Hậu Giang đầu tư hơn 67 tỷ đồng bảo vệ tốt vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu

VOV.VN- Để ứng phó với tình hình hạn và xâm nhập mặn, Hậu Giang đã chủ động triển khai nhiều giải pháp tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất.

Trước tình hình hạn, xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp ở ĐBSCL, tỉnh Hậu Giang đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để ngăn mặn, tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của người dân. Nhờ vậy từ đầu mùa khô cho đến nay, người dân trên địa bàn tỉnh chưa có thiệt hại do hạn, mặn gây ra.

Vận hành cống ngăn mặn giữ ngọt khi độ mặn vượt 1,5 phần nghìn.

Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao, mực nước tại nhiều kênh, rạch ở tỉnh Hậu Giang đã dựt xuống thấp. Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện nay, độ mặn tăng khá cao, có nhiều nơi độ mặn luôn dao động ở mức từ 8 đến hơn 12%o, so với cùng kỳ năm ngoái cao hơn 5-7%o. Lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về cũng thấp hơn nên mực nước ở các kênh rạch cũng thấp hơn từ 50 đến 70cm; nhiệt độ so với cùng kỳ cũng cao hơn.

Để ứng phó với tình hình hạn, xâm nhập mặn trước đó, các Sở, ngành chức năng tỉnh Hậu Giang đã phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng thủy văn khu vực và tỉnh để nắm bắt tình hình và xây dựng kế hoạch dự báo, cảnh báo về tình hình xâm nhập mặn, xây dựng các trạm đo mặn, đo mực nước tại các cửa sông chính để kiểm soát mặn từ Biển Đông và Biển Tây xâm nhập vào địa bàn tỉnh.

Hậu Giang đã đầu tư hơn 67 tỷ đồng đắp mới, nâng cấp, sửa chữa 120 đập thời vụ và cống ngăn mặn; nạo vét hơn 70 tuyến kênh cấp 2, cấp 3 ở vùng bị hạn và xâm nhập mặn nhằm trữ nước ngọt, ngăn nước mặn xâm nhập lên đồng, bảo vệ tốt vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu.

“Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo các bộ phận chuyên môn vận hành hệ thống các công trình thủy lợi sẳn sàng đóng mở cửa cống, tuyện đối không cho mặn xâm nhập vào nội đồng, khuyến cáo người dân trữ nước ngọt phục vụ cho công tác sản xuất, sinh hoạt để đảm bảo trong thời gian mặn diễn ra”, ông Trần Thanh Toàn cho biết thêm.

Trước đó theo dự báo, nếu thời tiết diễn biến phức tạp, Hậu Giang có khoảng 28.000ha đến 34.000ha vụ Đông Xuân và Hè Thu ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, một phần của huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy và thị xã Ngã Bảy bị ảnh hưởng hạn. Bên cạnh đó, có khoảng 12.000ha đến 16.000ha vụ Đông Xuân và Hè Thu ở các huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, thành phố Vị Thanh và một phần huyện Vị Thủy, Phụng Hiệp bị  ảnh hưởng xâm nhập mặn.

Nắm bắt tình hình trên nên trước khi mùa khô đến, nhiều địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó với hạn, mặn. Ông Nguyễn Thế Tự, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết: “Đối với huyện Phụng Hiệp, chúng tôi theo dõi khí tượng thủy văn thường xuyên và phân công đo độ mặn hàng ngày để cập nhật thông tin để phổ biến cho các xã, thị trấn trong huyện, cũng như thông tin đến bà con; tập huấn cho bà con trong những cuộc họp xã, thị trấn để nâng cao ý thức của bà con trong công tác phòng chống hạn, mặn”.

Người dân chủ động tích trữ nước ngọt trong mương để tưới cho cây trồng.

Nhờ chủ động triển khai nhiều giải pháp nên đến thời điểm này hạn, mặn không ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân trong tỉnh. Theo thống kê, hiện hơn 78.000ha lúa Đông xuân ở Hậu Giang không bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn và đã thu hoạch gần dứt điểm. Đối với diện tích lúa hè thu, toàn tỉnh cũng đã xuống giống được hơn 50.000ha, trong đó lúa ở giai đoạn mạ chiếm diện tích nhiều nhất với hơn 32.000ha.

Diện tích này cũng đang được các địa phương triển khai nhiều biện pháp chăm sóc, bảo vệ tốt. Đặc biệt, nhờ tập trung tuyên truyền sâu rộng các biện pháp ứng phó với hạn, mặn nên trong thời gian qua nông dân ở Hậu Giang đã chủ động tích trữ nước ngọt trong ao, mương để phục vụ sản xuất, đặc biệt là sử dụng tưới cho rau màu,vườn cây ăn trái.

Anh Nguyễn Văn Se ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ cho biết: “Chúng tôi chủ động vét mương sâu để tích được nhiều nước. Khi nước mặn kéo dài, chúng tôi có đủ nước tưới. Tích nước trong mương như vậy, thì trong khoảng 2 tháng sẽ không bị thiếu nước”.         

ĐBSCL đang ở cao điểm của mùa khô. Theo nhận định tình hình khô hạn, xâm nhập mặn trong thời gian tới còn diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và sự chủ động trong ứng phó, Hậu Giang quyết tâm không để hạn, mặn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra khắc nghiệt trong mùa khô 2019
Hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra khắc nghiệt trong mùa khô 2019

VOV.VN - Trong những tháng đầu mùa khô năm 2018-2019, khu vực ĐBSCL có độ sâu xâm nhập mặn ở mức cao, tuy nhiên đỉnh mặn duy trì trong thời gian ngắn.

Hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra khắc nghiệt trong mùa khô 2019

Hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra khắc nghiệt trong mùa khô 2019

VOV.VN - Trong những tháng đầu mùa khô năm 2018-2019, khu vực ĐBSCL có độ sâu xâm nhập mặn ở mức cao, tuy nhiên đỉnh mặn duy trì trong thời gian ngắn.

Phát huy tối đa vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang
Phát huy tối đa vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang

VOV.VN - Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang cần phát huy tối đa vai trò; sớm kiện toàn, nâng chất hoạt động của Hiệp hội hơn nữa.

Phát huy tối đa vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang

Phát huy tối đa vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang

VOV.VN - Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang cần phát huy tối đa vai trò; sớm kiện toàn, nâng chất hoạt động của Hiệp hội hơn nữa.

Xâm nhập mặn, ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt
Xâm nhập mặn, ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt

VOV.VN -Các tỉnh phía Nam đang bước vào cao điểm mùa khô đồng thời chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt khi hết nước dự trữ.

Xâm nhập mặn, ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt

Xâm nhập mặn, ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt

VOV.VN -Các tỉnh phía Nam đang bước vào cao điểm mùa khô đồng thời chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt khi hết nước dự trữ.

Hậu Giang: Giá lúa Đông xuân tăng, nông dân không còn lúa để bán
Hậu Giang: Giá lúa Đông xuân tăng, nông dân không còn lúa để bán

VOV.VN - Hiện giá lúa Đông xuân ở tỉnh Hậu Giang đang tăng so với cách đây khoảng nửa tháng. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở địa phương này không còn lúa để bán.

Hậu Giang: Giá lúa Đông xuân tăng, nông dân không còn lúa để bán

Hậu Giang: Giá lúa Đông xuân tăng, nông dân không còn lúa để bán

VOV.VN - Hiện giá lúa Đông xuân ở tỉnh Hậu Giang đang tăng so với cách đây khoảng nửa tháng. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở địa phương này không còn lúa để bán.