Học sinh ném dép vào giáo viên: Xét trách nhiệm cả giáo viên, nhà trường và gia đình

VOV.VN - Chiều 6/12, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết ngày 5/12, Bộ đã có văn bản gửi UBND Tuyên Quang yêu cầu xác minh, làm rõ vụ việc học sinh ném dép vào giáo viên. 

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, vụ việc dù nhỏ lẻ cũng phải làm rõ và đây là vụ việc "không thể chấp nhận được". 

Ông Minh Sơn cho rằng, đầu tiên UBND tỉnh Tuyên Quang phải chỉ đạo Sở GD-ĐT và nhà trường làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan, tìm hiểu vấn đề một cách khách quan, thấu đáo, đầy đủ vấn đề, trên cơ sở đó phải có biện pháp xử lý nghiêm. Xem xét trách nhiệm liên quan đến giáo viên, lãnh đạo nhà trường, học sinh và cả phụ huynh để có biện pháp xử lý cần thiết, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm sâu sắc. 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhìn nhận, thời gian qua cũng có những vụ việc tương tự diễn ra. Vì vậy, vấn đề bạo lực học đường là vấn đề chung chúng ta phải quan tâm. Biện pháp xử lý kỷ luật đối với một vụ việc cụ thể là trước mắt nhưng căn cơ là biện pháp giáo dục và công tác quản lý. 

Trước hết, phải xem xét quy trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Trong quá trình tuyển dụng cần đánh giá cả về chuyên môn và kĩ năng xử lý, công tác giáo dục tuyên truyền ở lớp, ở trường đối với học sinh như thế nào. Bộ đã có những văn bản hướng dẫn đầy đủ nhưng công tác triển khai cụ thể, kỹ năng của từng giáo viên như thế nào thì cần có sự theo dõi thường xuyên và có biện pháp đánh giá. 

"Một vụ việc như vậy dẫn đến nhiều hậu quả nên phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa để ngăn vụ việc tương tự xảy ra. Trong quan hệ thầy trò, trong tư tưởng, đạo đức, diễn biến tâm lý... người quản lý lớp phải có những biện pháp quản lý, theo dõi", lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.

Về phía gia đình, ông Sơn khẳng định rằng, giáo dục không chỉ trong nhà trường mà trong mỗi gia đình phải xem xét cụ thể từng trường hợp. Ngoài ra, về trách nhiệm về mặt xã hội, theo ông Sơn, bạo lực học đường cũng là hiện tượng xã hội. Việc giáo dục học sinh không chỉ trong nhà trường và gia đình mà trách nhiệm của toàn xã hội. Nếu văn hoá trong xã hội từ văn hoá giao thông, văn hoá ứng xử, văn hoá trên mạng... được làm tốt thì sẽ tác động rất quan trọng đến học sinh.

Về biện pháp xử lý, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục để làm tốt công tác giảng dạy, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đặc biệt về tư tưởng đạo đức và công tác quản lý để phối hợp với phụ huynh. 

Cũng tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cũng trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề đưa dạy thêm - học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo đó, ông cho biết đây không phải ý tưởng mới. 

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, năm 2012, căn cứ Luật đầu tư, Bộ GD-ĐT từng có thông tư về việc này nhưng sau đó Luật Đầu tư bỏ ra khỏi danh mục vì vậy Bộ buộc phải bỏ một số điều trong thông tư này. Đến nay, Bộ tiếp tục đề xuất và thực hiện lại. 

Ông Sơn cho biết, hiện nay, giáo viên tham gia dạy thêm theo ba hình thức: dạy nhỏ lẻ như gia sư; tham gia dạy thêm ở trung tâm; tự thầy cô tổ chức trung tâm; dạy trực tuyến. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định: "Không thể cấm việc dạy thêm học thêm và hiện cũng chưa có văn bản nào cấm. Trong khi, thực tế việc dạy thêm học thêm cũng bộc lộ nhiều vấn đề. Do đó, đưa hoạt động này vào ngành nghề có điều kiện là cần thiết để cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương giám sát, đảm bảo quyền lợi cho người học cũng như quyền lợi, trách nhiệm của thầy, cô".

Trên cơ sở đó, Bộ GD-ĐT sẽ sửa đổi thông tư, quy định về chất lượng, thời gian học, trách nhiệm của thầy cô; làm rõ trong trường hợp nào được dạy thêm, trường hợp nào không, với đối tượng nào. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ HS ném dép vào giáo viên: Cần xử lý đúng pháp luật, không bênh học sinh hư
Vụ HS ném dép vào giáo viên: Cần xử lý đúng pháp luật, không bênh học sinh hư

VOV.VN - Sẽ là rất nguy hiểm nếu như học sinh coi thường thầy cô giáo, tấn công lại thầy cô ngay tại lớp học. Nếu hiện tượng này diễn ra liên tục, kéo dài thì sẽ hình thành nên ý thức coi thường pháp luật, coi thường danh dự nhân phẩm của người khác.

Vụ HS ném dép vào giáo viên: Cần xử lý đúng pháp luật, không bênh học sinh hư

Vụ HS ném dép vào giáo viên: Cần xử lý đúng pháp luật, không bênh học sinh hư

VOV.VN - Sẽ là rất nguy hiểm nếu như học sinh coi thường thầy cô giáo, tấn công lại thầy cô ngay tại lớp học. Nếu hiện tượng này diễn ra liên tục, kéo dài thì sẽ hình thành nên ý thức coi thường pháp luật, coi thường danh dự nhân phẩm của người khác.

Bộ Giáo dục chỉ đạo xử lý nghiêm vụ học sinh ném dép vào giáo viên ở Tuyên Quang
Bộ Giáo dục chỉ đạo xử lý nghiêm vụ học sinh ném dép vào giáo viên ở Tuyên Quang

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Tuyên Quang về việc xử lý hành vi vi phạm đạo đức, lối sống, xúc phạm nhà giáo trong cơ sở giáo dục.

Bộ Giáo dục chỉ đạo xử lý nghiêm vụ học sinh ném dép vào giáo viên ở Tuyên Quang

Bộ Giáo dục chỉ đạo xử lý nghiêm vụ học sinh ném dép vào giáo viên ở Tuyên Quang

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Tuyên Quang về việc xử lý hành vi vi phạm đạo đức, lối sống, xúc phạm nhà giáo trong cơ sở giáo dục.

Đề nghị xử lý sai phạm xuyên tạc về quyết định phê duyệt SGK tiếng Trung Quốc
Đề nghị xử lý sai phạm xuyên tạc về quyết định phê duyệt SGK tiếng Trung Quốc

VOV.VN - Bộ GD-ĐT cho biết đã đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý những hành vi sai phạm xuyên tạc về quyết định phê duyệt SGK tiếng Trung Quốc.

Đề nghị xử lý sai phạm xuyên tạc về quyết định phê duyệt SGK tiếng Trung Quốc

Đề nghị xử lý sai phạm xuyên tạc về quyết định phê duyệt SGK tiếng Trung Quốc

VOV.VN - Bộ GD-ĐT cho biết đã đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý những hành vi sai phạm xuyên tạc về quyết định phê duyệt SGK tiếng Trung Quốc.