"Văn nghệ sĩ đích thực không bao giờ quay lưng với những vấn đề lớn lao của đất nước"

VOV.VN - Ông Lại Xuân Môn, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định trong Hội thảo khoa học "Văn học, nghệ thuật với những vấn đề cấp thiết của đất nước hôm nay".

Ngày 15/12, Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (VHNT) tổ chức Hội thảo khoa học "Văn học, nghệ thuật với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay" tại Hà Nội. 

Đến dự hội thảo có ông Lại Xuân Môn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Lê Quốc Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; PGS.TS Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật; PGTS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL cùng lãnh đạo các Bộ, ban, ngành; giới nghiên cứu lý luận phê bình văn học, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lại Xuân Môn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao chủ đề hội thảo mang tính thực tiễn cao, có ý nghĩa thời sự và mang tính lý luận rất cơ bản, lâu dài. Hội thảo là hoạt động thiết thực, bổ ích góp phần cụ thể hóa những định hướng và nội dung quan trọng của Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được tổ chức vào ngày 24/11/2021.

Đồng hành cùng lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng hàng nghìn năm của dân tộc, văn học, nghệ thuật nước nhà đã bền bỉ sáng tạo, bồi đắp bản sắc văn hóa, lương tri và phẩm giá dân tộc. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc trong thế kỷ XX, văn học, nghệ thuật đã trở thành một “binh chủng đặc biệt”, cùng tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, lập nên những kỳ tích, chiến công hiển hách, đi đến thắng lợi vẻ vang, thống nhất non sông, từng bước kiến thiết, dựng xây đất nước.

Phát huy truyền thống rất đỗi tự hào, trong quá trình đổi mới đất nước suốt 35 năm qua, đội ngũ văn nghệ sĩ đã hòa mình vào thực tiễn phong phú, sinh động trong công cuộc đổi mới đất nước, chủ động đổi mới tư duy, quan niệm nghệ thuật và hình thức biểu đạt. Nền văn học, nghệ thuật tiếp tục dòng mạch chính là chủ nghĩa nhân văn và yêu nước, các nhà văn, nghệ sĩ sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, góp phần xây dựng nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, cổ vũ khát vọng phát triển đất nước giàu mạnh, phồn vinh, hướng tới các giá trị Chân – Thiện – Mỹ, gìn giữ và phát huy các yếu tố tích cực, lành mạnh trong đời sống xã hội.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao tâm huyết, trách nhiệm của các nhà khoa học, đội ngũ văn nghệ sĩ đối với chủ đề của hội thảo nói riêng và tương lai của nền VHNT nước nhà nói chung. Ông khẳng định: "VHNT và văn nghệ sĩ đích thực không bao giờ quay lưng với những vấn đề lớn lao của đất nước và nhân dân mình. Thực tế những năm qua cho thấy, khi ở vào những hoàn cảnh đặc biệt, văn học, nghệ thuật đã hội tụ và lan tỏa mạnh mẽ truyền thống yêu nước, thương nòi, trở thành nguồn sức mạnh to lớn, củng cố sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Bên cạnh những vấn đề có tính thời sự, văn học, nghệ thuật những năm qua tiếp tục khẳng định được vai trò, chức năng vốn có, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài; tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch..."

Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực và thành tựu đã đạt được, đời sống VHNT còn tồn tại không ít bất cập, hạn chế, cả mặt yếu kém như số lượng tác phẩm ra đời nhiều nhưng còn ít tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, những tác phẩm chưa khám phá, khắc họa và cắt nghĩa đầy đủ, đúng đắn ý nghĩa, chiều sâu, tính đại diện của thực tiễn đổi mới đất nước hôm nay, thiên về tô đậm mảng tối, mặt tiêu cực, thậm chí xuyên tạc lịch sử dân tộc, xa rời những vấn đề lớn lao của đất nước, chạy theo những vấn đề nhỏ nhặt, tầm thường, nhạt nhẽo, chiều theo thị hiếu dễ dãi của một bộ phận công chúng,...

"Trong thời gian tới, bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế được dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, khó lường, với những thời cơ, thuận lợi và thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, chưa có tiền lệ, đòi hỏi chúng ta cần hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của văn học, nghệ thuật nước nhà", ông Lại Xuân Môn nhấn mạnh.

Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh văn học nghệ thuật là lĩnh vực quan trọng, thể hiện khát vọng chân - thiện - mỹ của con người và góp phần đáng kể trong quá trình xây dựng, phát triển xã hội. VHNT là nhu cầu văn hóa tinh thần, có tác dụng định hướng, nên tạo điều kiện để VHNT phát triển là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó, đội ngũ văn nghệ sĩ cần phát huy lòng yêu nước, trách nhiệm công dân, sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị; đội ngũ quản lý cần nỗ lực hơn nữa để phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới. Bối cảnh hiện nay có nhiều điều kiện, tiền đề thuận lợi để VHNT phát triển lên tầm cao mới. Với thế mạnh đặc thù riêng có, những người hoạt động trong lĩnh vực cần ý thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm trước đất nước và nhân dân. 

