Hành động để không phải chứng kiến những hình ảnh nhói lòng mùa dịch!

VOV.VN - Chứng kiến hình ảnh chiến sỹ không thể về chịu tang mẹ hay những em bé 2-3 tuổi mặc những bộ đồ bảo hộ người lớn trong thời tiết ngột ngạt, liệu chúng ta đã tự hỏi sẽ làm gì để giảm thiểu những hình ảnh nhói lòng như thế này?

Những ngày qua, những câu chuyện, hình ảnh về lực lượng tuyến đầu, hình ảnh trong khu cách ly khiến nhiều người xúc động. Đó là chuyện hai vợ chồng bác sỹ đang bị cách ly khi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2 bị phong tỏa vì có nhiều ca mắc Covid-19. Nhà ở Bà Triệu (Hà Nội) chỉ cách bệnh viện có vài chục phút chạy xe nhưng hai vợ chồng họ không thể về chịu tang mẹ. Hay hình ảnh Trung sĩ Phùng Minh Phục, công tác tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 738 Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Long An quỳ lạy di ảnh mẹ mình, được đặt trên chiếc bàn gỗ 4 chân làm bàn thờ, khiến nhiều người rơi nước mắt. Rồi hình ảnh những cháu bé 2-3 tuổi trong bộ đồ bảo hộ của người lớn rộng thùng thình, mặt mũi che kín khẩu trang và các đồ bảo hộ trong thời tiết nóng bức, khó ai có thể không chạnh lòng…

Với mỗi con người, không có sự mất mát nào đau đớn hơn là mất cha, mất mẹ. Và cũng không còn nỗi đau nào lớn hơn khi không được gặp mặt cha mẹ lần cuối, tiễn đưa đấng sinh thành về nơi an nghỉ cuối cùng. Vậy mà, nhiều chiến sỹ, bác sỹ tuyến đầu đang phải chịu đựng nỗi đau đó. Đó là sự hy sinh cao cả vì cộng đồng không gì có thể sánh được.

Và còn rất nhiều sự hy sinh thầm lặng mà những chiến sỹ, bác sỹ, lực lượng tuyến đầu đang phải đối mặt từng ngày, từng giờ. Đa số họ phải làm việc đến kiệt sức, một ngày chỉ có 30 phút nghỉ trưa, miếng cơm ăn vội, giấc ngủ cũng vội vàng trên những tấm bìa cát tông, thậm chí tranh thủ ngủ gục trên đường di chuyển đến nơi lấy mẫu xét nghiệm… Có những người nhiều ngày phải làm việc trong cường độ cao đã không còn sức lực để chống chọi.

Hay chỉ đơn giản là trong sinh hoạt cá nhân, họ cũng không còn được thực hiện một cách bình thường. Cả ngày mặc bộ đồ bảo hộ kín mít từ đầu xuống chân trong thời tiết nóng bức để điều trị, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, cả cơ thể chẳng khác nào đang trong lò lửa, mồ hôi ướt đẫm, ngột ngạt… nhưng họ không dám uống nước vì không thể đi vệ sinh. Họ cố gắng cần mẫn làm tốt công việc của mình, kể cả khi có nhiều bệnh nhân không hợp tác, khó chịu, thậm chí hành hung như trường hợp nữ điều dưỡng tại khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) đã bị một nam bệnh nhân điều trị  Covid-19 tại đây to tiếng và tấn công…

Những khó khăn, vất vả đó, các chiến sỹ, bác sỹ, lực lượng tuyến đầu đều có thể chịu đựng và vượt qua, nhưng điều họ lo lắng hơn cả là những người thân, gia đình, nhất là những đứa con nhỏ của mình khi không có bàn tay chăm sóc của người mẹ, người cha.

Đó là những gia đình, năm nay có con thi vượt cấp vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT.  Với đa số gia đình khác, trong những ngày này, bố mẹ luôn gần bên chăm sóc, lo lắng từng bữa ăn giấc ngủ để con có sức khỏe và tâm lý ổn định, chuẩn bị tốt cho kỳ thi, nhưng những đứa con của các chiến sỹ, bác sỹ, lực lượng tuyến đầu lại đang phải thay cha mẹ lo toan công việc gia đình và chăm sóc các em. Có nữ bác sỹ tâm sự rằng, mỗi lần gọi điện về động viên con, chị thương con đứt ruột nhưng phải cố nén không bật khóc, để con yên tâm, vững vàng trong kỳ thi sắp tới.

Đó là những gia đình bác sỹ khi cả hai cùng tham gia lực lượng tuyến đầu, bị cách ly cùng người bệnh, họ gửi con nhỏ nhờ bà chăm sóc. Nhưng chuyện không may xảy ra, bà mất khiến những đứa trẻ trở nên bơ vơ, không biết xoay xở thế nào khi thiếu vắng bàn tay người lớn. Thương và lo cho con, nhưng lúc này việc họ chỉ có thể làm là gọi điện thăm hỏi, hướng dẫn con làm thay công việc của cha mẹ.

Và còn rất nhiều những câu chuyện, hình ảnh trong mùa dịch khiến nhiều người day dứt, ám ảnh như hình ảnh những đứa trẻ một hai tuổi trong khu cách ly. Đáng lẽ ra, các em đang ở tuổi được vui chơi, chạy nhảy, được chăm sóc cưng nựng, nhưng vì sự bất cẩn của người lớn để dịch lây lan, các em phải vào cách ly tập trung, phải mặc những bộ đồ bảo hộ ngột ngạt, khó chịu trong không gian chật chội.

