Hiện hữu nỗi đau da cam

VOV.VN -58 năm đã trôi qua, hậu quả của chất độc màu da cam vẫn còn hiện hữu đau đớn trong hàng vạn gia đình trên cả nước.

Đúng vào ngày 10/08/1961, đế quốc Mỹ lần đầu tiên rải chất độc da cam/điôxin xuống chiến trường miền Nam, mở đầu cuộc chiến tranh hóa học tàn bạo kéo dài trong suốt 10 năm từ 1961 – 1971. 58 năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên kinh hoàng đó, nhưng đến nay, hậu quả của chất độc màu da cam vẫn còn hiện hữu đau đớn trong hàng vạn gia đình trên cả nước.

Nạn nhân da cam nhiều người bị phơi nhiễm ở thế hệ thứ ba. (Ảnh: báo Công an nhân dân).

Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông Nguyễn Gia Hiển xuất ngũ trở về phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội với giấc mơ đoàn tụ, xum họp gia đình và gây dựng hạnh phúc riêng. Nhưng niềm vui ấy chưa được bao lâu thì cả 2 đứa con trai khôi ngô của ông bà liên tục đau ốm, cứ qua tuổi lên 10 là la hét, đập phá. Đến nay các cháu đã ở cái tuổi mà lẽ ra đã là chỗ dựa cho bố mẹ lúc tuổi cao sức yếu, thì cả hai anh em không ai có thể tự lập được đều trông chờ vào sự chăm lo của bố mẹ.

Đằng đẵng 7 năm (từ năm 1968 – 1974) chiến đấu ở các chiến trường miền Nam, ở nhiều địa bàn bị rải chất độc da cam, ông Hiển không ngờ thứ hóa chất chết người đó không chỉ tàn phá cơ thể khiến ông đau ốm triền miên mà còn phát tác ở các con, vậy nhưng với bản lĩnh bộ đội Cụ Hồ, ông Hiển vẫn kiên cường đối diện với thực tế: “Tôi năm nay 74 tuổi. Hai cháu một cháu sinh năm 1974, một cháu sinh năm 1981. Các cháu cứ ốm đau, bệnh tật như thế thì làm sao lập được gia đình, ở nhà còn quậy phá. Các cháu không làm được gì cả, suốt ngày chỉ chòng chọi, đánh nhau, quậy phá. Thôi thì chiến tranh nó phải như thế.”

Cũng trong tình cảnh của ông Hiển, vợ chồng ông Nguyễn Bá Tứ ở nhà 74, ngõ 173, Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã dành hàng chục năm tuổi trẻ để đưa cô con gái đi chữa trị từ viện nọ tới viện kia, mong con biết đi, biết nói. Nhưng đến nay đã hơn 40 tuổi, con gái của ông bà vẫn chỉ như một đứa trẻ, chân tay co quắp, mất hoàn toàn khả năng lao động… Bản thân ông Tứ cũng hàng ngày bị các cơn đau hành hạ, bị ung thư thanh quản và mất hoàn toàn tiếng nói. Với khoản trợ cấp chất độc da cam ít ỏi, gia đình ông trông chờ cả vào quán hàng ăn sáng của bà.

Nhắc đến chồng, con, vợ ông Tứ, bà Nguyễn Thị Mùi nghẹn ngào nói: “Nhưng mà cô vẫn bằng lòng vẫn vui. Vui, tự hào vì chồng mình cũng đi nghĩa vụ đóng góp cho đất nước. Vui là mình vẫn có chồng con, bên cạnh. Vui vì cô vẫn được làm mẹ, có người nhiễm chất độc da cam còn không có quyền làm mẹ.”

Khoảng 3 triệu nạn nhân bị dioxin hành hạ

Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin, số người trực tiếp chiến đấu ở các chiến trường miền Nam nơi bị rải chất độc điôxin rất lớn, vì vậy khả năng bị phơi nhiễm chất độc màu da cam cũng rất cao: “Hiện nay chúng ta có khoảng 4,8 triệu người phơi nhiễm. Trong đó có khoảng 3 triệu người là nạn nhân. Qua điều tra của Hội nạn nhân chất độc da cam/ điôxin Việt Nam thì số người có công, tham gia kháng chiến trong miền nam trong cuộc chiến tranh đó ta có khoảng 10 triệu người. Cho nên số người trực tiếp phơi nhiễm đến bây giờ cũng chưa thống kê hết được."

