Hồ Tả Trạch tích nước gây ngập, dân sản xuất khó khăn

VOV.VN - Hồ Tả Trạch tích nước đến cao trình +45m để cắt lũ cho vùng hạ du nhưng lại gây cô lập nhiều hộ dân.

Hơn 1 tháng nay, hồ thủy lợi Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương tích nước đến cao trình 45m, khiến nhiều diện tích đất lâm nghiệp của hàng chục hộ dân ở xã Hương Sơn, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế bị ngập trong lòng hồ. Số diện tích cao su, rừng keo, tràm trồng ở những khu vực này đến tuổi khai thác không thể thu hoạch được, khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. 

Con đường duy nhất dẫn vào khu sản xuất của người dân thôn A2, xã Hương Sơn, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế gần 1 tháng nay bị ngập nước, người dân không thể vào chăm sóc cây trồng. Nguyên nhân là từ cuối tháng 12/2016, hồ thủy lợi Tả Trạch bắt đầu tích nước đến cao trình +45m để cắt lũ cho vùng hạ du, gây cô lập.

Nhiều diện tích rừng trồng của người dân bị cô lập khi hồ Tả Trạch tích nước.
Ông Trần Xuân Dành, một hộ dân ở thôn A2, xã Hương Sơn lo lắng: Từ khi  hồ Tả Trạch tích nước làm cho 3 ha cao su, rừng trồng của gia đình ông bị ảnh hưởng, một số ít bị ngập hư hại, con đường dẫn vào khu sản xuất bị ngập sâu. Thời điểm này giá cao su “nhích” lên 18-20 nghìn đồng/kg mủ, nhưng bà con không thể vào khai thác: “Một tuần tôi cạo mủ chở lên 1,2 tạ đến 1,5 tạ có đường là có thể vận chuyển được, giờ đường ngập nếu mình gùi về bằng đường tắt thì phải đi từ sáng đến chiều mới tới nhà”.

Để vào nơi sản xuất, bà con đã khai phá đường mới vượt qua đồi A2, rất vất vả. Mỗi lần vào khai thác mủ cao su bà con phải gùi cõng băng rừng vận chuyển. Ngoài ra, một số diện tích cao su, rừng keo…bị ngập nước lâu ngày dẫn đến vàng lá, thối rễ chết.

Ông Hồ Thanh Nghi, Chủ tịch UBND xã Hương Sơn cho hay: Hồ thủy lợi Tả Trạch từ khi khởi công xây dựng năm 2005 đến nay đã ảnh hưởng đến  hàng trăm hộ dân nơi đây: “Từ khi hồ Tả Trạch tích nước đến cao trình 45m liên quan đến đất sản xuất của dân, riêng khu vực thôn A2 nguyên một thôn 68 hộ là không thể đi sản xuất được. Về tài sản trên đất bị ngập khá nhiều, liên quan đến cao su, lồ ô trồng ven suối… Đến thời điểm này hết mưa lũ rồi nước vẫn ngập vĩnh viễn”.

Bà con ở xã Hương Sơn, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tình trạng ngập nước xảy ra đúng vào thời điểm khai thác mủ cao su, keo tràm, đã  ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.

Ông Trần Quốc Phụng, Phó chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho hay: địa phương đã tiến hành khảo sát, nắm tình hình và yêu cầu UBND xã Hương Sơn rà soát, thống kê lại những diện tích đất bị ảnh hưởng phát sinh sau khi tích nước để có phương án đền bù bổ sung.

Theo ông Phụng, giữa tháng 12/2016 hồ Tả Trạch có một đợt tích nước để cắt lũ cho Huế thì ngập một số diện tích đất ở xã Hương Sơn. “Chúng tôi đã có khảo sát và thống kê diện tích và đề nghị cơ quan cấp trên và UBND  tỉnh  có chính sách hỗ trợ cho bà con. Đới  với vùng bị nước cô lập đường vào sản xuất đề nghị Công ty Thủy lợi 5 của Bộ Nông nghiệp, cũng như Ban Đầu tư công trình thủy lợi của Sở Nông nghiệp có phối hợp khảo sát tuyến đường dẫn vào vùng sản xuất nếu được thì làm cầu, nếu không làm cầu được thì đề nghị làm ngầm để có tuyến đường vào vùng sản xuất lâu dài cho bà con”.

Công trình hồ chứa nước Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, được khởi công tháng 11/2005 và hoàn thành cuối năm 2016 với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư. Mục tiêu của công trình là chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho sông Hương; cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, tạo nguồn nước tưới ổn định cho vùng đồng bằng sông Hương; bổ sung nguồn nước ngọt cho hạ lưu sông Hương để đẩy mặn, cải thiện môi trường, vùng đầm phá. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và tích nước đã ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ sinh sống và sản xuất trong khu vực lòng hồ.

Ông Ngô Thông, Giám đốc Ban quản lý và đầu tư xây dựng thủy lợi 5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đơn vị chủ đầu tư dự án hồ Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên-Huế cho hay: “Bây giờ nhiều khu đất bị ngập. Trước đây công tác đền bù giải phóng mặt bằng rộng quá có thể thiếu sót. Vừa qua tỉnh có giải quyết nhiều trường hợp, tức là thống kê lại những trường hợp nào trước đây đã lên phương án rồi mà chưa đền bù thì sẽ đền bù những chỗ nào còn phát sinh thì tỉnh chỉ đạo cho các huyện bổ sung”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3: Hỗ trợ lương thực là chính đáng
Dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3: Hỗ trợ lương thực là chính đáng

VOV.VN - Các hộ dân kiến nghị được hỗ trợ lương thực để ổn định đời sống khi có đất bị thu hồi để thực hiện dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3.

Dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3: Hỗ trợ lương thực là chính đáng

Dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3: Hỗ trợ lương thực là chính đáng

VOV.VN - Các hộ dân kiến nghị được hỗ trợ lương thực để ổn định đời sống khi có đất bị thu hồi để thực hiện dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3.

Thừa Thiên-Huế: Các hồ chứa nước đạt và vượt ngưỡng tràn
Thừa Thiên-Huế: Các hồ chứa nước đạt và vượt ngưỡng tràn

VOV.VN - Hiện các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đạt và vượt cao trình đỉnh tràn và đang tiến hành xả lũ.

Thừa Thiên-Huế: Các hồ chứa nước đạt và vượt ngưỡng tràn

Thừa Thiên-Huế: Các hồ chứa nước đạt và vượt ngưỡng tràn

VOV.VN - Hiện các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đạt và vượt cao trình đỉnh tràn và đang tiến hành xả lũ.

Đã tìm ra nguyên nhân vụ vỡ hồ chứa nước đãi titan ở Bình Thuận
Đã tìm ra nguyên nhân vụ vỡ hồ chứa nước đãi titan ở Bình Thuận

VOV.VN - UBND huyện Hàm Thuận Nam vừa có báo cáo với UBND tỉnh Bình Thuận về sự cố vỡ hồ chứa nước đãi titan ở xã Thuận Quý vào ngày 16/6.

Đã tìm ra nguyên nhân vụ vỡ hồ chứa nước đãi titan ở Bình Thuận

Đã tìm ra nguyên nhân vụ vỡ hồ chứa nước đãi titan ở Bình Thuận

VOV.VN - UBND huyện Hàm Thuận Nam vừa có báo cáo với UBND tỉnh Bình Thuận về sự cố vỡ hồ chứa nước đãi titan ở xã Thuận Quý vào ngày 16/6.