Học tập tích hợp cần một cuộc “cách mạng về nhận thức”

VOV.VN - Việc tiếp nhận một cách cởi mở mô hình đào tạo mới là không dễ dàng, nhất là khi học tập tích hợp sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi trên bình diện rộng của ngành giáo dục.

Phát biểu tại diễn đàn Edu 4.0 năm 2023 diễn ra tại Hà Nội, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh - Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia nhấn mạnh, công nghệ giáo dục là một lĩnh vực liên ngành, được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học giáo dục và các công nghệ hội tụ đầy hứa hẹn, hướng đến người học ngày càng sâu sắc hơn để đổi mới sáng tạo trong giáo dục, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội trong thời đại số.

Tối ưu hóa quá trình học tập tích hợp

Hình thái giáo dục Hybrid Leanring (offline, online, blended…) chính là chìa khóa để phát triển mô hình kết nối này, tạo ra cơ hội mở để nhúng sinh viên vào thực tiễn hoạt động ngay trong quá trình đào tạo, tăng tính cạnh tranh và khả năng học tập với thực tế một cách thường xuyên, liên tục cập nhật kĩ năng.

“Trong bối cảnh giáo dục đại học hiện nay, cần có thêm những mô hình kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp với cấu trúc chức năng mang tính chuyển đổi sâu sắc, tạo ra những giá trị mới trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao và phát triển sản phẩm vì lợi ích hài hòa giữa các bên và lợi ích xã hội”, GS-TS Nguyễn Quý Thanh cho hay.

Trường Đại học Giáo dục với vị thế là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực khoa học giáo dục và sư phạm đã và đang tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ giáo dục. Nhà trường sẵn sàng mở rộng, hợp tác và kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, trong nước và quốc tế đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giáo dục; cùng nhau kiến tạo và phát triển mô hình giữa nhà giáo dục - nhà công nghệ - nhà sử dụng lao động hướng đến chủ động thích ứng cho những hình thái giáo dục phi truyền thống trong tương lai.

Học tập tích hợp cần một cuộc “cách mạng về nhận thức”

Theo Tiến sĩ Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và chuẩn bị ban hành một số văn bản, đề án liên quan đến công nghệ thông tin, tạo hành lang pháp lý để phát triển các tài nguyên và thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục, bao gồm: chia sẻ tài nguyên, hồ sơ, dữ liệu, sổ điện tử liên thông...; hỗ trợ cho các nhà trường trong công tác quản lý, dạy học nhằm tạo ra một hệ sinh thái số, giúp tiết kiệm nguồn lực chung cho xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng triển khai đầu tư trang bị hệ thống studio, hệ thống dạy học trực tuyến cho 7 nhóm trường trọng điểm cho các ngành nghề; triển khai hiệu quả và tích cực đối với các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục.

“Việc chuyển đổi số trong ngành giáo dục đang triển khai quyết liệt trong toàn ngành giáo dục, tận dụng tiến bộ công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả việc dạy, học, mở ra cơ hội học tập cho mọi người. Học tập kết hợp trực tiếp và trực tuyến giúp làm được điều đó”, TS Tô Hồng Nam khẳng định.

Trao đổi tại Diễn đàn EDU4.0 2023, các chuyên gia cho rằng, thay đổi đầu tiên và lớn nhất cần thực hiện chính là thay đổi về nhận thức. Việc tiếp nhận một cách cởi mở mô hình đào tạo mới là không dễ dàng, nhất là khi học tập tích hợp sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi trên bình diện rộng của ngành giáo dục: thay đổi về phương pháp học tập và sát hạch; thay đổi về hình thức tương tác và phản biện; thay đổi về việc ứng dụng công nghệ sao cho hiệu quả, hỗ trợ tối đa tính ưu việt của mô hình này…

Trong xu thế đó, nhằm tối ưu hoá quá trình học tập tích hợp, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ giáo dục đã và đang không ngừng nỗ lực, cho ra đời những nền tảng, sản phẩm tiên tiến, hiện đại. Thông tin về các giải pháp – dịch vụ công nghệ giáo dục mới đã được đưa ra trong phần trình bày đến từ các doanh nghiệp EdTech tại diễn đàn. Trong đó có thể kể đến phần thuyết trình của ông Min Kim – Nhà sáng lập và CEO Hoodoolabs, một chuyên gia EdTech từ Hàn Quốc, hiện là đối tác về EduTech của VTC online; hay mô hình hợp tác phát triển thị trường công nghệ giáo dục của Liên minh công nghệ giáo dục Việt – Úc.

