Hiệu quả giao khoán rừng, đất rừng cho người Cơ Tu quản lý

VOV.VN - Chủ trương giao khoán rừng, đất rừng cho người dân quản lý và bảo vệ, góp phần giữ rừng, bảo vệ, nâng độ che phủ của rừng, giúp bà con miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng có thêm nguồn thu nhập ổn định, hạn chế tác động, chặt phá rừng.


Đang vào mùa thu hoạch keo, bà con ở miền núi huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng khá bận rộn. Cây keo năm nay được giá hơn mọi năm nên ai cũng vui. Chị Bùi Thị Mun, dân tộc Cơ Tu ở thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc cho biết, năm 2016, được Nhà nước giao khoán gần 4 héc ta rừng, gia đình chị đầu tư trồng keo. Sau 5 năm thu hoạch, trừ chi phí, gia đình chị thu về 100 triệu đồng.

Chị Bùi Thị Mun cho biết, nhờ trồng keo, gia đình chị sửa sang nhà cửa khang trang, mua sắm xe máy, vật dụng gia đình, nuôi con cái ăn học, trưởng thành: “Ngày trước, gia đình cực khổ đủ thứ, quanh năm bám rẫy, nương mà vẫn không đủ ăn. Giờ đây, bà con được giao đất rừng sản xuất và giao rừng để bảo vệ có tiền, cuộc sống đỡ hơn, đủ ăn. Đường sá, phương tiện đi lại thuận lợi, mỗi khi đau ốm mình đi lại nhanh”.

Những năm 2016 trở về trước, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang là điểm nóng về phá rừng và khai thác vàng trái phép ở TP. Đà Nẵng. Ông Đinh Văn Như, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc huyện Hòa Vang cho biết, trước đây đời sống khó khăn, một số bà con nghe đối tượng xấu dụ dỗ đã tiếp tay chặt phá rừng để đổi gạo. Sau khi được cán bộ tuyên truyền, giải thích, bà con dần dần nhận ra.

Theo ông Đinh Văn Như, từ khi Nhà nước giao khoán rừng, đất rừng cho người dân quản lý, chăm sóc, bảo vệ, tình trạng phá rừng đầu nguồn và đào đãi vàng trái phép trên địa bàn giảm hẳn: “Hằng tuần, tôi đi  kiểm tra có ai tác động vào rừng hay có người xâm nhập vào rừng thì kịp thời báo với cơ quan chức năng, giúp chính quyền địa phương bảo quản tốt tài nguyên khoáng sản của nhà nước. Bên cạnh đó, người dân cũng có thêm sinh kế từ rừng. Hằng năm, bà con bảo vệ 1 héc ta được nhận hơn 100.000 đồng. Vừa mới nhận mỗi hộ nhận được 4 triệu đồng. Nhờ tiền đó, bà con trang trải cuộc sống, có kinh phí đi rừng, kiểm tra chăm sóc, không tác động vào rừng”.

Đến nay, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng đã giao khoán rừng và đất rừng cho 200 hộ dân là đồng bào Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí xã Hòa Bắc quản lý và bảo vệ, mỗi hộ nhận quản lý từ 2 đến 3 héc ta. Bên cạnh đó, những người tham gia nhận khoán bảo vệ rừng còn được nhận thêm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Ông Thái Văn Hoài Nam, Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng cho biết, từ đất giao khoán, bà con ở đây chủ yếu trồng keo, chu kỳ 5 năm khai thác 1 lần. Nhờ khoản thu từ 200 đến 300 triệu đồng mỗi vụ, đời sống của bà con Cơ Tu được cải thiện đáng kể.

“Qua khảo sát, hiện nay quỹ đất đủ điều kiện để giao cho nhân dân quản lý, bảo vệ không còn nữa do điều chỉnh quy hoạch. Công tác quản lý bảo vệ rừng đặt nhiệm vụ khoanh nuôi tái sinh được ưu tiên hơn là việc phát rừng để trồng mới. Thành phố cũng có chủ trương hỗ trợ thêm vào Quỹ dịch vụ môi trường rừng. Đối với Quỹ dịch vụ môi trường rừng 1ha, 1 năm được 150.000 đồng đến 170.000 đồng/ha. Mỗi hộ được giao nhận khoán bảo vệ rừng từ 50 đến 70 héc ta. Như vậy, 1 năm có 7 đến 10 triệu để cải thiện cuộc sống”, ông Nam nói.

Thực tế cho thấy, việc giao khoán rừng và đất rừng cho người dân quản lý, bảo vệ đã góp phần giữ rừng, tạo sinh kế giúp người dân, đặc biệt là bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện đời sống. Tuy nhiên, do kinh phí đầu tư trồng rừng của bà con hạn chế, chủ yếu là trồng keo lá tràm nên hiệu quả kinh tế không cao. Vừa qua, Hội đồng Nhân dân TP. Đà Nẵng ban hành Nghị quyết 254 hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa giúp người dân nâng cao năng suất, hiệu quả rừng trồng. Theo đó, mức hỗ trợ là 12 triệu đồng/1ha, cao hơn mức hỗ trợ chung của Nhà nước là 4 triệu đồng.

Theo ông Phan Thế Dũng, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm TP. Đà Nẵng, với mức hỗ trợ này, người dân có điều kiện đầu tư nâng cao hiệu quả rừng trồng: “Hiện nay, chúng tôi đang đi kiểm tra, nghiệm thu việc trồng rừng cho người dân, sau đó chúng tôi sẽ triển khai hỗ trợ. Năm 2022, số lượng đăng ký khoảng 700 héc ta. Thành phố khuyến khích bà con trồng rừng gỗ lớn, vì trồng rừng gỗ lớn mang lại 2 hiệu quả. Thứ nhất là năng suất, giá trị của một héc ta tăng gấp 2,5 lần so với trồng rừng bình thường. Thứ hai là bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế xói mòn và tạo cảnh quan”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Sri Lanka tuyên thệ nhậm chức Quyền Tổng thống
Thủ tướng Sri Lanka tuyên thệ nhậm chức Quyền Tổng thống

VOV.VN - Theo hãng tin Reuters, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ngày 15/7 tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời của quốc gia Nam Á này.

Thủ tướng Sri Lanka tuyên thệ nhậm chức Quyền Tổng thống

Thủ tướng Sri Lanka tuyên thệ nhậm chức Quyền Tổng thống

VOV.VN - Theo hãng tin Reuters, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ngày 15/7 tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời của quốc gia Nam Á này.

UKVFTA promotes cooperation in digital transformation, energy transition
UKVFTA promotes cooperation in digital transformation, energy transition

The UK – Vietnam Free Trade Agreement (UKVFTA) is opening significant opportunities for enterprises from both sides to enhance cooperation in green energy transition and digital transformation as the Southeast Asian country strives to achieve net zero emissions by 2050.

UKVFTA promotes cooperation in digital transformation, energy transition

UKVFTA promotes cooperation in digital transformation, energy transition

The UK – Vietnam Free Trade Agreement (UKVFTA) is opening significant opportunities for enterprises from both sides to enhance cooperation in green energy transition and digital transformation as the Southeast Asian country strives to achieve net zero emissions by 2050.

Fishery export declines in May
Fishery export declines in May

Vietnam’s fishery export hit US$1 billion in May, up 27% year-on-year but down from the US$1.1 billion recorded in the previous month, the Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (VASEP) reported.

Fishery export declines in May

Fishery export declines in May

Vietnam’s fishery export hit US$1 billion in May, up 27% year-on-year but down from the US$1.1 billion recorded in the previous month, the Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (VASEP) reported.