Với 94 bài tham luận, hội thảo tập trung thảo luận vào 5 vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước: Phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo của Tổ quốc; xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài; tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

5 nhóm vấn đề này được các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cả nước, đại diện cơ quan quản lý văn học, nghệ thuật; các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành… như Giáo sư Phong Lê, PGS.TS Đỗ Hồng Quân, PGS.TS Đào Duy Quát, nhà văn Niê Thanh Mai, nhà thơ Ngô Thảo,.. đề cập trên nhiều phương diện, cấp độ khác nhau về vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật với sự phát triển bền vững đất nước hôm nay.

Trong đó có 20 bài về chủ đề biên giới, bảo vệ biên giới hải đảo; chủ đề xây dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật chiếm ưu thế 40 bài; 15 bài về chủ đề giao lưu quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra nước ngoài; 5 bài về chủ đề đấu tranh bảo vệ nền tảng, tư tưởng phản bác các luận điệu sai trái.

Hội đồng đánh giá có nhiều tham luận có chất lượng tốt, tập trung phân tích thấu đáo cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá, lý giải thực trạng và đề xuất, kiến nghị những giải pháp khả thi để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, đóng góp của văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà cho mục tiêu thiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Điều này cho thấy sự quan tâm khá đồng đều và có trọng điểm của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, các nghệ sĩ về các nội dung. Đằng sau nội dung của các bài tham luận cho thấy sự gắn bó của văn học nghệ thuật với những vấn đề lớn lao, bức xúc, nóng bỏng của đời sống xã hội, chính trị và văn hóa của đất nước.

Kết quả hội thảo dự kiến sẽ góp phần bổ sung luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn về vai trò, đóng góp của văn học, nghệ thuật để Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương báo cáo, tư vấn cụ thể giúp Đảng, Nhà nước đổi mới phương thức lãnh đạo, có những chính sách phù hợp để phát triển lĩnh vực văn học, nghệ thuật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ, cập nhật tri thức và thông tin cho đội ngũ công tác trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ…

Sau hội thảo, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương sẽ tổ chức kỳ họp thứ 10 để thảo luận, đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và toàn nhiệm kỳ 2016-2021; cho ý kiến về các nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng dự kiến triển khai trong năm 2022 và nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 16/12./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội thảo văn học, nghệ thuật với những vấn đề cấp thiết của đất nước
Hội thảo văn học, nghệ thuật với những vấn đề cấp thiết của đất nước

VOV.VN - Hội thảo có sự tham gia của 180 đại biểu với 94 tham luận của các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cả nước; đại diện cơ quan quản lý văn học, nghệ thuật; các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành…

Hội thảo văn học, nghệ thuật với những vấn đề cấp thiết của đất nước

Hội thảo văn học, nghệ thuật với những vấn đề cấp thiết của đất nước

VOV.VN - Hội thảo có sự tham gia của 180 đại biểu với 94 tham luận của các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cả nước; đại diện cơ quan quản lý văn học, nghệ thuật; các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành…

Thủ tướng: Văn học nghệ thuật khẳng định vai trò, vị trí qua mỗi chặng đường
Thủ tướng: Văn học nghệ thuật khẳng định vai trò, vị trí qua mỗi chặng đường

VOV.VN - Thủ tướng nhắc lại câu nói “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, phải phát huy sức mạnh truyền thống văn hóa của dân tộc, càng khó khăn thì càng phải đoàn kết, phát huy sức mạnh nội sinh.

Thủ tướng: Văn học nghệ thuật khẳng định vai trò, vị trí qua mỗi chặng đường

Thủ tướng: Văn học nghệ thuật khẳng định vai trò, vị trí qua mỗi chặng đường

VOV.VN - Thủ tướng nhắc lại câu nói “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, phải phát huy sức mạnh truyền thống văn hóa của dân tộc, càng khó khăn thì càng phải đoàn kết, phát huy sức mạnh nội sinh.

Xây dựng hệ giá trị văn học nghệ thuật theo Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng
Xây dựng hệ giá trị văn học nghệ thuật theo Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng

VOV.VN - Hướng tới Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương được giao nhiệm vụ xây dựng Hệ giá trị của văn học, nghệ thuật nước nhà theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Xây dựng hệ giá trị văn học nghệ thuật theo Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng

Xây dựng hệ giá trị văn học nghệ thuật theo Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng

VOV.VN - Hướng tới Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương được giao nhiệm vụ xây dựng Hệ giá trị của văn học, nghệ thuật nước nhà theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.