập quốc tịch Việt Nam

Thêm 15 cá nhân nhập quốc tịch Việt Nam

Từ đầu năm đến nay, tại thành phố Hồ Chí Minh có 47 cá nhân được nhập quốc tịch Việt Nam.

ASEAN thúc đẩy quyền quốc tịch của phụ nữ, trẻ em
ASEAN thúc đẩy quyền quốc tịch của phụ nữ, trẻ em

VOV.VN -Các đại biểu trong khu vực chia sẻ thông tin, hoạt động về đảm bảo quyền có quốc tịch của phụ nữ và trẻ em.

ASEAN thúc đẩy quyền quốc tịch của phụ nữ, trẻ em

ASEAN thúc đẩy quyền quốc tịch của phụ nữ, trẻ em

VOV.VN -Các đại biểu trong khu vực chia sẻ thông tin, hoạt động về đảm bảo quyền có quốc tịch của phụ nữ và trẻ em.

Người hai quốc tịch phải chịu sự quản lý của luật hiện hành
Người hai quốc tịch phải chịu sự quản lý của luật hiện hành

VOV.VN -Người mang hai quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam, khi nhập cảnh chịu sự quản lý theo luật hiện hành của Việt Nam.

Người hai quốc tịch phải chịu sự quản lý của luật hiện hành

Người hai quốc tịch phải chịu sự quản lý của luật hiện hành

VOV.VN -Người mang hai quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam, khi nhập cảnh chịu sự quản lý theo luật hiện hành của Việt Nam.

Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 3 triệu đồng
Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 3 triệu đồng

Theo thông tư Bộ Tài chính mới ban hành, lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 3 triệu đồng; lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam và lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam là 2,5 triệu đồng.

Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 3 triệu đồng

Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 3 triệu đồng

Theo thông tư Bộ Tài chính mới ban hành, lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 3 triệu đồng; lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam và lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam là 2,5 triệu đồng.

Nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch
Nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch

UBND phường, xã, thị trấn nhận hồ sơ đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo kế hoạch đến hết ngày 31/12/2012.

Nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch

Nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch

UBND phường, xã, thị trấn nhận hồ sơ đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo kế hoạch đến hết ngày 31/12/2012.

Nhập quốc tịch Việt Nam cần có đủ 3 điều kiện
Nhập quốc tịch Việt Nam cần có đủ 3 điều kiện

Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, có lợi cho Nhà nước Việt Nam được miễn một số điều kiện khi nhập quốc tịch Việt Nam.

Nhập quốc tịch Việt Nam cần có đủ 3 điều kiện

Nhập quốc tịch Việt Nam cần có đủ 3 điều kiện

Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, có lợi cho Nhà nước Việt Nam được miễn một số điều kiện khi nhập quốc tịch Việt Nam.

Nhập quốc tịch Việt Nam cho 142 người Campuchia lánh nạn
Nhập quốc tịch Việt Nam cho 142 người Campuchia lánh nạn

Việc nhập quốc tịch hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng người không quốc tịch hoặc không xác định được quốc tịch

Nhập quốc tịch Việt Nam cho 142 người Campuchia lánh nạn

Nhập quốc tịch Việt Nam cho 142 người Campuchia lánh nạn

Việc nhập quốc tịch hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng người không quốc tịch hoặc không xác định được quốc tịch

Thảo luận quy định người có 2 quốc tịch nhập cảnh Việt Nam
Thảo luận quy định người có 2 quốc tịch nhập cảnh Việt Nam

VOV.VN -Người có cả quốc tịch Việt Nam và nước ngoài, nhập cảnh vào Việt Nam bằng hộ chiếu nào thì áp dụng quy định tương ứng.

Thảo luận quy định người có 2 quốc tịch nhập cảnh Việt Nam

Thảo luận quy định người có 2 quốc tịch nhập cảnh Việt Nam

VOV.VN -Người có cả quốc tịch Việt Nam và nước ngoài, nhập cảnh vào Việt Nam bằng hộ chiếu nào thì áp dụng quy định tương ứng.

Niềm vui của làng mới nhập quốc tịch
Niềm vui của làng mới nhập quốc tịch

(VOV) -Năm mới đang mở ra một tương lai tươi sáng cho 1.066 người dân mới được nhập quốc tịch trên tuyến biên giới Việt- Lào.

Niềm vui của làng mới nhập quốc tịch

Niềm vui của làng mới nhập quốc tịch

(VOV) -Năm mới đang mở ra một tương lai tươi sáng cho 1.066 người dân mới được nhập quốc tịch trên tuyến biên giới Việt- Lào.

Việt kiều nhập quốc tịch Việt Nam: Vẫn quá khiêm tốn
Việt kiều nhập quốc tịch Việt Nam: Vẫn quá khiêm tốn

Sau 4  năm Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực, mới chỉ có hơn 4.000 người Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký giữ quốc tịch.

Việt kiều nhập quốc tịch Việt Nam: Vẫn quá khiêm tốn

Việt kiều nhập quốc tịch Việt Nam: Vẫn quá khiêm tốn

Sau 4  năm Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực, mới chỉ có hơn 4.000 người Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký giữ quốc tịch.