Diễn đàn Edu 4.0 năm nay có sự tham gia của các đại biểu từ hơn 10 tỉnh thành tại Việt Nam và hơn 6 quốc gia gồm có Úc, Canada, Angieria, Anh, Ba Lan, Hungari, Angola.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệu quả lớp học xóa mù chữ tại Lạng Sơn
Hiệu quả lớp học xóa mù chữ tại Lạng Sơn

VOV.VN - Ngày đi làm nương, tối đi học xóa mù chữ đang trở thành "nền nếp" hàng ngày của nhiều bà con vùng cao biên giới tại Lạng Sơn, đã và đang thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Hiệu quả lớp học xóa mù chữ tại Lạng Sơn

Hiệu quả lớp học xóa mù chữ tại Lạng Sơn

VOV.VN - Ngày đi làm nương, tối đi học xóa mù chữ đang trở thành "nền nếp" hàng ngày của nhiều bà con vùng cao biên giới tại Lạng Sơn, đã và đang thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?
Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?

VOV.VN - Những cơn mưa điểm 10 của kỳ thi 3 chung khiến điểm chuẩn vào Đại học trở nên khó lường. Những đề thi trắc nghiệm gây nhiều tranh cãi? Tình trạng gian lận thi cử tại một số địa phương khó kiểm soát…

Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?

Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?

VOV.VN - Những cơn mưa điểm 10 của kỳ thi 3 chung khiến điểm chuẩn vào Đại học trở nên khó lường. Những đề thi trắc nghiệm gây nhiều tranh cãi? Tình trạng gian lận thi cử tại một số địa phương khó kiểm soát…

Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 có gì mới?
Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 có gì mới?

VOV.VN - Chiều nay (24/11), Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023, dự thảo kế hoạch kỳ thi này năm 2024 và định hướng năm 2025. 

Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 có gì mới?

Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 có gì mới?

VOV.VN - Chiều nay (24/11), Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023, dự thảo kế hoạch kỳ thi này năm 2024 và định hướng năm 2025. 

Cần tránh biến tướng thành lập các trung tâm dạy thêm trực thuộc nhà trường
Cần tránh biến tướng thành lập các trung tâm dạy thêm trực thuộc nhà trường

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, nên quy định dạy thêm là một ngành kinh doanh có điều kiện, nhưng cần có những quy định rất rõ ràng để hoạt động dạy thêm trong nhà trường không biến tướng thành các “trung tâm dạy thêm” trực thuộc nhà trường, loại bỏ được việc phụ huynh buộc phải "tự nguyện" viết đơn xin học thêm.

Cần tránh biến tướng thành lập các trung tâm dạy thêm trực thuộc nhà trường

Cần tránh biến tướng thành lập các trung tâm dạy thêm trực thuộc nhà trường

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, nên quy định dạy thêm là một ngành kinh doanh có điều kiện, nhưng cần có những quy định rất rõ ràng để hoạt động dạy thêm trong nhà trường không biến tướng thành các “trung tâm dạy thêm” trực thuộc nhà trường, loại bỏ được việc phụ huynh buộc phải "tự nguyện" viết đơn xin học thêm.

Dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện: Tính kỹ để không "bình mới rượu cũ"
Dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện: Tính kỹ để không "bình mới rượu cũ"

VOV.VN - Học thêm là nhu cầu có thực của học sinh, tuy nhiên, thời gian qua hoạt động dạy thêm, học thêm còn bộc lộ nhiều tiêu cực, gây bức xúc trong xã hội. Theo chuyên gia, việc quy định dạy thêm là một ngành kinh doanh có điều kiện là cần thiết, giúp quản lý tốt hơn hoạt động này, song cũng cần tính toán kỹ, có những quy định rõ ràng để tránh "bình mới rượu cũ".

Dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện: Tính kỹ để không "bình mới rượu cũ"

Dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện: Tính kỹ để không "bình mới rượu cũ"

VOV.VN - Học thêm là nhu cầu có thực của học sinh, tuy nhiên, thời gian qua hoạt động dạy thêm, học thêm còn bộc lộ nhiều tiêu cực, gây bức xúc trong xã hội. Theo chuyên gia, việc quy định dạy thêm là một ngành kinh doanh có điều kiện là cần thiết, giúp quản lý tốt hơn hoạt động này, song cũng cần tính toán kỹ, có những quy định rõ ràng để tránh "bình mới rượu cũ".

Sẽ ra sao nếu quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Sẽ ra sao nếu quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

VOV.VN - Mới đây, trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tào Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội cũng đề xuất bổ sung dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học.

Sẽ ra sao nếu quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Sẽ ra sao nếu quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

VOV.VN - Mới đây, trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tào Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội cũng đề xuất bổ sung dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học.