Cuộc chiến tranh hóa học tàn bạo của Đế quốc Mỹ đã để lại hậu quả nghiêm trọng với môi trường và sức khỏe con người. Trong 10 năm từ 1961 – 1971 đã có 80 triệu lít chất diệt cỏ rải xuống ¼ diện tích toàn miền Nam Việt Nam. Đến nay ước tính khoảng 28 địa điểm vẫn còn khả năng nhiễm điôxin. Chất độc hóa học đã và đang gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm có tính di truyền. Theo thống kê chưa đầy đủ ở nước ta đã có hàng nghìn trường hợp là thế hệ thứ 2 bị tàn tật vì loại chất độc này. Có những trường hợp đã phát tác ở thế hệ thứ 3, thứ 4. Chất độc điôxin vẫn đang khiến cho các nạn nhân tàn tật, đau đớn triền miên về thể xác, tổn thương nghiêm trọng về tinh thần và gây hậu quả nặng nề cho xã hội./.

Sáng nay (10/8),  hơn 5.000 người đã tham gia đi bộ "Vì nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo" lần thứ 13 tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, do Hội Chữ thập đỏ TP tổ chức.   

Thông qua tổ chức chương trình đi bộ này, năm 2018, Hội Chữ thập đỏ các cấp đã trợ giúp hơn 2.000 lượt nạn nhân chất độc da cam bằng các hình thức như: hỗ trợ tiền, quà lễ tết, tặng xe lăn, bò giống, sửa chữa nhà… với tổng trị giá trên 1 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hội đã trao toàn bộ số tiền 5,7 tỷ đồng từ “Đêm dạ tiệc nhân ái” năm 2018 do Hội tổ chức để hỗ trợ cho Làng Hòa Bình – Từ Dũ, triển khai những dự án nhằm hỗ trợ chăm sóc, giáo dục cho các nạn nhân da cam tại đây. Riêng 6 tháng đầu năm nay, các cấp Hội trao tặng hơn 95.800 suất quà cho người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam với tổng trị giá trên 44 tỷ đồng.

Dịp này, Hội Chữ thập đỏ TP HCM phối hợp các đơn vị tổ chức quyên góp gây quỹ chăm lo, trợ giúp chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện sống cho nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật nghèo.


 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vượt lên nỗi đau da cam, thắng đói nghèo
Vượt lên nỗi đau da cam, thắng đói nghèo

VOV.VN -Nhiều nạn nhân da cam đang hàng ngày vượt qua nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống. Họ là tấm gương tiếp thêm nghị lực cho những người cùng cảnh ngộ.

Vượt lên nỗi đau da cam, thắng đói nghèo

Vượt lên nỗi đau da cam, thắng đói nghèo

VOV.VN -Nhiều nạn nhân da cam đang hàng ngày vượt qua nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống. Họ là tấm gương tiếp thêm nghị lực cho những người cùng cảnh ngộ.

Cô gái da cam tí hon viết tiếp ước mơ giảng đường
Cô gái da cam tí hon viết tiếp ước mơ giảng đường

VOV.VN -Bằng nghị lực phi thường, cô gái da cam cao chưa tới 1m, liệt 2 chân Phạm Thị Hoài Thương đã vượt lên số phận để trở thành sinh viên đại học.

Cô gái da cam tí hon viết tiếp ước mơ giảng đường

Cô gái da cam tí hon viết tiếp ước mơ giảng đường

VOV.VN -Bằng nghị lực phi thường, cô gái da cam cao chưa tới 1m, liệt 2 chân Phạm Thị Hoài Thương đã vượt lên số phận để trở thành sinh viên đại học.

Nhà báo Lê Thông và nỗi ám ảnh chất độc da cam
Nhà báo Lê Thông và nỗi ám ảnh chất độc da cam

VOV.VN -Nhà báo Lê Thông sau 1 năm tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Văn, năm 1972 lúc 25 tuổi, đã xin về Đài Phát thanh Giải phóng A (mật danh CP90)

Nhà báo Lê Thông và nỗi ám ảnh chất độc da cam

Nhà báo Lê Thông và nỗi ám ảnh chất độc da cam

VOV.VN -Nhà báo Lê Thông sau 1 năm tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Văn, năm 1972 lúc 25 tuổi, đã xin về Đài Phát thanh Giải phóng A (mật danh CP90)

Nghệ An vẫn day dứt nỗi đau chất độc da cam
Nghệ An vẫn day dứt nỗi đau chất độc da cam

VOV.VN - Tỉnh Nghệ An hiện có 15.000 đối tượng nhiễm chất độc da cam, với đa số các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 

Nghệ An vẫn day dứt nỗi đau chất độc da cam

Nghệ An vẫn day dứt nỗi đau chất độc da cam

VOV.VN - Tỉnh Nghệ An hiện có 15.000 đối tượng nhiễm chất độc da cam, với đa số các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.