Hiện trạng 2 bờ ven sông Hồng trước kế hoạch quy hoạch

VOV.VN - Cho đến nay, ở hai bờ sông Hồng, ta chỉ thấy hoặc là sự xâm lấn xây dựng tự phát, lộn xộn hoặc là vẻ hoang hóa, nhếch nhác.

TP. Hà Nội đang lên phương án quy hoạch 2 bờ sông Hồng, dòng sông lớn nhất miền Bắc có 30 km chiều dài chạy qua địa phận Hà Nội. Quy hoạch được dự kiến chia thành 4 khu vực: khu vực 1, từ điểm cuối dự án (Chèm) đến cầu Thăng Long; khu vực 2 từ cầu Thăng Long đến cầu Chương Dương; khu vực 3 từ cầu Chương Dương đến gần cầu Thanh Trì; khu vực 4 từ cầu Thanh Trì đến địa điểm bắt đầu dự án (Bát Tràng).
Là con sông lâu đời, gắn liền với Hà Nội qua nhiều giai đoạn lịch sử nhưng rất nhiều năm đã qua, ven 2 bờ sông Hồng, những bãi bồi, bãi giữa gần như bị bỏ hoang. Người dân tự lập thành nơi ở, nơi canh tác, thậm chí là khu bơi lội, giải trí tự phát...
Đứng trên cầu Long Biên có thể thấy cầu Nhật Tân hiện đại ở phía xa, nhưng trước đó là cả một bãi đất rộng gần như bị bỏ hoang.
Đường đi vào bãi giữa sông Hồng cũng xuất hiện những ngôi nhà, quán nước.
Rác là thứ phổ biến nhất 2 bờ sông Hồng. Người dân có thể ném mọi thứ xuống sông và theo sóng rác bị đánh dạt vào bờ.
Rác xen lẫn bèo dọc bờ bãi giữa sông Hồng.
Những khu ổ chuột nhếch nhác của người vô gia cư trong bãi giữa, bãi bồi sông Hồng.
Đây là nơi cư trú của những người lao động ngoại tỉnh, hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện mua nhà trong thành phố...

Những ngôi nhà sát vùng sông nước nên phương tiện di chuyển của họ là thuyền.


Dù tạm bợ nhưng đây là nơi sinh sống của nhiều người, nhiều thế hệ.
Sống ở nơi có những khu đất rộng lớn bỏ hoang nên người dân tận dụng làm đất canh tác, trồng hoa màu, chăn nuôi, phục vụ nhu cầu của gia đình lẫn kiếm thêm thu nhập.

Có người nói rằng, Sông Hồng, nơi hoang sơ nhất của Hà Nội cũng chẳng sai.
Dọc bờ sông Hồng là những bãi cát, thi thoảng lắm mới có người vãng lai, chủ yếu là những nhóm bạn đi khám phá sự hoang sơ giữa lòng Hà Nội.

Ở những bãi đất rộng lớn này đã hình thành "trang trại" chuối, "trang trại" chăn nuôi của người dân.
Khai thác cát trên sông Hồng cũng từng là vấn đề nóng trong nhiều năm qua.
Ủy ban nhân dân thành phố đã đưa ra những tiêu chí, yêu cầu chặt chẽ đảm bảo việc đưa ý tưởng quy hoạch vào thực tiễn.
 Cụ thể, việc nghiên cứu quy hoạch dọc hai bên sông Hồng phải theo hướng đảm bảo phòng chống lũ; tạo lập một đô thị hiện đại; khai thác hiệu quả quỹ đất; tạo quỹ đất cho thành phố để tạo nguồn lực thực hiện quy hoạch; ưu tiên tái định cư tại chỗ; phát triển giao thông vận tải và du lịch đường sông; nghiên cứu phương án quy hoạch tuyến đường dọc hai bên sông kết hợp làm đê ngăn lũ.
TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho biết, việc quy hoạch hai bên sông Hồng là quy hoạch tổng hợp đa ngành, có liên quan đến an toàn thoát lũ, an ninh quốc phòng, phát triển đô thị, tạo lập cảnh quan không gian mới. Vì vậy, cần phải lựa chọn đơn vị trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu này, nhất là vấn đề an ninh, quốc phòng.

"Quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng là vấn đề lớn, không phải chỉ làm cho xong. Cần quy trình, lộ trình phù hợp, đừng vội vã, nôn nóng, mà phải có tầm nhìn lâu dài. Nguy hiểm nhất là chúng ta chỉ có cái nhìn ngắn hạn, theo nhiệm kỳ" - Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết quan điểm của cá nhân về việc quy hoạch sông Hồng.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Qui hoạch sông Hồng - Đôi điều với “Thị trưởng” Nguyễn Đức Chung
Qui hoạch sông Hồng - Đôi điều với “Thị trưởng” Nguyễn Đức Chung

VOV.VN - Hãy biến hai bờ sông Hồng thành tài sản chung của Hà Nội và cả nước, nơi hàng chục triệu người có thể đến đó vui chơi, hít thở và tự hào...

Qui hoạch sông Hồng - Đôi điều với “Thị trưởng” Nguyễn Đức Chung

Qui hoạch sông Hồng - Đôi điều với “Thị trưởng” Nguyễn Đức Chung

VOV.VN - Hãy biến hai bờ sông Hồng thành tài sản chung của Hà Nội và cả nước, nơi hàng chục triệu người có thể đến đó vui chơi, hít thở và tự hào...

Ông Dương Trung Quốc: Quy hoạch sông Hồng phải trân trọng và thận trọng
Ông Dương Trung Quốc: Quy hoạch sông Hồng phải trân trọng và thận trọng

VOV.VN - Ngày xưa các cụ rất quan trọng trong vấn đề ứng xử với dòng sông. Dòng sông có gì đó gắn với yếu tố linh thiêng, phong thủy.

Ông Dương Trung Quốc: Quy hoạch sông Hồng phải trân trọng và thận trọng

Ông Dương Trung Quốc: Quy hoạch sông Hồng phải trân trọng và thận trọng

VOV.VN - Ngày xưa các cụ rất quan trọng trong vấn đề ứng xử với dòng sông. Dòng sông có gì đó gắn với yếu tố linh thiêng, phong thủy.