Tất cả chúng ta, không ai muốn nhìn thấy những hình ảnh như vậy, Nhưng thử hỏi, tất cả mọi người đều đã nghĩ mình phải làm gì để không phải chứng kiến những cảnh nhói lòng?

Những việc tưởng chừng như đơn giản, ai cũng có thể làm nhưng nhiều người lại “quên” hoặc cố tình không thực hiện. Dù đã có khuyến cáo đeo khẩu trang nơi công cộng, không nói chuyện trong thang máy, không tụ tập đông người, thậm chí đã có quy định xử phạt rõ ràng… nhưng ở đâu đó vẫn có người coi thường dịch,  tụ tập, không đeo khẩu trang và vô tư nói chuyện, kể cả trong thang máy... Chỉ tính riêng ở Hà Nội, theo thống kê chỉ từ 1/5 đến nay, số tiền phạt người dân không đeo khẩu trang nơi công cộng lên tới hơn 3 tỉ đồng, trung bình mỗi ngày 200 trường hợp vi phạm.

Những chiến sỹ, bác sỹ, lực lượng tuyến đầu, họ sẵn sàng hy sinh tính mạng với mong muốn dịch được đẩy lùi và dập tắt. Họ không cần sự thương xót của chúng ta nhưng lại rất cần sự cảm thông, chia sẻ. Chia sẻ trong công cuộc chống giặc Covid-19 bằng những hành động cụ thể và thiết thực của mỗi người, từ những việc rất đơn giản mà ai cũng có thể làm được là đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế tiếp xúc đông người hay giữ khoảng cách theo quy định…

Hành động nhỏ nhưng lại góp phần thiết thực trong công cuộc phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh. Hành động nhỏ nhưng là cơ hội lớn cho những chiến sỹ, bác sỹ tuyến đầu sớm được trở về với gia đình và những đứa con.

Và những hành động nhỏ của mỗi người cũng chính là bảo vệ bản thân, gia đình của chính mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phương án thi vào lớp 10: Sở GD-ĐT Hà Nội nên lắng nghe và linh hoạt!
Phương án thi vào lớp 10: Sở GD-ĐT Hà Nội nên lắng nghe và linh hoạt!

VOV.VN - Có nhiều nội dung trong phương án thi vào 10 đang được dư luận quan tâm. Vậy nên, khi có nhiều ý kiến từ dư luận, rất mong Sở GD-ĐT Hà Nội lắng nghe…

Phương án thi vào lớp 10: Sở GD-ĐT Hà Nội nên lắng nghe và linh hoạt!

Phương án thi vào lớp 10: Sở GD-ĐT Hà Nội nên lắng nghe và linh hoạt!

VOV.VN - Có nhiều nội dung trong phương án thi vào 10 đang được dư luận quan tâm. Vậy nên, khi có nhiều ý kiến từ dư luận, rất mong Sở GD-ĐT Hà Nội lắng nghe…

Quán trà đá, quán ăn vỉa hè ở Hà Nội ngang nhiên hoạt động: Chính quyền cơ sở có hay?
Quán trà đá, quán ăn vỉa hè ở Hà Nội ngang nhiên hoạt động: Chính quyền cơ sở có hay?

VOV.VN - Không hiếm để bắt gặp hình ảnh các quán trà đá, quán ăn vỉa hè ngang nhiên hoạt động trên các đường phố ở các quận Hà Đông, Đống Đa, Ba Đình…Vậy tổ dân phố cơ sở, chính quyền các nơi này liệu có hay?

Quán trà đá, quán ăn vỉa hè ở Hà Nội ngang nhiên hoạt động: Chính quyền cơ sở có hay?

Quán trà đá, quán ăn vỉa hè ở Hà Nội ngang nhiên hoạt động: Chính quyền cơ sở có hay?

VOV.VN - Không hiếm để bắt gặp hình ảnh các quán trà đá, quán ăn vỉa hè ngang nhiên hoạt động trên các đường phố ở các quận Hà Đông, Đống Đa, Ba Đình…Vậy tổ dân phố cơ sở, chính quyền các nơi này liệu có hay?

Mỗi người phải thực sự là một mắt xích chống Covid-19!
Mỗi người phải thực sự là một mắt xích chống Covid-19!

VOV.VN- Nếu mỗi người luôn nêu cao ý thức bảo vệ bản thân, gia đình bằng việc đeo khẩu trang, sát khuẩn, tự giác khai báo y tế…cũng đã là góp phần rất lớn trong việc "chống giặc" Covid-19

Mỗi người phải thực sự là một mắt xích chống Covid-19!

Mỗi người phải thực sự là một mắt xích chống Covid-19!

VOV.VN- Nếu mỗi người luôn nêu cao ý thức bảo vệ bản thân, gia đình bằng việc đeo khẩu trang, sát khuẩn, tự giác khai báo y tế…cũng đã là góp phần rất lớn trong việc "chống giặc" Covid-19

Sự tận tâm, tử tế tạo nên sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân Covid-19
Sự tận tâm, tử tế tạo nên sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân Covid-19

VOV.VN -Đến thời điểm này, có thể tự hào điều “kỳ diệu” trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Việt Nam đang hiện hữu, bởi chúng ta đã nỗ lực tất cả sức mạnh của từng cá nhân, cả xã hội bằng chính sự tận tâm và lòng tử tế

Sự tận tâm, tử tế tạo nên sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân Covid-19

Sự tận tâm, tử tế tạo nên sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân Covid-19

VOV.VN -Đến thời điểm này, có thể tự hào điều “kỳ diệu” trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Việt Nam đang hiện hữu, bởi chúng ta đã nỗ lực tất cả sức mạnh của từng cá nhân, cả xã hội bằng chính sự tận tâm và lòng tử tế