Hoạt động giám sát của HĐND TP Hà Nội khẳng định hiệu lực, hiệu quả

VOV.VN - Năm 2020, HĐND thành phố triển khai 23 cuộc giám sát, khảo sát chuyên đề theo hướng tinh gọn, chất lượng, gắn với các nhiệm vụ trọng tâm.

HĐND các cấp Thành phố đã nỗ lực phấn đấu, có nhiều đổi mới về tổ chức, nội dung và phương thức, ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.

Thực hiện chủ đề công tác năm 2020 của thành phố “Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020 và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp”, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội chủ động ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả 296/306 nội dung công việc theo kế hoạch, đạt 96,7% (10 nội dung do tình hình dịch bệnh đã được điều chỉnh theo chương trình công tác của Thành ủy) và 228 nhiệm vụ mới phát sinh.

Năm 2020, HĐND thành phố đã tổ chức thành công 6 kỳ họp - năm tổ chức nhiều kỳ họp nhất trong nhiệm kỳ để giải quyết những vấn đề cấp thiết, quan trọng. Đặc biệt, 4 kỳ họp chuyên đề đã được tổ chức kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tình hình, xem xét, ban hành những nghị quyết quan trọng, tác động trực tiếp đến đời sống xã hội.

Một trong những hoạt động của HĐND được nhân dân và cử tri Thủ đô quan tâm là hoạt động giám sát, khảo sát của HĐND, Thường trực, các Ban và Tổ đại biểu HĐND thành phố. Năm 2020, đã triển khai 23 cuộc giám sát, khảo sát chuyên đề theo hướng tinh gọn, chất lượng, gắn với các nhiệm vụ trọng tâm; các kết luận giám sát đều được nêu rõ kết quả đạt được, hạn chế yếu kém, nguyên nhân, trách nhiệm, biện pháp và thời gian khắc phục; chất lượng báo cáo giám sát được nâng cao. Các báo cáo kết quả giám sát, khảo sát được công bố công khai để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát.

Ngay cuối nhiệm kỳ 2016-2021, Thường trực HĐND Thành phố tiếp tục quyết định tái giám sát việc thực hiện kết luận giám sát của HĐND Thành phố về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc Thường trực HĐND TP lựa chọn triển khai giám sát lĩnh vực này cho thấy đây là vấn đề quan trọng, thiết thực với đời sống của nhân dân và cử tri Thủ đô.

Qua giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kết luận giám sát HĐND Thành phố về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Thành phố; Tiến độ, kết quả xử lý các vi phạm và làm rõ các tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc, nguyên nhân của hạn chế trong tổ chức thực hiện xử lý vi phạm. Từ đó đề xuất, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nhằm sử dụng đất hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và báo cáo kết quả giám sát với HĐND Thành phố.

Qua đó, Đoàn giám sát làm việc trực tiếp với các sở: Tài nguyên- Môi trường, Kế hoạch -Đầu tư và UBND các quận, huyện có dự án chậm triển khai và giám sát, khảo sát trực tiếp một số dự án chậm triển khai, chậm khắc phục vi phạm theo kết luận giám sát của HĐND Thành phố. 

Mới đây, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tái giám sát việc thực hiện kết luận giám sát của HĐND thành phố về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh.

Theo báo cáo của huyện Mê Linh, qua rà soát, hiện trên địa bàn huyện có 60 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai. Trong đó, 47 dự án đô thị, 13 dự án khác được giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích 2.140ha.

Đến nay, có 36 dự án được giao đất để thực hiện đầu tư, 21 dự án chưa được giao đất, 3 dự án được giao đất một phần theo từng giai đoạn. Dù đã được giao đất thực hiện đầu tư, nhưng mới có 20 dự án hoàn thành nghĩa vụ tài chính nộp tiền sử dụng đất 1.255,9 tỷ đồng; 26 dự án cơ quan thuế chưa có quản lý thu.

60 dự án chậm triển khai đều đã hết hạn đầu tư và phải thực hiện công tác điều chỉnh chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư. Đến nay, UBND thành phố đã điều chỉnh chủ trương đầu tư được 7 dự án; còn 53 dự án chưa được điều chỉnh chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.

Kết luận sau buổi giám sát, Thường trực HĐND đề nghị huyện Mê Linh tổng hợp những khó khăn vướng mắc đề xuất đối với thành phố, đặc biệt rõ địa chỉ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị giải quyết các vướng mắc trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm của các dự án. Công khai, minh bạch các dự án để nhân dân biết và giám sát; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đã được phê duyệt.

Sở Tài nguyên - Môi trường và các sở, ngành thành phố tham mưu cho thành phố về công tác quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách. Đặc biệt, đối với nhóm dự án tại huyện Mê Linh đã có quyết định giao đất, cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra chuyên ngành, kịp thời xử lý, hoặc báo cáo cấp thẩm quyền xử lý các trường hợp chủ đầu tư “chây ỳ” các nghĩa vụ với Nhà nước.

Trước đó, từ năm 2018, Thường trực HĐND TP Hà Nội đã giám sát tình hình quản lý các dự án sử dụng đất tại các dự án chậm triển khai, sau đó tổ chức phiên giải trình. Theo thông báo kết luận số 18/TB-HĐND ngày 16/8/2018 của HĐND TP Hà Nội về Kết luận của Thường trực HĐND Thành phố về phiên giải trình này, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế, vi phạm về quản lý đất đai, sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.

Tại thời điểm giám sát, có 383 dự án chậm triển khai, chưa GPMB, chưa hoàn thành quy hoạch, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, sử dụng sai mục đích…Các vi phạm này không mới, một số dự án chậm tiến độ kéo dài đã được HĐND Thành phố cảnh báo, kiến nghị từ nhiều năm trước, song chưa được tập trung giải quyết triệt để, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhận được nhiều kiến nghị của cử tri…./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu HĐND bản lĩnh thì công tác giám sát sẽ không còn hình thức
Đại biểu HĐND bản lĩnh thì công tác giám sát sẽ không còn hình thức

VOV.VN - Rõ ràng là, vai trò giám sát của HĐND ở địa phương rất lớn, nhưng vẫn tồn tại những bức xúc của người dân trong lĩnh vực đất đai; cho thấy ở nhiều địa phương HĐND chưa làm hết trách nhiệm.

Đại biểu HĐND bản lĩnh thì công tác giám sát sẽ không còn hình thức

Đại biểu HĐND bản lĩnh thì công tác giám sát sẽ không còn hình thức

VOV.VN - Rõ ràng là, vai trò giám sát của HĐND ở địa phương rất lớn, nhưng vẫn tồn tại những bức xúc của người dân trong lĩnh vực đất đai; cho thấy ở nhiều địa phương HĐND chưa làm hết trách nhiệm.

Giám sát quyền lực để tránh lạm quyền: Nhìn từ vụ việc Vĩnh Phúc
Giám sát quyền lực để tránh lạm quyền: Nhìn từ vụ việc Vĩnh Phúc

VOV.VN - Gốc rễ của tham nhũng và lạm quyền là việc giao quyền nhưng không kèm theo kiểm soát quyền lực của người thực thi quyền lực. Khi quyền lực không được kiểm soát, giám sát, tất yếu dẫn đến tha hóa.

Giám sát quyền lực để tránh lạm quyền: Nhìn từ vụ việc Vĩnh Phúc

Giám sát quyền lực để tránh lạm quyền: Nhìn từ vụ việc Vĩnh Phúc

VOV.VN - Gốc rễ của tham nhũng và lạm quyền là việc giao quyền nhưng không kèm theo kiểm soát quyền lực của người thực thi quyền lực. Khi quyền lực không được kiểm soát, giám sát, tất yếu dẫn đến tha hóa.

Thành lập 5 đoàn kiểm tra, giám sát công tác bầu cử tại các địa phương
Thành lập 5 đoàn kiểm tra, giám sát công tác bầu cử tại các địa phương

VOV.VN - Mỗi đoàn kiểm tra giám sát tổ chức đi kiểm tra, giám sát tại 3 địa phương cấp tỉnh và 1 địa phương cấp huyện ở mỗi tỉnh.

Thành lập 5 đoàn kiểm tra, giám sát công tác bầu cử tại các địa phương

Thành lập 5 đoàn kiểm tra, giám sát công tác bầu cử tại các địa phương

VOV.VN - Mỗi đoàn kiểm tra giám sát tổ chức đi kiểm tra, giám sát tại 3 địa phương cấp tỉnh và 1 địa phương cấp huyện ở mỗi tỉnh.